Giày bể size là gì

Baseball Cap - Be Positive

Pink

275.000 VND

Vintas The New Military - High Top

Capulet Olive

495.000 VND

Basas Bumper Gum - Slip On

Offwhite/Gum

450.000 VND

Basas New Simple Life - Slip On

White

420.000 VND

Basas Mono Black - Slip On

All Black

320.000 VND 420.000 VND

Basas New Familiar - Low Top

Light Grey

420.000 VND

Basas Mono Black - Low Top

All Black

420.000 VND

Basas New Simple Life - Low Top

Light Grey

320.000 VND 420.000 VND

Tiếp tục loạt bài viết về size giày chạy bộ, phần 2 này mình sẽ phân tích về các vấn đề xung quanh việc chọn size giày. Đặc biệt với các bạn đặt giày qua mạng [do điều kiện không cho phép ra cửa hàng thử giày hoặc thích đặt giày ở nước ngoài], chọn size giày phù hợp là chìa khoá quyết định đến kết quả: “OK, dùng ngon!” hay là “Rất tiếc, phải đem cho rồi!”

Bạn nào chưa xem [Phần 1] – Tìm hiểu các hệ thống size giày thì nên tham khảo trước khi bắt đầu đọc tiếp nhé. Hiểu được định nghĩa và sự khác nhau các hệ thống size giày sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn về vấn đề mà mình chuẩn bị phân tích.

Chọn size giày – [Phần 1] Tìm hiểu các hệ thống size giày chạy bộ

Bài toán khó chọn size giày

Chọn size giày luôn là một bài toán khó đối với tất cả mọi người. Mỗi đôi giày mới ra sẽ là một bài toán mới. Bạn không thể biết trước mình phù hợp với size nào nếu chưa có cơ hội thử tận chân.

Bản thân mình thường xuyên đặt mua giày ở nước ngoài gửi về. Chuyện bị hớ, đặt mua nhầm size là chuyện như cơm bữa. Ví dụ:

  • Đôi LunarGlide 6 năm ngoái mình mua size 9US quá chật, phải tiễn đưa ngay lập tức.
  • Đôi Nike Free Flyknit trước đó cũng là một sai lầm. Mặc dù đã chọn mua size 9.5 vẫn quá chật.

Size giày chạy bộ mình thường sử dụng là size 9US [tương đương size 42.5EU]. Tuy nhiên, có nhiều đôi giày mình phải tăng lên 0.5 hoặc 1 size mới mang được. Ví dụ:

  • Đôi Nike LunarEpic Flyknit mới đây, mình phải chọn lên đến size 10US mới cảm thấy thoải mái.
  • Đôi Nike Air Zoom Vomero 11 mới rước về mình phải chọn mua 9.5US, vì size 9US quá chật bề ngang. Mình sẽ có bài đánh giá trong thời gian tới.

Qua đó các bạn đã thấy nhiều kiểu giày chạy bộ của cùng một hãng [Nike] còn không đồng nhất về size. Sao mà so sánh size của hai hãng khác nhau, hay so sánh size giày thời trang / giày Tây với size giày chạy bộ được!

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn size giày

  • Tại sao cùng một size 9US mà mỗi loại giày lại có kích thước khác nhau?
  • Tại sao size giày chạy bộ thường lớn hơn size giày Tây?

Tham khảo tiếp dưới đây để hiểu rõ thêm các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn size giày nha các bạn

1. Loại giày: giày thể thao, giày tây

Mỗi loại giày có một cấu trúc khác nhau, và do đó chuẩn size cũng khác nhau. Chẳng hạn như giày thời trang [giày cao gót, giày Tây] và giày thể thao [giày chạy bộ, giày đá banh,…] có chuẩn size hoàn toàn khác:

Bản thân mình mang giày Tây chỉ size 41, 42EU, tương đương với size 8-8.5US nhưng giày thể thao phải mang lớn hơn, từ size 9 đến 10US.

Giày Tây thường chọn size nhỏ hơn giày thể thao

Một ví dụ khác là giày Converse, mình chỉ mang size 8, hoặc tối đa là 8.5US là đã thấy rộng, chưa bao giờ mang lên đến size 9US như khi mang giày chạy bộ cả.

