Dấu hiệu của bệnh quai bị là gì năm 2024

Quai bị là một loại vi-rút đường hô hấp lây qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp.Điều này có nghĩa là bạn có thể mắc quai bị nếu tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nhầy của người bệnh - thường là thông qua ho và hắt hơi.

Dấu hiệu của bệnh quai bị là gì năm 2024

Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút dễ lây ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Trước đây, bệnh từng khá phổ biến cho đến khi vắc-xin MMR (bảo vệ chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella) được đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị quai bị, nhất là nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc gần gũi với người khác (như trường học).

Quai bị là một loại vi-rút đường hô hấp lây qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp. Điều này có nghĩa là bạn có thể mắc quai bị nếu tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nhầy của người bệnh - thường là thông qua ho và hắt hơi.

Những vụ dịch bệnh lớn bùng phát tại các trường đại học gợi ý rằng miễn dịch đạt được nhờ vắc xin bị yếu đi theo tuổi. Hiện nay bệnh quai bị đang phổ biến hơn ở những người trẻ (cũng là hệ quả của áp lực tiếp xúc trong môi trường ký túc xá đông đúc).

Các triệu chứng của quai bị

Quai bị là một nhiễm trùng rất đặc biệt, bởi vì nó làm cho má và hàm của bạn sưng lên và trông “phúng phính”.

Quai bị có đặc điểm là sưng tuyến nước bọt mang tai, khiến bệnh nhân quai bị có diện mạo rất đặc biệt do mặt bị sưng lên.

Các dấu hiệu phổ biến khác của quai bị bao gồm:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Khô miệng

Các triệu chứng quai bị ở người lớn về cơ bản giống như ở thiếu niên và trẻ em. Người bệnh cũng rất có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào, hoặc chỉ có triệu chứng rất nhẹ, khi bị nhiễm.

Những dấu hiệu hiếm gặp hơn

Có tới 10% trường hợp mắc quai bị ở nam giới bị sưng tinh hoàn (viêm tinh hoàn). Phụ nữ bị quai bị có thể bị sưng buồng trứng (viêm buồng trứng), mặc dù cũng không phổ biến. Các biến chứng hiếm gặp khác của quai bị có thể bao gồm viêm tụy, viêm màng não và viêm não.

Cả viêm màng não và viêm não đều rất đáng lo ngại. Nếu người bệnh bị cứng gáy, khó tập trung hoặc suy nghĩ, đau đầu dữ dội hoặc co giật, thì đó có thể là biến chứng nguy hiểm.

Phải làm gì nếu nghi ngờ mình mắc quai bị

Các triệu chứng quai bị có xu hướng xuất hiện một vài tuần sau khi tiếp xúc với vi rút - từ 12 đến 25 ngày, theo CDC. Bạn cũng có thể có vi-rút mà không có bất kì triệu chứng nào.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng quai bị nào ở bản thân hoặc gia đình, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Trước khi đến bệnh viện hoặc phòng khám, bạn cần báo trước là bạn nghi ngờ mình bị quai bị để nơi đó có thể chuẩn bị nhằm ngăn ngừa lây bệnh sang những người khác khi bạn đến khám.

Không có loại thuốc đặc trị nào cho vi-rút quai bị. Thay vào đó, điều trị tập trung vào giảm bớt các triệu chứng quai bị cho đến khi nhiễm trùng tự hết - thường là trong vòng vài tuần.

Trong khi chờ đợi điều đó xảy ra, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn:

  • Uống thuốc giảm đau để giảm đau và hạ sốt.
  • Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, để giữ đủ nước.
  • Chườm ấm hoặc chườm mát cho tuyến nước bọt bớt sưng.
  • Tránh thực phẩm có tính axit, trái cây và bia rượu.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Tránh những thực phẩm cần nhai nhiều.

Phòng bệnh

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vắc-xin. Nếu bạn chưa được tiêm hai liều vắc-xin MMR tiêu chuẩn khi còn nhỏ, bạn nên tiêm ít nhất một liều vắc-xin. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm hai liều nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường như trường đại học nơi việc tiếp xúc gần gũi là không thể tránh khỏi. Nếu dịch xảy ra, liều thứ ba thường được sử dụng.

Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xuất hiện ở trẻ em, nhất là trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Hiện nay, tuy bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng nhận biết các triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em sớm có thể kịp thời chăm sóc và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Dấu hiệu của bệnh quai bị là gì năm 2024

Bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

Bệnh quai bị gây ra do sự xâm nhập của một loại virus thuộc nhóm Paramyxovirus vào tuyến nước bọt trước tai (tuyến mang tai). Loại virus này được phát tán từ cơ thể người bệnh ra ngoài thông qua việc ho, hắt hơi và nói chuyện. Chúng có thể sống ở môi trường bên ngoài cơ thể người bệnh từ 30-60 ngày trong nhiệt độ từ 15 đến 20 độ C, thậm chí là 1-2 năm trong nhiệt độ từ -25 đến -70 độ C.

Bệnh thường bùng phát vào các tháng thu – đông và lây lan nhanh chóng ở những khu vực tập trung đông như nhà trường, nhà trẻ,…

Đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh quai bị đều là lành tính và có thể tự khỏi trong khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nhất là các biến chứng liên quan đến cơ quan sinh dục của bé trai, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. (1)

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em qua từng giai đoạn

Sau khi virus quai bị xâm nhập vào cơ thể, chúng bám vào niêm mạc mũi, miệng, kết mạc, dần xâm nhập vào nội tạng thông qua đường máu và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu quai bị ở trẻ em. Dưới đây là biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ em qua 4 giai đoạn cụ thể:

Dấu hiệu của bệnh quai bị là gì năm 2024
Hai bên má của trẻ bị quai bị sưng to, không đối xứng

1. Dấu hiệu quai bị ở trẻ em trong giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài trong khoảng từ 12 đến 24 ngày. Đây là giai đoạn bệnh dễ lây lan cho người khác nhất, vì lúc này bệnh vẫn chưa có các dấu hiệu cụ thể nên chưa được phát hiện, chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh.

2. Triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em trong giai đoạn phát bệnh

Trước khi phát bệnh 1-2 ngày, trẻ sẽ bắt đầu thấy khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu gắt. Sau đó bệnh khởi phát bằng những cơn sốt cao trên 38 độ C trong 3-4 ngày. Các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em dần biểu hiện rõ nét hơn:

  • Đau đầu;
  • Nhức tai;
  • Cảm giác ớn lạnh, sợ gió;
  • Chán ăn, ngủ kém, suy nhược cơ thể;
  • Đau nhức xương khớp;
  • Tuyến mang tai bắt đầu sưng to, gây đau nhức…

3. Triệu chứng quai bị ở trẻ em trong giai đoạn phát bệnh hoàn toàn

Sau khi giai đoạn khởi phát bắt đầu được 1-2 ngày, trẻ bị quai bị sẽ dần bước qua giai đoạn phát bệnh hoàn toàn. Biểu hiện đặc trưng nhất của giai đoạn này là sưng viêm tuyến mang tai.

Thông thường, trẻ sẽ bị sưng tuyến mang tai ở cả hai bên (một số ít trường hợp trẻ chỉ bị sưng một bên), trong đó một tuyến sẽ sưng lên trước và tuyến còn lại sẽ sưng lên sau tuyến đầu khoảng 24-48 giờ. Tình trạng sưng viêm ở hai bên má sẽ không giống nhau, không đối xứng, một bên to, một bên nhỏ. Vùng da chỗ sưng căng bóng, không đỏ, không đau nhưng có tính đàn hồi và nóng hơn những vùng da khác. Lúc này, do tuyến mang tai sưng to có thể làm mất rãnh trước và sau tai nên mẹ sẽ thấy mặt trẻ bị biến dạng phình to ra, cằm xệ cổ bành.

Bên cạnh đó, khi trẻ há miệng, nhai hay nuốt, trẻ sẽ cảm thấy đau hơn, cơn đau có thể lan rộng ra tai, họng viêm đỏ và sưng hạch góc hàm. Điều này khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi và cảm thấy khó chịu hơn.

