Khoai nưa là gì

Khoai nưa có ăn được không? Từ lâu, khoai nưa đã được nhân dân sử dụng làm lương thực vì giống khoai nưa lâu đời được rất nhiều người biết đến với lượng tinh bột dồi giàu. Không chỉ được dùng làm lương thực, khoai nưa còn có công dụng chữa nhiều bệnh như sốt rét lâu ngày, ăn không tiêu, dày da bụng, chứng liệt nửa người, mụn nhọt, mẩn ngứa,… Vậy khoai nưa là gì? Khoai nưa có ăn được không? Khoai nưa có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của khoai nưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Khoai nưa thuộc họ ráy Araceae có tên khoa học là Amorphophallus konjac K. Koch. Ngoài ra, khoai nưa còn được gọi với nhiều tên gọi khác như củ nưa, khoai na, củ nhược, quỉ cậu,…

Hình ảnh khoai nưa

Khoai nưa là gì
Khoai nưa có tác dụng gì?

Khoai nưa là loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 50-70 cm. Các lá mọc trực tiếp từ thân củ và thường chỉ có 1 lá sau khi ra hoa. Mỗi lá được chia thành ba nhánh nhỏ, các nhánh này tiếp tục phân chia thành các đốt khác. Phiến lá đơn, màu xanh nâu, có đốm trắng và thường xẻ sâu thành các thùy hình lông chim. Phần cuống dài tới 40cm hoặc hơn, mập còn được gọi là dọc nưa.

Cụm hoa có cuống dài, mọc thẳng, cao 30 – 40 cm. Có 1 mo lớn, mép lượn sóng, màu đỏ tía bên trong và màu xanh ở bên ngoài. Bao lấy bông mo là trục dài gấp đôi mo, có màu lục nhạt điểm các vết lục thẫm, có hoa cái ở dưới và hoa đực ở trên. Hoa không có bao, hoa đực có nhị rời, hoa cái hình bầu dục, mùi hơi khó chịu.

Quả của loại cây này là dạng quả mọng, mùa hoa thường rơi vào khoảng cuối hạ đầu thu.

Mô tả dược liệu

Củ khoai nưa có kích thước khá lớn, củ to và dẹt trông giống hình cầu lõm, đường kính củ trưởng thành lên tới 25 cm.  Phía bên ngoài củ có màu nâu đen hoặc màu nâu đất, mặt dưới nổi nhiều nốt sần tròn, có nhiều rễ con bám chặt như tua con mực còn phần mặt trên lõm xuống. Phần thịt bên trong củ có màu hơi vàng, ăn vào sẽ hơi ngứa.

Khu vực phân bố

Khoai nưa được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc vùng nhiệt đới, châu Á và châu Phi. Loại cây này xuất hiện phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin,…

Ở Việt Nam có khoảng 25 loài rải rác ở các tỉnh miền núi như Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh,… Được trồng lâu đời. Đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, loại cây này phổ biến vì nó là chất dinh dưỡng trong ẩm thực nơi đây.

Cây khoai nưa ưa ẩm, chịu bóng, chịu hạn tốt nên thường mọc ở dưới những tán cây rừng, những nơi khô ráo và đất tơi xốp, nhiều mùn, pH đất hơi kiềm.

Hàng năm, cây ra hoa quả đều đặn, phần hạt là phương thức sinh sản chính của loài này. Sau khi gieo hạt, khoảng 2-3 năm cây mới ra hoa.

Thu hái, chế biến

Người ta thường dùng củ khoai nưa làm lương thực hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Thời điểm thu hoạch củ nưa tốt nhất là nên thu hoạch sớm khi cây chưa già. Vì lúc này khoai thường bở và bớt ngứa hơn, nếu quá vụ củ sẽ bị sượng, ăn bở, không bị ngứa, còn nếu để sang năm thu hoạch thì ngứa nhiều và không ăn được.

Cuối hè đầu thu là mùa của mùa hoa nở và thu hoạch vào tháng 9-10.

Củ nưa được bào chế bằng các cách sau:

  • Dùng trực tiếp: Sau khi gọt vỏ thì ngâm trong nước vo gạo khoảng 12 tiếng, tiếp đó thêm nấu với chút muối trong 1 tiếng.
  • Làm dược liệu: Sau khi cắt mỏng củ rồi ngâm với nước vo gạo để qua đêm, ngâm thêm 1 đêm với phèn chua rồi đem phơi khô. Mỗi lần dùng cần nấu với nước gừng trong vòng 3 giờ hết ngứa, cứ 1 kg khoai thì nấu với 100g gừng.
  • Trong trường hợp thu hoạch muộn, củ quá to hoặc già thì phải tiến hành kiềm hóa thêm bằng vôi và tro. Chia củ thành từng miếng nhỏ, ngâm nước phèn chua qua đêm, sau đó đun sôi với nước vôi trong 1 giờ là có thể dùng được.

Thành phần hóa học – Khoai nưa có ăn được không?

Theo nghiên cứu cho thấy cứ 100g củ khô có chứa 75.16g tinh bột, 12.5g protein, 3.27g dẫn xuất không protein, 4.42g tro, 3.67g cellulose, Đặc biệt là chứa hàm lượng dồi dào Konjac Glucomannan là thành phần gây ngứa

Tác dụng dược lý – Khoai nưa có ăn được không?

Trong đông y khoai nưa có tác dụng gì?

Khoai nưa có ăn được không? Theo đông y, vị thuốc khoai nưa có vị cay ngứa, tính ấm, có độc, dược liệu khoai nưa có tác dụng chữa đau nhức, rắn cắn, dày da bụng, liệt nửa người, u não, ăn không tiêu, giảm sưng tấy, nôn mửa, tiêu đờm, hỗ trợ hệ tiêu hóa,…

Trong y học hiện đại khoai nưa có tác dụng gì?

Kháng khuẩn: Dược liệu khoai nưa có tác dụng kháng một số loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn bạch hầu,…

Chống viêm: Dựa trên thí nghiệm cho thấy dược liệu có khả năng ức chế phù chân do albumin ở chuột cống trắng.

Chống oxy hóa: Hàm lượng Konjac Glucomannan trong củ nưa có thể loại bỏ các gốc tự do, kích hoạt glutathione. Ngoài ra, nó tiêu diệt các gốc tự do bên ngoài cơ thể và bảo vệ thương tổn đến gen.

Giảm lượng đường trong máu: Hoạt chất Konjac glucomannan với chất xơ không có calo, không bị hệ tiêu hóa hấp thụ và tạo cảm giác no, từ đó sự hấp thụ glucose bị giảm.

Hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu: Khoai nữa giúp làm giảm nồng độ cholesterol và Glyceride.

Bảo vệ niêm mạc ruột: Tăng số lượng lông tơ và tăng độ dày của niêm mạc ruột, do đó tăng khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngăn ngừa bệnh tim và mạch máu: Với hàm lượng Mucoprotein  dồi dào trong củ nưa góp phần làm sạch huyết quản, hạn chế nguy cơ tăng cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch,…

Cải thiện khả năng miễn dịch: Chất xơ, khoáng chất và Konjac glucomannan trong củ nưa dồi dào giúp cơ thể nâng cao khả năng chống lại bệnh tật. Đặc biệt, chất xơ trong dược liệu có khả năng kích thích chống lại tế bào ung thư và hoạt chất konjac glucomannan có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của tế bào ung thư.

Những bài thuốc chữa bệnh từ khoai nưa

Chữa u não – Khoai nưa có ăn được không?

Lấy 30g khoai nưa, 30g quán chúng, 30g thương nhĩ tử, 15g rễ bồ hoàng và 15g thất diệp nhất chi hoa. Đầu tiên, đem khoai nưa sắc trong 2 giờ  rồi cho các dược liệu còn lại và sắc tiếp 30 phút nữa. Cuối cùng lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.

Chữa liệt nửa người – Khoai nưa có ăn được không?

Lấy 10 củ nưa, 1g ô đầu và 1g phụ tử, đem sắc với 600ml nước. Đun đến khi nước cạn còn 100ml thì ngưng, chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Chữa ăn không tiêu, đờm tuệ, sốt có báng, dày da bụng

Lấy 12g khoai nưa, 10g ý dĩ đã sao, 10g nga truật, 10g trần bì, 10g nam mộc hương, 10g xạ can và 10g bách bệnh. Đem các dược liệu sắc với nước đến khi nước cạn còn ít là được. Chia làm 3 lần uống trong ngày và uống sau khi ăn để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất. Còn trong trường hợp tán thành bột thì mỗi ngày chỉ uống 24g cùng với nước nóng.

Chữa rắn cắn, mụn nhọt

Đối với người bị rắn độc cắn thì dùng củ nưa đã sơ chế cùng với hoàng liên đem giã nát rồi đắp lên vết thương.

Còn để trị mụn nhọt thì dùng củ nưa tươi giã nát hoặc nghiền nhuyễn rồi đắp lên mụn nhọt. Chỉ trong vài ngày, vùng nhọt sẽ khô dần, do củ nưa đã hút hết chất độc, vì vậy nên đắp thường xuyên và thay củ khoảng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi nhọt lành hẳn.