Phần thi sáng kiến cải thiện môi trường đầu tư

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

        Như chúng ta đã biết, năm 2020, Chỉ số PCI của Hà Tĩnh đạt 64,56 điểm; đứng thứ 21/63 cả nước, tăng 6 bậc so với năm 2019; thuộc nửa trên của nhóm tỉnh có chỉ số khá. Nhìn chung, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh đã có sự cải thiện so với năm trước. Tuy vậy, dù thứ bậc có tăng hạng nhưng điểm số lại có giảm so với năm 2019; một số chỉ số thành phần còn thấp và có 4/10 chỉ số thành phần khá quan trọng giảm điểm so với năm 2019 (gồm các chỉ số: Gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí không chính thức, tính năng động).

        Để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thu hút nguồn lực phát triển kinh tế xã hội; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

        Một là, tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các chủ trương, chính sách, pháp luật, các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Trung ương và của tỉnh đã ban hành về hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp và nâng cao Chỉ số PCI, qua đó tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.

        Hai là, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để phát huy các chỉ số thành phần, các chỉ tiêu của Chỉ số PCI đạt kết quả tốt, khắc phục các chỉ số thành phần, chỉ tiêu còn xếp hạng thấp, hoặc giảm hạng để kết quả Chỉ số PCI năm 2021 tăng điểm số và tăng hạng so với năm 2020. Các sở, ngành được phân công theo dõi các chỉ số thành phần, chỉ số con chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu, đề xuất giải pháp triển khai để cải thiện các chỉ số theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 17/7/2020; Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 06/4/2021.

        Ba là,  nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đổi mới tư duy quản lý, xem doanh nghiệp, nhà đầu tư là đối tượng phục vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “kỷ cương - trách nhiệm - tận tình - thân thiện” để phục vụ doanh nghiệp và người dân.

        Bốn là, thực hiện các nhiệm vụ giải pháp nâng cao các chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); nghiên cứu, rà soát, cải tiến ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu từ tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ và trả kết quả ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; cắt giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp trong khởi sự doanh nghiệp và thực hiện các quy định của nhà nước. Tổ chức niêm yết, công khai minh bạch đầy đủ bộ thủ tục hành chính của đơn vị tại các cơ quan công sở và Trung tâm Hành chính công các cấp.

        Năm là, triển khai và thực hiện có hiệu quả Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND huyện, thành phố, thị xã (DDCI) để cải thiện chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và UBND huyện,thành phố, thị xã; tạo động lực cải cách liên tục và đồng bộ giữa các ngành, các cấp nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch.

        Sáu là,  hoàn thiện quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư gắn với công bố việc công bố Quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Công khai minh bạch hóa thông tin cho doanh nghiệp về các thông tin liên quan đến quy hoạch như: Quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính cho nhân dân, doanh nghiệp trên website/trang thông tin điện tử của đơn vị....

        Bảy là, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vượt qua ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình triển khai các dự án đầu tư, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả gắn với nhu cầu thực tiễn; giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp.

        Tám là, một số nhiệm vụ thường xuyên, cụ thể như: chỉ số gia nhập thị trường; chỉ số tiếp cận đất đai; chỉ số tính minh bạch; chỉ số chi phí thời gian; chỉ số chi phí không chính thức; chỉ số cạnh tranh bình đẳng; chỉ số năng động; chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; chỉ số lao động đào tạo; chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

        Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng các nhiệm vụ được giao tại Văn bản này và các văn bản có liên quan nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, trật tự và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh./.

                                                                    -Hoa Phượng, Sở Tư pháp

Phần thi sáng kiến cải thiện môi trường đầu tư

Phóng viên Báo Bắc Giang tham gia cuộc thi.

Nội dung thi bao gồm hiểu biết về các chỉ số: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (PAR INDEX); đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và UBND các huyện, TP thuộc tỉnh Bắc Giang (DDCI).

Kết quả điểm số và xếp hạng các chỉ số: PCI, PAR INDEX, SIPAS năm 2021 của tỉnh Bắc Giang; kết quả xếp hạng chỉ số DDCI năm 2021 của các sở, ban, ngành và huyện/TP thuộc tỉnh Bắc Giang; mục tiêu phấn đấu và nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị được giao cải thiện các chỉ số: PCI, PAR INDEX, SIPAS năm 2022 của tỉnh Bắc Giang; đề xuất sáng kiến để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Bắc Giang trong năm tới và các năm tiếp theo.

Đối tượng dự thi là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các ban, cơ quan của Đảng và tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; các sở, ban, ngành và đơn vị sự nghiệp công lập; các cơ quan T.Ư đóng trên địa bàn tỉnh; UBND huyện, TP.

Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên platform khảo sát trực tuyến có liên kết với Website của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư (http://ipcbacgiang.com).

Cuộc thi gồm 2 phần: Thi trắc nhiệm với 20 câu hỏi và thi sáng kiến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh trong năm tới và các năm tiếp theo; bắt đầu từ 7 giờ ngày 1/8 tại địa chỉ https://cuocthitimhieumoitruongdaututinhbacgiang.com và kết thúc vào 17 giờ ngày 31/8/2022. Kết quả thi sẽ được công bố trên Website của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tỉnh chậm nhất 15 ngày kể từ khi cuộc thi kết thúc; dự kiến trao giải vào tháng 10 năm nay.

Tin, ảnh: Minh Linh

Phần thi sáng kiến cải thiện môi trường đầu tư

Bắc Giang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư

(BGĐT) - Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân hằng năm của tỉnh Bắc Giang đạt 14%/năm, thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng cao nhất cả nước. Kết quả nổi bật này có đóng góp không nhỏ của Sở Kế hoạch và Đầu tư với những nỗ lực trong tham mưu cho tỉnh tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn.

Phần thi sáng kiến cải thiện môi trường đầu tư

Trung Quốc, Ấn Độ vẫn trong top 10 nền kinh tế cải thiện môi trường kinh doanh tốt nhất

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 24-10 công bố báo cáo “Môi trường Kinh doanh 2020” (Doing Business 2020), theo đó Trung Quốc và Ấn Độ vẫn nằm trong nhóm 10 nền kinh tế tiến hành nhiều cải cách nhất trong năm qua để cải thiện môi trường kinh doanh.