Phân tích Nhớ khi giặc đến giặc lùng Facebook

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)

Ôi thiên nhiên, cảm ơn người nhân hậu

Những so le, người kéo lại cho bằng

Ít nhất cũng là khi nằm xuống

Trong mảnh gỗ rừng, dưới một vành trăng...

Những bia mộ thẳng hàng im lặng quá

          Ai hay đâu mang hồn của bao người

          Với bời bời nỗi niềm tâm sự

          Đến bây giờ có lẽ cũng chưa nguôi...

          Trời rộng vô cùng, đất cũng rộng vô cùng

          Bởi khoảng trống mỗi con người bỏ lại

          Cái khoảng trống nhỏ nhoi bằng chính vóc họ thôi

          Mà cả dãy Hoàng Liên không sao che lấp…

          Tôi đi giữa nổi chìm bao số phận

          Lòng lắng nghe muôn tiếng nói xa gần

          Tôi không tin con người là ảo ảnh

          Và cuộc đời là một thoáng giữa sân ga.

                                                    (Trần Đăng Khoa)

Xác định thể thơ của văn bản.

Trong dòng chảy của văn học Việt Nam từ cổ chí kim, nền thơ ca cách mạng đã chiếm một vị trí đặc biệt và gây dấu ấn mạnh mẽ đối với bao thế hệ bạn đọc. Và bài thơ Việt Bắc nói chung, đoạn thơ thứ 7 - khúc tiến quân ca hào hùng - nói riêng, đã trở thành trang thơ bất hủ của nền văn học cách mạng dân tộc. Trên bầu trời văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, quả thật là một thiếu sót rất lớn nếu chúng ta không nhắc tới "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam" - Tố Hữu. Việt Bắc là một trong số những bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu nói riêng, trong nền thơ ca cách mạng nói chung. Bài thơ không những là lời tâm tình nhắn nhủ của người ở, kẻ đi, không chỉ là khúc tình ca thiết tha sâu lắng mà còn là khúc tráng ca cháy rực lên những kí ức và kỉ niệm của những đêm quân dân núi rừng cùng sát cánh chiến đấu. Cũng chính khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn hoà quyện vào nhau đã làm nên một chất thơ trữ tình chính trị vô cùng độc đáo của phong cách thơ Tố Hữu. Đoạn thơ thứ 7 trích từ bài thơ Việt Bắc như một minh chứng tiêu biểu cho một khía cạnh của nét đặc trưng ấy - tính sử thi. Dưới đây là một số bài văn mẫu phân tích cảm nhận đoạn thơ trên để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Phân tích Nhớ khi giặc đến giặc lùng Facebook


BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN ĐOẠN 7 VIỆT BẮC NGẮN GỌN HAY NHẤT Nhận định về thơ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi đã từng nói "Trọn đời Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng lần thơ và là nhà thơ của cách mạng". Nếu âm hưởng bao trùm những khúc tình ca của người ở lại và người ra đi là ngọt ngào, thiết tha, sâu lắng như ru vỗ hồn người vào nhịp thở đều đặn của những kỷ niệm, thì đến với khúc hùng ca kháng chiến, những vần thơ lại mang một khí thế hào hùng, mãnh liệt. Đoạn thơ thứ 7 tuy chỉ với 3 cặp thơ lục bát nhưng cũng đã để lại rất nhiều dấu ấn trong trái tim bạn đọc.
  • "Nhớ khi giặc đến giặc lùng
  • Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
  • Núi giăng thành luỹ sắt dày
  • Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
  • Mênh mông bốn mặt sương mù
  • Ðất trời ta cả chiến khu một lòng".
Đoạn thơ khắc hoạ cuộc sống chiến đấu nơi Việt Bắc mang lại âm hưởng mạnh mẽ, sôi nổi, hào hùng. Hình tượng "Đất nước đứng lên", "Rũ bùn đứng dậy sáng loà" như sống dậy trong mỗi câu thơ. Một lần nữa thiên nhiên và con người kết hợp tạo thành sức mạnh phi thường chiến thắng thực dân xâm lược. "Nhớ khi giặc đến giặc lùng" Làm sao mà ta có thể lãng quên cái cảnh săn lùng càn quét của thực dân Pháp như một bầy chó săn khát máu, chúng dẫm đạp lên xương máu của ông cha ta, tắm nhân dân ta trong những bể máu và tiếng thương khóc vọng ngàn đời,... những tội ác đã bị vạch trần trong biết bao tiếng thở ai oán, căm hờn:
  • "Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
  • Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
  • Ruộng ta khô
  • Nhà ta cháy
  • Chó ngộ một đàn
  • Lưỡi dài lê sắc máu
  • Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang".
  • (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Trước âm mưu và dã tâm của kẻ thù, Việt Bắc đánh giặc được miêu tả một cách khái quát, kỳ vĩ. Ở đó, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên sức mạnh to lớn, ngăn chặn vây hãm quân thù. "Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây" Núi rừng vốn là những sự vật vô tri, vô giác, nhưng khi giặc đến càn quét, đàn áp dân ta, thì núi rừng Việt Bắc vươn mình trở thành chiến sĩ anh dũng, quả cảm sát cánh cùng những người kháng chiến, che chở bảo vệ họ. Biện pháp nhân hóa thường có trong thơ, nhất là trong ca dao được Tố Hữu vận dụng một cách nhuần nhuyễn tự nhiên và sáng tạo "Rừng che bộ đội rừng vây quân thù". Nó tạo nên một thế đứng, một thế tiến công, nhất là một thứ lưới trời đặt kẻ thù vào tử địa. Dãy núi trùng điệp dàn trải như thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm. Trong 4 câu thơ, chữ “rừng” và “núi” được lặp đi lặp lại đến năm lần, nó rải kín câu thơ, rải kín đất Việt Bắc tạo lên thế hiểm của trường thành của lũy thép vây bọc quân thù, như vươn lên thách thức bất cứ kẻ xâm lăng nào dám tiến lại gần. Cùng với cái vươn vai của núi rừng, mạch thơ trùng điệp áp đảo:
  • "Mênh mông bốn mặt sương mù
  • Đất trời ta cả chiến khu một lòng"
Hình ảnh miêu tả "mênh mông bốn mặt" gợi lên cái không gian hùng vĩ, bao là của núi rừng Việt Bắc. Tố Hữ vận dụng khéo léo thủ pháp đối lập, cả không gian rộng lớn như thế, đất trời, thiên nhiên lại chỉ "chung một lòng". Cả núi rừng và con người như đang đập chung một nhịp đập. Tất cả đều đang hướng về chiến khu, dồn về cuộc chiến, hướng về sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Câu thơ vọng vang âm hưởng hào hùng, hào sảng và đầy tự hào về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đây không chỉ là một cuộc đấu tranh chính nghĩa hợp ý trời, vừa lòng dân mà còn là cuộc chiến mà cả dân tộc, cả quê hương một lòng, chung sức chiến đấu. Từ một đội quân chỉ có 34 người xuất phát từ gốc đa Tân Trào năm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chia Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có được một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi. Chính sức mạnh ấy đã mang đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", khiến cho cả thế giới phải ngả mũ bái phục một dân tộc nhỏ bé mà quật cường, trong gian khó lại có một sức mạnh phi thường. Chỉ qua 6 câu thơ, Tố Hữu đã viết nên một bản hùng ca thời chiến, khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc ta, khẳng định truyền thống ngàn đời "đoàn kết và yêu nước nồng nàn" của biết bao người con đất Việt. Đoạn thơ nói riêng và cả Việt Bắc nói chung sẽ mãi là những áng thơ có sức sống lâu bền trong trái tim bao thế hệ bạn đọc. -M-vfo.vn