4. Dấu hiệu trẻ bị quai bị trong giai đoạn lui bệnh

Bệnh quai bị ở trẻ thường sẽ hết sau khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh giảm nhẹ và dần biến mất, tuyến mang thai nhỏ dần và bớt đau hơn.

Hình ảnh bệnh quai bị ở trẻ em

Dấu hiệu của bệnh quai bị là gì năm 2024
Trẻ bị sốt do virus quai bị xâm nhập
Dấu hiệu của bệnh quai bị là gì năm 2024
Virus quai bị xâm nhập khiến tuyến mang tai sưng to
Dấu hiệu của bệnh quai bị là gì năm 2024
Tuyến mang tai của trẻ bị quai bị sưng to gây đau nhức

Các biến chứng nguy hiểm nếu điều trị sớm quai bị ở trẻ

Mặc dù bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Các biến chứng của quai bị bao gồm: (2)

1. Điếc tai

Ở giai đoạn khởi phát, virus quai bị có thể tấn công và gây tổn thương ốc tai khiến trẻ bị điếc, thường chỉ điếc một bên tai. Biến chứng này rất hiếm gặp, khó hồi phục và chưa có biện pháp ngăn chặn. Tỷ lệ điếc tai ở trẻ bị quai bị chỉ khoảng 1/200.000.

2. Viêm não và viêm màng não

Trong một số trường hợp, virus quai bị xâm nhập và hệ tuần hoàn đi đến não bộ và gây tổn thương hệ thần kinh trung ương khiến trẻ bị viêm não, viêm màng não hoặc dị tật tiểu não với tỷ lệ khoảng 25%. Tỷ lệ trẻ bị viêm não do virus quai bị gây ra chiếm khoảng 1/5000 đến 1/1000 trường hợp.

  • Khi trẻ bị viêm màng não, trẻ sẽ bắt đầu có các biểu hiện: đau bụng, buồn nôn, nôn, tụt huyết áp, xuất hiện co giật, rối loạn ý thức. Tình trạng này thường chỉ xuất hiện khi bệnh quai bị trở nên nghiêm trọng.
  • Khi trẻ bị viêm não, trẻ sẽ bắt đầu có các biểu hiện: sốt cao, đau nhức đầu, xuất hiện co giật, tăng trương lực cơ, có thể liệt khu trú, rối loạn hành vi, tác phong…

3. Viêm tinh hoàn ở bé trai

Viêm tinh hoàn do quai bị là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi dậy thì. Tỷ lệ viêm tinh hoàn ở trẻ khá cao, lên đến 20%.

Trẻ bị viêm tinh hoàn thường sẽ có các triệu chứng sau 1-2 tuần kể từ khi trẻ bị sưng tuyến mang tai như sốt cao, đau đầu dữ dội, sưng, đau vùng bìu, da bìu đỏ, tinh hoàn sưng to gấp 3-4 lần bình thường,… Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng này, phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị gấp, tránh kéo dài khiến trẻ bị teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ.

4. Viêm buồng trứng ở bé gái

Đối với các bé gái ở tuổi dậy thì, bệnh quai bị có thể dẫn đến biến chứng viêm buồng trứng với tỷ lệ khoảng 7% tổng số trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, điều này không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của trẻ, trẻ hiếm khi bị vô sinh nếu được điều trị kịp thời.

5. Nhồi máu phổi

Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xuất hiện ở trẻ bị quai bị, thường xảy ra sau khi bé trai bị viêm tinh hoàn. Đây là tình trạng phổi bị tổn thương do thiếu máu nuôi dưỡng, về lâu, có thể khiến vùng mô này bị hoại tử. Trẻ bị nhồi máu phổi thường có biểu hiện khó thở, đau ngực, toát nhiều mồ hôi và tụt huyết áp.

6. Viêm tuỵ

Viêm tụy cũng là một trong những biến chứng có thể xuất hiện khi trẻ bị quai bị với tỷ lệ khoảng tỷ lệ 3% – 7% tổng số trẻ bị quai bị. Biến chứng này thường xuất hiện ở người lớn, vào khoảng ngày thứ 4-10 kể từ khi tình trạng viêm tuyến tai giảm nhẹ. Khi trẻ bị viêm tụy, trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt trở lại, đau thượng vị cấp, nôn, tiêu chảy, chán ăn,… Các triệu chứng này mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể khiến trẻ tử vong.

7. Viêm cơ tim, tuyến giáp, đường hô hấp

Trẻ bị quai bị nếu không được điều trị đúng các có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm đường hô hấp (viêm thanh khí phế quản, viêm phổi), rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu… Các biến chứng này khó điều trị và có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc cho trẻ bị quai bị

Dấu hiệu của bệnh quai bị là gì năm 2024
Trẻ nên được tiêm đầy đủ các mũi vacxin phòng chống bệnh quai bị

Bên cạnh việc điều trị quai bị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cần có chế độ chăm sóc phù hợp cho trẻ:

  • Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn những món ăn dễ nuốt như cháo, súp,…;
  • Bổ sung nước cho trẻ để bù lượng nước đã mất trong cơ thể. Mẹ có thể cho trẻ uống một số loại nước chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như sữa, nước ép trái cây. Lưu ý, một số nước hoa quả có thể khiến trẻ tiết nhiều nước bọt hơn, trẻ cảm thấy đau hơn;
  • Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý;
  • Tránh cho trẻ hoạt động quá nhiều, trẻ nô đùa, chạy nhảy vì điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm tinh hoàn;
  • Đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời ngay khi trẻ có các biểu hiện bất thường, các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em ngày càng nghiêm trọng hơn như chóng mặt, nôn liên tục hay sưng, đau vùng bìu ở bé trai,…;
  • Hạn chế cho trẻ ăn gạo nếp, thịt gà, các thức ăn có mùi hôi tanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng, chứa nhiều acid citric;
  • Chườm mát tại các vùng sưng, đau;
  • Đảm bảo vệ sinh cho trẻ bằng cách tắm hoặc dùng khăn lau người bằng nước ấm;
  • Đồ dùng của trẻ cần được vệ sinh cẩn thận, không dùng chung với người khác để tránh lây lan bệnh;
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt có thể dùng cho trẻ trước khi sử dụng;
  • Để giảm đau cho trẻ khi bị viêm tinh hoàn, mẹ nên cho trẻ mặc quần lót nâng tinh hoàn, hoặc cho trẻ nằm thẳng để nâng tinh hoàn…

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:

Hầu hết trẻ em đều có thể mắc bệnh quai bị một lần trong đời. Do đó, trang bị các kiến thức về triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ nhận biết bệnh một cách nhanh chóng, từ đó, có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên chủ động cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng ngừa quai bị cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Quai bị làm sao cho nhanh khỏi?

Phương pháp điều trị bệnh quai bị.

Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh..

Uống nhiều nước, tránh nước ép trái cây có vị chua làm kích thích tuyến nước bọt, làm tình trạng bệnh xấu đi..

Chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cơn đau..

Chườm ấm và dùng thêm thuốc Paracetamol có thể giúp hạ sốt..

Tai sao bị quai bị lại hạn chế đi lại?

Trẻ mắc quai bị nên hạn chế chạy nhảy nhằm tránh các biến chứng như viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng.

Bệnh quai bị bao lâu thì khỏi hẳn?

Thậm chí, bệnh quai bị có thể lây trước khi các tuyến nước bọt sưng và kéo dài đến 5 ngày sau khi bắt đầu sưng. Vì vậy, người bệnh cần tránh tiếp xúc với người khác ít nhất 5 ngày sau khi triệu chứng sưng tuyến nước bọt xuất hiện, để hạn chế lây bệnh.

Phụ nữ bị quai bị có ảnh hưởng gì không?

Quai bị ở nữ vốn lành tính nhưng nếu không được phát hiện, chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm vú, viêm buồng trứng và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như chất lượng sống của người bệnh.