2. Hãng giày: Nike, Adidas, Asics,…

Cùng là giày thể thao nhưng mỗi hãng giày lại có chuẩn size khác nhau. Cùng là size 9US nhưng tuỳ hãng mà kích thước giày sẽ xê dịch trong khoảng 1cm.

So sánh Nike và Asics

Kinh nghiệm của mình cho thấy cùng size 9US nhưng giày của Asics thường có xu hướng lớn hơn Nike một tí. Nếu bạn đang từ Asics chuyển sang chọn giày Nike: nhớ tăng lên 0.5 cho yên tâm. Còn ngược lại, Nike sang Asics thì có thể giữ nguyên size hoặc giảm xuống 0.5 nếu thích giày ôm chân hơn.

3. Last giày [Khuôn giày]

Giày được tạo hình dựa trên last giày [khuôn làm giày]. Last giày là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ ôm và hình dáng của giày.

Như đã giới thiệu ở phần 1, size giày được tính toán dựa trên chiều dài của last. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi công ty sản xuất last có một hệ thống size riêng biệt, không ai giống ai.

Last giày

Mỗi loại giày, mỗi hãng giày có chuẩn size khác nhau do sử dụng các loại last khác nhau. Bản thân mỗi hãng giày cũng sử dụng rất nhiều loại last khác nhau để sản xuất các mẫu mã giày khác nhau. Do đó rất khó để so sánh size giày giữa các kiểu giày khác nhau.

4. Bề rộng bàn chân

Ngoài chiều dài, bề rộng bàn chân còn là thông số quan trọng ảnh hưởng đến việc chọn giày của bạn. Bề rộng tiêu chuẩn của giày nữ có kí hiệu là B, còn giày nam là D. Dưới đây là bảng kí tự bề rộng giày cho Nam và Nữ:

NAM NỮ
2AHẹp
HẹpBTiêu Chuẩn
Tiêu ChuẩnDRộng
Rộng2ESiêu Rộng
Siêu Rộng4E

Các đôi giày thể thao cao cấp thường sẽ được sản xuất với nhiều phiên bản có bề rộng khác nhau. Tuy nhiên, đa số giày được sản xuất với bề rộng tiêu chuẩn. Sẽ rất khó tìm được một đôi giày có kích thước dài và rộng hoàn hảo với bàn chân của bạn.

  • Nếu bạn có bàn chân bè ngang và không thể tìm được giày phiên bản rộng 2E hoặc 4E, bạn nên tăng size giày lên 0.5 hay 1 để có thêm không gian cho bàn chân trong giày.
  • Nếu là bạn là nữ cần giày rộng, bạn có thể cân nhắc chuyển sang mua giày của nam. Giày bản tiêu chuẩn D của nam là bản rộng của nữ.
  • Ngược lại, nếu bạn là nam và có bàn chân thon hẹp, bạn có thể chuyển qua chọn giày của nữ để có được đôi giày ôm chân hơn.

Lời kết

Lựa chọn size giày chẳng dễ dàng tí nào khi có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, tốt nhất hãy ra cửa hàng giày để được tư vấn và thử giày tận chân để chọn được sản phẩm phù hợp nhất.

Nếu bạn muốn đặt mua giày qua mạng, hãy chọn các shop uy tín có chính sách đổi trả miễn phí [ví dụ: BH Sports]. Trong trường hợp giày không mang vừa, bạn có thể dễ dàng gửi lại và đổi lại đôi mới phù hợp hơn.

Nếu bạn phân vân giữa hai size giày sát nhau, hãy chọn size lớn hơn. Bàn chân thường có xu hướng giãn nở khi vận động trong thời gian dài. Vì thế bạn nên chọn đôi giày rộng hơn để bảo đảm khoảng trống cho các ngón chân thoải mái co duỗi.

Còn nếu bạn đặt mua giày ở nước ngoài, hãy chắc chắn bạn đã tìm hiểu kỹ và chọn lựa chính xác size trước khi quyết định. Tham khảo thêm kinh nghiệm đặt mua giày qua mạng trong bài viết dưới đây nha:

Chia sẻ kinh nghiệm mua giày chạy bộ qua mạng

Phần 2 đến đây là hết. Hẹn gặp lại ở [Phần 3] – Chia sẻ kinh nghiệm chọn size giày

Video liên quan

Chủ Đề