BÀI VIẾT SỐ 2 PHÂN TÍCH ĐOẠN 7 ĐOẠN TRÍCH “VIỆT BẮC” CỦA NHÀ THƠ TỐ HỮU

Bàn về tình yêu Tổ quốc Tố Hữu đã từng tâm sự rằng: “Tôi yêu đất nước và nhân dân tôi, tôi viết về đất nước và nhân dân tôi như viết về người đàn bà tôi yêu”. Thật vậy, thấm đượm trong mỗi trang thơ của Tố Hữu là một bản tình ca về quê hương Tổ quốc và người dân đất Việt, là những khúc hát yêu thương thấm đượm nghĩa tình. “Việt Bắc” là bài thơ thể hiện rõ nhất tình yêu bất diệt ấy của nhà thơ, tiêu biểu nhất là đoạn thơ sau:
  • “Nhớ khi giặc đến giặc lùng
  • Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
  • Núi giăng thành luỹ sắt dày
  • Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
  • Mênh mông bốn mặt sương mù
  • Ðất trời ta cả chiến khu một lòng
  • Ai về có nhớ ai không?
  • Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
  • Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng
  • Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà”
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Sau hiệp định Giơnevơ, tháng 10/1954, Trung ương Đảng và cán bộ rời Việt Bắc. Buổi chia tay lịch sử ấy đã trở thành niềm cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Trải dài khắp bài thơ là niềm thương nỗi nhớ về những kỷ niệm kháng chiến gian khổ nhưng nghĩa tình. Tố Hữu nhớ về khung cảnh chia tay người Việt Bắc nghĩa tình đầy luyến lưu, nhớ về thiên nhiên Việt Bắc hữu tình ấm áp, nhớ về cuộc sống sinh hoạt của con người Việt Bắc giản đơn mà thấm thía nghĩa tình. Trong mạch hồi tưởng của tác giả, những kỉ niệm thời kháng chiến cứ dần dần hiện lên trong tâm trí nhà thơ trong đó có nỗi nhớ về những ngày tháng cách mạng, về con người Việt Bắc ân tình, thủy chung và cả những nỗi nhớ về những trận đánh:
  • “Nhớ khi giặc đến giặc lùng”
Làm sao quên được cái cảnh càn quét, săn lùng của kẻ thù như một bầy chó săn khát máu. Đã bao lần chúng tắm nhân dân ta trong những bể máu, trong tiếng kêu khóc đau thương dậy cả đất trời. Quân giặc tìm mọi cách đàn áp, khủng bố hòng làm nhụt chí vùng lên tự giải phóng của nhân dân ta.
  • “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
  • Núi giăng thành lũy sắt giày
  • Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Trong những ngày đầu kháng chiến gian khổ của giai đoạn cầm cự, phòng ngự, bộ đội phải dựa vào dân, dựa vào núi rừng Việt Bắc hiểm trở để đánh địch. Trước giờ khắc quyết định của lịch sử, không chỉ nhân dân mà cả núi rừng đều vùng lên, chung sức đánh Tây. Với cuộc kháng chiến đầy gian lao của quân và dân Việt Bắc, núi rừng cũng trở nên có chí, có tình người, đã trở thành những người bạn, những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của toàn quân. Chỉ với bốn câu thơ, chữ “rừng” và “núi” được lặp đi lặp lại đến năm lần, nó rải kín câu thơ, rải kín đất Việt Bắc tạo nên thế hiểm của trường thành vây bọc quân thù. Nhớ về lúc kháng chiến, khi giặc đánh giặc lùng, cũng là khi quân ta đang khó khăn xoay sở tình thế, ta biết địch mạnh hơn ta rất nhiều, nhưng ta cũng có lợi thế ở trên trận địa quen thuộc. Rừng cây núi đá “ta cùng” đánh Tây, bằng phép nhân hóa, rừng bạt ngàn cây, với núi bao la đá để rồi trên dưới một lòng cùng con người đánh đuổi quân xâm lược. Đồng thời thể hiện tình cảm giữa con người kháng chiến và thiên nhiên núi rừng Việt Bắc rất tha thiết, bao la. Ở cặp lục bát thứ hai ta sẽ thấy rõ hơn công việc của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Núi thì giăng thành lũy, rừng thì đảm nhận hai công việc. Như một người mẹ che chở cho con mình, rừng bao bọc cho bộ đội trước mặt kẻ thù cướp nước. Rừng trở nên kiên quyết đến dữ dằn cùng với việc vây quân thù để tiêu diệt, cái trùng trùng điệp điệp của rừng, cái khí thế hiên ngang kiêu hùng của những vách núi đã làm cho biết bao kẻ thù khiếp sợ và bất lực. Quả thật Việt Bắc đã trở thành “địa linh nhân kiệt” kể từ đó. Qua đó càng làm sáng tỏ thêm nhận định: Việt Bắc là cái nôi của cách mạng dân tộc ta. Với sự đồng lòng, đồng sức, tất cả thành một khối đoàn kết vững chắc, Việt Bắc sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức:
