Phân biệt sàn nhựa giá gỗ và sàn gỗ công nghiệp

Bài viết liên quan

Bên cạnh sàn gạch men thì trên thị trường hiện nay phổ biến nhất 2 loại ván lót sàn đó là sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa. Cả 2 dòng sản phẩm này đều đa dạng về kích thước màu sắc, có mức giá cả phải chăng phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có những thế mạnh và nhược điểm riêng. Bạn cần nắm được các ưu và nhược điểm của chúng và có sự so sánh để lựa chọn sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất với công trình của mình.

Nên lót sàn gỗ công nghiệp hay sàn nhựa?

Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là lót sàn gỗ công nghiệp hay sàn nhựa. Hãy so sánh tất cả các đặc điểm của 2 dòng sàn phẩm này về tính thẩm mỹ, chất lượng, độ an toàn, thi công lắp đặt, giá bán, tuổi thọ, vệ sinh và bảo trì. 

Phân biệt sàn nhựa giá gỗ và sàn gỗ công nghiệp

1. Về tính thẩm mỹ

- Sàn gỗ công nghiệp có màu sắc tự nhiên, chân thực mang lại sự sang trọng, tinh tế cho không gian lắp đặt. Ván gỗ tự nhiên có rất nhiều tone màu từ gam màu nóng đến gam màu lạnh bắt trước đầy đủ các loại vân gỗ của các loại gỗ tự nhiên có giá trị cao.

- Sàn nhựa có sự đa dạng về mẫu mã và màu sắc hơn ván gỗ công nghiệp lót sàn. Bạn có thể tìm thấy các viên gạch nhựa hình vuông cho đến các viên gạch nhựa hình đa giác. Bề mặt sàn nhựa còn có các loại giả gỗ, giả thảm, giả đá, in 3D rất sống động và độc đáo lắp đặt cho các công trình đặc thù như quán Karaoke, quán Bar …

Các loại sàn gỗ và sàn nhựa đều cung cấp các loại lát thẳng, lát xương cá, lát hình học. Chúng không chỉ được sử dụng để lát sàn mà còn được sử dụng để ốp tường trang trí, ốp trần nhà.

2. Chất lượng

Thật khó để so sánh chất lượng của sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa gì 2 loại ván lát sàn nhà này có cấu tạo khác nhau, quy trình sản xuất khác nhau.

- Sàn gỗ công nghiệp thường có cấu tạo gồm 4 lớp trong đó lớp lõi chính là tấm gỗ ép từ một gỗ dưới áp lực lớn. Gỗ công nghiệp có các dòng từ sàn gỗ giá rẻ sản xuất tại Việt Nam, nhập khẩu từ Trung Quốc đến các dòng sàn gỗ cao cấp nhập khẩu từ các nước châu Âu rất sang trọng và an toàn.

- Sàn nhựa lại có các loại: sàn nhựa cuộn, sàn nhựa dán keo, sàn nhựa tự dán, sàn nhựa hèm khóa. Cấu tạo của các loại ván sàn này khác nhau như các loại sàn nhựa cuộn và dán keo có thành phần chính làm từ nhựa nguyên chất. Nhưng loại sàn nhựa hèm khóa thường được làm từ hỗn hợp nhựa – đá nên được còn có tên gọi là sàn nhựa SPC.

3. Độ an toàn

Độ an toàn của sàn gỗ và sàn nhựa được đánh giá bằng tỷ lệ phát thải Formaldehyde của sản phẩm và các thành phần cấu tạo nên chúng có chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không. Các sản phẩm an toàn sẽ có các tiêu chuẩn E1, E0 của châu Âu.

Khi lựa chọn sản phẩm, khách hàng hãy chú ý đến các thông số này để mang đến bầu không khí trong lành và an toàn cho không gian sống và làm việc của mình.

4. Thi công lắp đặt

Việc thi công lắp đặt sàn gỗ sẽ phức tạp hơn lát sàn nhựa.

- Thi công sàn gỗ cần có dụng cụ máy cắt và tạo ra nhiều bụi hơn. Tuy nhiên, các loại sàn gỗ công nghiệp hiện nay đều được thiết kế hèm khóa ở 4 cạnh giúp các tấm ván sàn liên kết với nhau chặt chẽ, thời gian thi công nhanh chóng.

Thi công sàn nhựa không cần sử dụng các loại máy cắt chuyên dụng mà chỉ cần dao cắt và các dụng cụ đơn giản khác. Việc lát sàn nhựa cũng không tạo ra nhiều bụi bẩn như gỗ. Mỗi loại sàn nhựa khác nhau sẽ có cách lắp đặt riêng nhưng thời gian lắp đặt cũng rất nhanh chóng và dễ dàng.