  • “Mênh mông bốn mặt sương mù
  • Đấy trời ta cả chiến khu một lòng”
Hình ảnh “bốn mặt sương mù” thật giàu ý nghĩa, vừa là đặc trưng thiên nhiên chiến khu Việt Bắc, vừa mang ý nghĩa biểu trưng cho khó khăn thách thức của buổi đầu kháng chiến. Cụm từ “cả chiến khu một lòng” đã nhấn mạnh tình đoàn kết quân dân, sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Tất cả bừng lên ngọn lửa căm hờn, ngọn lửa hừng hực tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Qua câu thơ này, Tố Hữu thể hiện lòng tự hào trước sức mạnh của dân tộc ta. Khi Tổ quốc, quê hương cần, tất cả thiên nhiên và con người đều sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh. Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc đã làm nên những chiến công vang dội, hàng loạt những địa danh vang lên, mỗi nơi đều gắn với một thắng lợi vinh quang:
  • “Ai về ai có nhớ không?
  • Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
  • Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng
  • Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà”
Câu hỏi tu từ “ai về ai có nhớ không?” vừa là cách gây sự chú ý người đọc, vừa là cái cớ cán bộ kháng chiến ôn lại chiến thắng, nhớ lại gian khổ. Đoàn kết anh dũng đứng lên, Việt Bắc giành chiến thắng vang dội làm nức lòng nhân dân cả nước. Bằng phép liệt kê các địa danh ở Việt Bắc gắn liền với những sự kiện quan trọng như Phủ Thông, đèo Giàng, là nơi đã diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống pháp. Sông Lô phố Ràng: Trận sông Lô đánh tàu chiếm Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn phố Ràng. Cao - Lạng : Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt - Trung. Đó là những chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng, mang tính quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Những bước đầu quan trọng ấy đã làm thay đổi cục diện chiến trường, tạo thế và lực cho cuộc kháng chiến, củng cố niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Cùng với điệp từ “nhớ” nhớ đến những trận đánh, những chiến công oanh tạc như thế là niềm tự hào của cá nhân những người tham gia kháng chiến. Chiến thắng nào mà chẳng phải trả giá. Có lẽ họ không những nhớ đến những chiến công oanh liệt như thế mà còn nhớ về những kỉ niệm buồn bên đồng đội của mình, họ ra đi vĩnh viễn trong nước mắt và sự xót thương của cả dân tộc. Qua đó nhà thơ như cũng muốn thắp lên nén tâm hương để tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì nghĩa lớn vì sự nghiệp của dân tộc, của đất nước. Vậy là chỉ bằng vài nét phác họa, Tố Hữu đã làm sống dậy tinh thần đoàn kết, khí thế anh dũng quật cường của Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Với điệp từ “nhớ” cùng với thể thơ lục bát âm điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào, sâu lắng, diễn tả nỗi nhớ vơi đầy dào dạt trong kí ức của nhà thơ. Giọng thơ thay đổi linh hoạt, lúc trầm lắng, lúc mạnh mẽ mãnh kiệt trong niềm vui, khiến độc giả như đang hòa mình vào niềm vui lớn của dân tộc, niềm vui trọn vẹn khi đất nước hoàn toàn tự do. Là người, ai mà chẳng có trong tim mình một miền đất để nhớ để thương. Bởi “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Có lẽ vì thế mà quê hương cách mạng Việt Bắc đã không ngần ngại chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu viết nên thi phẩm cùng tên mà ngày nay chúng ta vẫn nâng niu trên tay như một hòn ngọc quý. -TTT-vfo.vn

Phân tích Nhớ khi giặc đến giặc lùng Facebook


BÀI VIẾT SỐ 3 PHÂN TÍCH ĐOẠN 7 ĐOẠN TRÍCH “VIỆT BẮC” - CẢM NHẬN KHỔ 7 Nếu nói “Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại” (H.Balzac) thì Tố Hữu chính là một trong những người thư kí trung thành nhất. Tác phẩm của ông luôn mang tính thời sự và bám sát các vấn đề của dân tộc, đất nước. Ở đó có không khí thời đại, có bóng dáng con người, có nghĩa tình sâu đậm và cả hình ảnh của cả một thời cả dân tộc cùng nhau đồng lòng vì một lí tưởng lớn. Có thể thấy qua những câu thơ “Việt Bắc”:
  • “Nhớ khi giặc đến giặc lùng
  • Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
  • Núi giăng thành luỹ sắt dày
  • Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
  • Mênh mông bốn mặt sương mù
  • Ðất trời ta cả chiến khu một lòng”
Tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp quay trở lại nước ta đã kết thúc thắng lợi. Hòa bình được lặp lại, nửa đất nước được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, Hà Nội được giải phóng, trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Ở thời khắc này, người ta có nhu cầu nhìn lại chặng đường vừa qua, đồng thời hướng về con đường tương lai để bước tiếp. Bài thơ “Việt Bắc” ra đời để đáp ứng nhu cầu ấy của xã hội, là tiếng lòng của đồng bào mọi người. “Việt Bắc” là bản trường ca đầy ân tình – tình quê hương, tình đất nước, nghĩa tình giữa con người. Vì thế bài thơ là một bản tổng kết lịch sử bằng tâm tình. Bởi là một chặng đường dài nên từ những câu thơ này đến dòng thơ sau đều có sự phát triển và vận động, mang ý nghĩa riêng của nó. Đọc thơ của Tố Hữu, đôi khi cảm giác như mình đang được xem một bộ phim điện ảnh mà mỗi đoan thơ chính là những thước phim tư liệu về cuộc kháng chiến gian khổ, hào hùng của dân tộc. Đặc biệt là những thước phim toàn cảnh về tinh thần chiến đấu kiên cường của cả thiên nhiên lẫn con người Việt Bắc:
  • “Nhớ khi giặc đến giặc lùng
  • Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”
Trong nỗi nhớ của tác giả, kỉ niệm về những ngày kháng chiến cứ dần dẩn hiện lên trong đó có nỗi nhớ về những ngày tháng cách mạng còn trong trứng nước, về con người Việt Bắc ân tình, thủy chung và cả những nỗi nhớ về những trận đánh. Làm sao có thể quên cảnh càn quét, săn lùng và những tội ác của quân giặc đối với con người và thiên nhiên mỗi vùng đất chúng đi qua. Còn hằn in nguyên trong trí nhớ của những người con đất Việt:
  • “Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
  • Ruộng ta khô
  • Nhà ta cháy
  • Chó ngộ một đàn
  • Lưỡi dài lê sắc máu
  • Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
  • Mẹ con đàn lợn âm dương
  • Chia lìa trăm ngả
  • Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
  • Bây giờ tan tác về đâu?”
  • (“Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)
Nhưng càng những khó khăn, những khắc nhiệt ấy lại càng làm tăng thêm sự kiên cường và sức đấu tranh của mọi người. Giờ đây, không chỉ con người mà thiên nhiên cũng tham gia vào cuộc kháng chiến, là một trong những dũng tướng, là một trong những cộng sự đắc lực cho bộ đội:
  • “Núi giăng thành lũy sắt dày
  • Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
Núi rừng, nếu ở những câu thơ trước là “những mây cùng mù” âm u, hoang vắng, là một trong những thử thách để con người thể hiện mình thì ở đây lại trở thành “lũy sắt dày”. Những dãy núi trùng điệp trải dài, kiên cố như một thành lũy bất khả xâm phạm che chở bộ đội, dân quân, du kích của ta, hơn nữa còn “vây quân thù”. Đó chính là một trong những yếu tố quan trong làm nên chiến thắng vang dội của quân dân Việt Nam. Núi rừng vừa bao vây quân thù, vừa chở che bộ đội. Dưới con mắt sử thi của Tố Hữu, núi rừng vô tri bỗng trở nên kiên trung, tình nghĩa. Những vách thành tạo dựng từ những tư thế hiên hang, kiêu hùng là điểm tựa cho chúng ta mà cũng khiến kẻ thù phải bất lực. Bởi:
  • “Mênh mông bốn mặt sương mù
  • Ðất trời ta cả chiến khu một lòng”
Không gian mênh mông đang chìm trong màn sương mù dày đặc. Khung cảnh chiến đấu vừa hào hùng lại có gì rất thơ mộng. Đất trời tưởng như rộng lớn, mênh mông lại gói vào chung “một lòng” khiến không gian rộng lớn ấy chỉ như ngôi nhà lớn của nhân dân, của quân ta. “Bốn mặt sương mù” nhưng lại không hề tăm tối, bởi có ánh sáng của tình đồng đội, lại ấm áp bởi tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và đốt cháy bởi lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến vì lí tưởng dân tộc. Đoạn thơ trên chính là thước phim lịch sử về những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng của nhân dân ta những năm chống Pháp. Với tinh thần đó, nhà thơ khai thác triệt để hiệu quả của điểm nhìn, ánh sáng, tính biểu tượng của hình ảnh, chân thực của chi tiết. Chính những năm tháng ấy, những con người ấy là điểm tựa, là động lực để làm nên những chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Nếu nói văn học chính là “tấm gương lớn di chuyển trên đường cái”, là “phong vũ biểu của thời đại” thì “Việt Bắc” của Tố Hữu chính là tác phẩm như thế. Nó đã làm trọn trách nhiệm của mình, của văn học: phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. Những câu thơ của Tố Hữu đã thành những câu hát không thể nào quên của ngày ấy, và cả bây giờ là vì lẽ đó…

-Bỉ Ngạn-vfo.vn

  • Chủ đề khổ 7 việt bắc