Một điểm cần lưu ý khi lát nền nhà bằng sàn gỗ và sàn nhựa đều yêu cầu mặt cốt nền phải khô và phẳng để đảm bảo tính thẩm mỹ và kỹ thuật. Riêng đối với loại sàn nhựa dán keo thì cần có thêm yêu cầu đó là nền nhà phải thật sạch sẽ để đảm bảo độ kết dính của sàn nhựa và mặt nền.

5. Độ bền

- Sàn gỗ công nghiệp có tính ổn định và độ bền cao, chịu được lực nén, lực va đập lớn. Bề mặt của ván sàn công nghiệp có khả năng chống mài mòn, chống trầy xước tốt hơn sàn nhựa nhưng khả năng chịu nước lại kém hơn. Bề mặt của sàn gỗ giá rẻ cũng dễ bị bạc màu theo thời gian. Tuổi thọ của sàn gỗ cao cấp chịu nước lên đến 50 năm.

- Sàn nhựa không chịu được áp lực lớn nhưng lại chịu nước khá cao. Các tấm sàn nhựa có thể bị rách thủng khi bạn kéo vật nặng trên bề mặt. Các loại sàn nhựa dày 2mm hoặc 3mm, dùng keo độ chịu lực kém hơn các loại sàn nhựa hèm khoá dày 4mm - 8mm.  Lớp keo của loại sàn nhựa dán keo bị oxy hoá, bị khô theo thời gian dẫn tới hiện tượng bong tróc nên phải dán lại. Tuổi thọ của sàn nhựa cao cấp lên đến 25 năm.

6. Giá bán sản phẩm.

- Giá sàn gỗ công nghiệp dao đông từ 120.000đ/m2 đến 590.000đ/m2. Sàn gỗ công nghiệp có các độ dày phổ biến là 8mm, 10mm, 12mm, 14mm.

- Sàn nhựa có giá thấp hơn nhiều so với sàn nhựa vân gỗ. Giá sàn nhựa dày 2mm, 3mm dán keo tương đương với loại sàn gỗ công nghiệp 8mm giá rẻ. Giá sàn nhựa dao động từ 120.000đ/m2 đến 800.000đ/m2

7. Vệ sinh và bảo dưỡng

- Ván sàn gỗ công nghiệp có 3 loại bề mặt: mặt sần, mặt bóng, mặt lụa.

- Bề mặt sàn nhựa hiện nay có 2 loại bề mặt là mặt lụa và mặt sần.

Các loại sàn có bề mặt sần mang đến cảm giác thật chân nhưng có thể bị bám bẩn hơn loại bề mặt bóng. Việc vệ sinh thường chuyên rất đơn giản bằng chổi, máy hút bụi, chổi lau ẩm. Một điều cần tránh khi ôp sàn gỗ và sàn nhựa đó là khi có bất kỳ sự cố đổ tràn thì bạn cần xử lý lau khô. Không để sàn bị ngâm nước quá 12h.

Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp xuống sàn nhà nhiều giờ trong thời gian dài vì chúng sẽ khiến cho sàn bị bạc màu.

8. Sự thoải mái

- Sàn gỗ công nghiệp mang đến cảm giác thoải mái cho người sử dụng không khác gì sàn gỗ tự nhiên. Đó là cảm giác êm chân, ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè.

- Sàn nhựa không mang đến cảm giác thoải mái như sàn gỗ công nghiệp. Các loại sàn nhựa mỏng cho cảm giác cứng và bì chân. Trong thời tiết nóng thì sàn nhựa cho cảm giác bí nóng do hấp thụ nhiệt nhiều hơn, còn mùa đông thì lạnh chân hơn gỗ.

Trên đây là những so sánh tổng quan về 2 dòng vật liệu ván sàn nhân tạo của các chuyên gia Công ty CP Sàn Đẹp. Để nhận thêm tư vấn và báo giá các sản phẩm sàn gỗ và sàn nhựa đang có trên thị trường, bạn tham khảo các website: https://sango.us hoặc https://vansannhua.com. Các website trên là địa chỉ để bạn tìm kiếm các sản phẩm mới và xu hướng sàn mới nhất trên thị trường

Xu hướng sàn nhà năm 2020

(Techz.vn) Thế giới thiết kế nhà luôn thay đổi, và lựa chọn sàn ngày nay cũng không ngoại lệ. Cho dù bạn đang mua một ngôi nhà hoàn toàn mới hay bạn đang nghĩ đến việc cải tạo lại ngôi nhà của mình, cập nhật các xu hướng mới nhất luôn là ý tưởng tốt. Từ phòng khách đến phòng tắm và nhà bếp, hãy khám phá một số xu hướng sàn mới nhất năm 2020 để bạn có thể tạo ra ngôi nhà đẹp nhất có thể.

Sàn nhựa giả gỗ và sàn gỗ là loại vật liệu lát sàn đang được ưa chuộng. Lý do là bởi tính kinh tế và thẩm mỹ cao của nó. Tuy vậy, vẫn có nhiều người thắc mắc nên dùng sàn nhựa hay sàn gỗ? Hãy cùng Vfloor tìm hiểu các ưu nhược điểm của các loại sàn này để có những lựa chọn phù hợp nhất.

1. Sàn nhựa giả gỗ là gì?

Sàn nhựa giả gỗ là loại vật liệu được cấu tạo từ các bột nhựa PVC nguyên sinh kết hợp cùng bột đá canxi cacbonat và các chất phụ gia khác. Sàn nhựa giả gỗ giúp khắc phục những hạn chế của sàn gỗ truyền thống. Đó là khả năng chống chịu lực tác động, chống thấm, chống mối mọt hoàn hảo.

Phân biệt sàn nhựa giá gỗ và sàn gỗ công nghiệp

Trên thị trường hiện nay có các loại sàn nhựa giả gỗ như sàn nhựa giả gỗ hèm khóa, sàn nhựa dán keo, sàn nhựa giả gỗ tự dán. Về cơ bản, những loại sàn nhựa này đều có tính thẩm mỹ cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu lát sàn công trình dân dụng, văn phòng của khách hàng.

2. Nên dùng sàn nhựa hay sàn gỗ? Sàn nhựa hay sàn gỗ tốt hơn?

Cùng so sánh sàn nhựa và sàn gỗ xem các ưu nhược điểm của 2 loại sàn này nhé!

2.1. Sàn nhựa giả gỗ

Ưu điểm

Nên chọn sàn gỗ công nghiệp hay sàn nhựa? Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các loại vật liệu hiện nay, sàn nhựa giả gỗ đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Bởi những ưu điểm mà nó sở hữu.

  Dễ dàng lắp đặt, thi công sàn nhựa. Đặc biệt là loại sàn nhựa giả gỗ hèm khóa. So với các loại sàn gỗ khác thì lát sàn nhựa giả gỗ tiết  kiệm được một phần chi phí nhân công và chi phí vật liệu.

  Mẫu mã đa dạng, tùy chọn theo thiết kế không gian. Sàn nhựa giả gỗ SPC có dạng vân gỗ và vân đá, bạn có thể thoải mái lựa chọn cho công trình của mình. Không chỉ vậy, với thiết kế vân gỗ tự nhiên, sản phẩm sàn nhựa giả gỗ tạo nên một không gian tự nhiên, sang trọng như sàn gỗ tự nhiên.

Phân biệt sàn nhựa giá gỗ và sàn gỗ công nghiệp

Dễ dàng lắp đặt và vệ sinh, bảo dưỡng

  Nhờ thành phần cấu tạo gồm 5 lớp: lớp lót, lớp cốt, lớp phim vân gỗ, lớp phủ trong suốt và lớp phủ UV, sản phẩm sàn nhựa giả gỗ có khả năng chống nước cao. Thành phần chính là bột đá giúp sàn chống nấm mốc sản sinh ngay cả khi ở trong điều kiện môi trường ẩm thấp.

  Với lớp phủ trong suốt chống trơn trượt, sàn SPC Vfloor có khả năng chống trơn trượt, cho một cảm giác chắc chân mỗi khi di chuyển.

  Đặc biệt, sàn không chứa các chất độc hại như benzen, formaldehyde hay các kim loại nặng, đảm bảo an toàn sức khỏe. Vật liệu sàn nhựa giả gỗ có khả năng chống cháy, không tạo ra khí ga hay khói độc.

  Bên cạnh đó, sàn SPC còn có khả năng chống mài mòn, độ bền cao, chống cong vênh, bong tróc. Do đó có thể sử dụng lâu dài mà vẫn giữ được vẻ đẹp và tính thẩm mỹ.

  Có thể lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau như phòng khách, phòng tắm, thậm chí là sử dụng loại sàn gỗ chuyên dụng cho ngoài trời.

  Dễ dàng lau chùi, vệ sinh bằng giẻ lau mềm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Kinh nghiệm lát sàn nhựa giả gỗ

Phân biệt sàn nhựa giá gỗ và sàn gỗ công nghiệp

Cấu tạo 5 lớp với thành phần an toàn tuyệt đối với sức khỏe và môi trường

Nhược điểm

Dù không kén không gian sử dụng nhưng loại sàn nhựa giả gỗ này cũng có những nhược điểm như:

  Kích thước mỏng hơn so với loại sàn gỗ công nghiệp. Cũng chính bởi vậy mà khả năng chịu lực cũng hạn chế hơn. Bạn cần chú ý không đặt đồ dùng có trọng lượng lớn dễ bị lún bề mặt.

  Loại sàn nhựa dán keo có tuổi thọ thấp hơn so với loại hèm khóa. Vì phần keo khi tiếp xúc với nước có thể bị bong ra, xuất hiện tình trạng bong tróc.

Phân loại sàn nhựa giả gỗ

Thị trường sàn nhựa giả gỗ phân chia thành 3 loại sản phẩm chính đó là:

Sàn nhựa hèm khóa SPC giả gỗ

– Sàn nhựa giả gỗ tự dính

– Sàn nhựa dán keo

Phân biệt sàn nhựa giá gỗ và sàn gỗ công nghiệp

2.2. Sàn gỗ công nghiệp

Ưu điểm

  Sàn gỗ công nghiệp cũng có màu sắc phong phú. Vân gỗ nhân tạo nên có mẫu mã đa dạng, không bị giới hạn kiểu vân. Màu sắc và mẫu mã phong phú nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho không gian của mình.

  Cũng tương tự như sàn nhựa giả gỗ, sàn gỗ công nghiệp có độ chịu lực lớn. Song lại có khả năng chống trầy xước, chống thủng tốt hơn sàn nhựa. Dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa vết trầy xước bằng sáp, chất tạo bóng.

  Có độ dày lớn hơn nên mang lại cảm giác chắc chân, thoải mái khi di chuyển.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của sàn gỗ công nghiệp đó là khả năng chống chịu nước. Do được cấu tạo từ bột nhựa và bột gỗ nên nếu bị ngập nước thì ảnh hưởng đến độ bền cũng như cấu trúc của sàn. Chính vì thế sàn được lắp đặt ở những khu vực nhất định, hạn chế tiếp xúc nước.

Phân biệt sàn nhựa giá gỗ và sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp có thể bị cong vênh

Khác với sàn nhựa giả gỗ, sàn gỗ công nghiệp có thể bị phồng rộp, cong vênh do điều kiện thời tiết hoặc cách sử dụng sai cách trong thời gian dài. Tuổi thọ sàn gỗ công nghiệp có thể kéo dài từ 7 – 10 năm.

3. Tiêu chí lựa chọn sàn gỗ công nghiệp hay sàn nhựa

Lựa chọn sàn gỗ hay sàn nhựa, bạn cần liệt kê các tiêu chí đánh giá để có quyết định đúng đắn, phù hợp nhất với nhu cầu. Các tiêu chí để bạn giải đáp cho câu hỏi nên chọn sàn gỗ hay sàn nhựa có thể liệt kê phía dưới đây:

  • Độ bền, độ chống mài mòn, chống rộp, cong vênh
  • Khả năng chịu  nước, chống thấm
  • Quá trình bảo dưỡng, vệ sinh, lau chùi
  • Màu sắc, vân gỗ hay vân đá
  • Độ an toàn qua chỉ số hàm lượng Formaldehyde
  • Giá thành sản phẩm cũng là một trong những phân vân nên chọn sàn nhựa hay sàn gỗ công nghiệp của khách hàng.

Phân biệt sàn nhựa giá gỗ và sàn gỗ công nghiệp

4. Mua sàn nhựa giả gỗ chất lượng ở đâu?

Nếu bạn đang phân vân không biết nên làm sàn gỗ hay sàn nhựa thì hãy đến Vfloor để trải nghiệm những sản phẩm sàn nhựa cao cấp. Sàn nhựa SPC Vfloor là lựa chọn tuyệt hảo cho công trình của bạn. Chính bởi khả năng chống thấm nước, bền nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó còn sở hữu toàn bộ những ưu điểm của dòng sàn nhựa giả gỗ. Cam kết đảm bảo chất lượng cực cao, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn ISO 14001, ISO 9001, SGS,…

Thương hiệu sàn SPC vân gỗ Vfloor sẽ trở thành một sản phẩm tối ưu cho nhiều công trình. Vfloor, với hệ thống dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến. Cùng đội ngũ vận hành chuyên nghiệp, sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm thực sự chất lượng, an toàn, bền đẹp.

Phân biệt sàn nhựa giá gỗ và sàn gỗ công nghiệp

Khi đến với Vfloor bạn sẽ không còn phân vân nên dùng sàn gỗ công nghiệp hay sàn nhựa. Bởi các sản phẩm của chúng tôi có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu của bạn. Hãy liên hệ qua thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn.

Liên hệ mua sàn nhựa giả gỗ chất lượng nhất

Nhà máy sx: Lô 5, Cụm Công nghiệp Cam Thượng, Xã Cam Thượng, Huyện Ba Vì, Hà Nội.

Văn phòng: Tòa nhà Vinaconex 7, 61 đường K2, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: (+84) 39 979 9888

Email trong nước:

Email xuất khẩu: