Hành và hẹ khác nhau như thế nào

Hẹ là một loại rau sạch phổ biến trong mâm cơm của gia đình người Việt. Cùng với cây hành, bông hẹ thường xuyên được dùng để điểm tô cho bữa ăn thêm đậm đà gia vị. Hãy tìm hiểu xem bông hẹ là gì nhé.

Từ những bông hẹ xanh non, chị em phụ nữ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, bông hẹ khi kết hợp với thực phẩm nào để phát huy mùi vị? Chắc hẳn các bà mẹ nội trợ còn chưa chắc chắn. Dưới đây sẽ là một vài thông tin về cây hẹ cho bạn tham khảo và ứng dụng ngay cho gia đình của mình. 

Bông hẹ còn có một tên gọi khác đó là cây khởi dương thảo. Đây là loại rau đặc sản vùng miền được trồng theo nhiều món ăn ngon ở Việt Nam. Ngoài ra, giống như hành tỏi, hẹ cũng được dùng để chế biến các bệnh thông thường.

Hành và hẹ khác nhau như thế nào

Tác dụng của bông hẹ vàng là gì?

Theo Đông Y, hẹ có tính hơi hăng hăng, chua chua giúp bổ thận, tráng dương, giải độc và tiêu đờm. Trong Tây Y cho biết trong một kg hệ thường chứa 5-10 g đạm, 5-30 g đường cùng các vitamin cần thiết khác. Vậy nên bông hẹ được coi là một vị thuốc quý trong dân gian để thường xuyên được dùng chữa bệnh.

Bông hẹ có nhiều tác dụng:

  • Bông hẹ có tác dụng chữa ho, cảm mạo, viêm họng do thời tiết lạnh.
  • Bông hẹ giúp giảm cân.
  • Ngăn ngừa ung thư.
  • Làm đẹp da,...

Các món ăn ngon chế biến từ bông hẹ:

Hẹ thường rất dễ kết hợp trong việc chế biến thành nhiều món ăn. Bạn có thể làm các món quen thuộc như nấm sào lá hẹ, bông hẹ xào trứng hay nấu canh lá hẹ đều thơm ngon và bổ dưỡng.

Hướng dẫn làm món hẹ xào thịt bò:

  • Bông hẹ xào thịt bò sẽ cho hương vị đậm đà quen thuộc. Thịt bò thái mỏng tẩm ướp gia vị gồm tỏi băng, gừng và dầu ăn. Chọn những bông hẹ to, thân mềm rửa sạc và bẻ ra thành từng đoạn. Mỗi đoạn dài 5-6cm. Chú ý những phần quá già rồi thì bỏ đi và chỉ ăn phần non.
  • Đặt chảo lên bếp vào cho một thìa dầu ăn, dầu nóng vào đun nóng. Phi tỏi hơi vàng rồi cho thịt bò vào đảo nhanh tay với lửa lớn. Sau vài phút thấy bò chín tái rồi đổ ra đĩa.
  • Tiếp tục cho hẹ vào đảo đều xào cùng nước thịt bò. Sau khoảng 5-7 phút trút hết thịt bò vào đảo cùng hẹ rồi bày ra đĩa.

Chỉ bằng vài công đoạn đơn giản trên, bạn sẽ có ngay món ăn thơm ngon cho gia đình mình.  

Hành và hẹ khác nhau như thế nào

Bạn đã biết bông hẹ là gìcông dụng của bông hẹ chưa? Hãy chế biến những món ăn từ bông hẹ thơm ngon cho cả gia đình mình thưởng thức mỗi ngày nhé

Mua bông hẹ ở đâu giá rẻ?

Trên thị trường hiện nay có nhiều nơi bán bông hẹ. Tuy nhiên, chúng đều có nguồn gốc không rõ ràng. Bạn có thể tìm đến với công ty Nông sản Dũng Hà để tìm mua bông hẹ tốt và an toàn nhất.

Được nhập từ Đà Lạt qua con đường hàng không, những bông hẹ tươi non, xanh mơn mởn đang ngày được khách hàng tin dùng và đánh giá cao. So với các đặc sản vùng miền khác, giá bông hẹ thường không cao, chỉ khoảng 50.000/kg.

Bông hẹ là đặc sản vùng miền thường chỉ được trồng nhiều ở vùng Đà Lạt. Ở các tỉnh miền Bắc thường không trồng nhiều do đặc tính của đất trồng và khí hậu. Bạn muốn mua bông hẹ để về chế biến thành nhiều món ăn ngon trong gia đình, hãy liên hệ tới chúng tôi.

SĐT: 1900986865

Mua bông bí tại:

Cơ sở 1: Số 683 Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội

Cơ sở 2: A10 - ngõ 100 Trung Kính - Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 3: 79 Hồng Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở 4: Số 02/B - Khu phố 3 - Đường Trung Mỹ Tây 13 - Quận 12 - TP. Hồ Chí Minh

Website: https://nongsandungha.com

Hẹ là một loại hành tây nhỏ, thon dài với hương vị thường được mô tả là sự pha trộn tinh tế giữa hành tây và tỏi truyền thống. Hẹ mọc thành cụm, chứa ít nước và có vỏ mỏng hơn so với hành tây truyền thống nhưng cũng có thể khiến người dùng cay chảy nước mắt. Hẹ là một nguyên liệu giàu dinh dưỡng và các hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Nguồn gốc và dinh dưỡng của cây hẹ

Cây hẹ thuộc họ Allium, cùng họ với các loại cây gia vị khác như tỏi tây, hành lá, tỏi, hành tây, và hành trắng.

Mặc dù vỏ bên ngoài của hẹ có màu sắc và hình dáng gần giống với hành tây đỏ, nhưng phần ruột bên trong của chúng rất khác nhau. Bên trong phần vỏ ngoài, hẹ có từ 3 đến 6 tép nhỏ như tỏi, thay vì một khối hoàn chỉnh như hành tây.

Với 100 grams tương đương với 10 muỗng canh hẹ xắt nhỏ có thể cung cấp:

  • Calo: 75
  • Chất đạm: 2.5grams
  • Chất béo: 0gram
  • Tinh bột: 17grams
  • Chất xơ: 3grams
  • Canxi: 3% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
  • Sắt: 7% DV
  • Magiê: 5% DV
  • Phốt pho: 5% DV
  • Kali: 7% DV
  • Zinc: 4% DV
  • Folate: 9% DV

So với hành tây thông thường, hẹ là nguồn protein, chất xơ và vi chất dinh dưỡng tập trung hơn, bao gồm canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, đồng, folate, vitamin B và vitamin A và C.

Hành và hẹ khác nhau như thế nào

Trong cây hẹ chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

2. Lợi ích sức khỏe từ hẹ

2.1 Lượng chất chống oxy hóa cao

Chất chống oxy hóa là các hợp chất giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại bởi các chất gọi là gốc tự do. Quá nhiều gốc tự do tồn tại trong cơ thể có thể gây ra stress oxy dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, cũng như các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường. Hẹ rất giàu các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa, chẳng hạn như quercetin, kaempferol và allicin.

Một nghiên cứu phân tích hoạt động chống oxy hóa của 11 giống hành tây phổ biến cho thấy hẹ chứa lượng cao nhất. Một nghiên cứu khác so sánh sức mạnh chống oxy hóa của sáu loại cây họ Allium, hẹ được đánh giá có tác dụng mạnh thứ 2.

2.2 Giảm biến chứng dị ứng

Trong một bệnh dị ứng, các tế bào trong cơ thể giải phóng histamin, gây ra các triệu chứng như sưng, chảy nước mắt và ngứa. Hẹ có nhiều quercetin, một loại hợp chất thực vật giúp kiểm soát các bệnh liên quan tới mắt và mũi. Quercetin có thể hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên bằng cách ngăn chặn sự giải phóng histamin và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng như viêm nhiễm đường hô hấp, hen suyễn dị ứng, viêm phế quản và dị ứng theo mùa. Trên thực tế, quercetin là một thành phần chính trong nhiều loại thuốc dị ứng và các loại thực phẩm bổ sung khác.

Hành và hẹ khác nhau như thế nào

Hẹ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm đường hô hấp

2.3 Tác dụng kháng khuẩn

Một nghiên cứu lớn cho thấy các hợp chất organosulfur trong hẹ có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và virus. Các loại cây thuộc họ Allium từ lâu đã được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền để giúp điều trị cảm lạnh, sốt và ho, cũng như cảm cúm.

Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 16 người trưởng thành bị dị ứng theo mùa quan sát thấy rằng việc dùng 200 mcg/ml chiết xuất hẹ hàng ngày giảm triệu chứng ở 62,5% số người tham gia nghiên cứu. Một nghiên cứu khác ở 60 người cho thấy sử dụng dung dịch chiết xuất hẹ 0,5% hàng giờ giúp các vết viêm loét hồi phục nhanh hơn đáng kể. Các vết loét đã lành lại trong vòng 6 giờ đối với 30% số người tham gia, 24 giờ đối với số người còn lại có sử dụng hẹ. Kết quả này là nhanh hơn đáng kể so với nhóm sử dụng giả dược, mất tới 48 cho đến 72 tiếng cho quá trình hồi phục.

Hơn nữa, một lần súc miệng 15 giây với chiết xuất từ ​​hẹ và nước đã được chứng minh là có hiệu quả hơn chlorhexidine, một chất khử trùng y tế, được cho là có khả năng ức chế vi khuẩn trong miệng đến 24 giờ.

2.4 Hỗ trợ tim mạch và hệ tuần hoàn

Nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất organosulfur và chất chống oxy hóa trong hẹ có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và lưu thông máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Hành và hẹ khác nhau như thế nào

Hẹ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hẹ chứa một lượng lớn thiosulfate, một loại hợp chất organosulfur có thể ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Tương tự, Allicin là một hợp chất organosulfur khác trong hẹ, đã được chứng minh là có khả năng làm giảm độ cứng của mạch máu bằng cách giải phóng oxit nitric, cải thiện lưu thông và hạ huyết áp. Từ đó cải thiện hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Một nghiên cứu so sánh 11 cây thuộc họ Allium đã phát hiện ra rằng hẹ và tỏi có hoạt tính ngăn ngừa cục máu đông lớn nhất, được cho là do hàm lượng quercetin và allicin của chúng.

Một nghiên cứu trên chuột xác định rằng việc bổ sung allicin hàng ngày làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tình, giúp bảo vệ cơ thể khỏi chống xơ vữa động mạch - sự tích tụ mảng bám trong động mạch có thể dẫn đến bệnh tim.

2.5 Một số lợi ích khác

Các hợp chất mạnh mẽ trong hẹ cung cấp một số lợi ích sức khỏe khác như:

  • Duy trì cân nặng: một số nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất trong hẹ có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa và duy trì tổng tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể thấp hơn.
  • Ổn định đường huyết: các hợp chất thực vật trong hẹ có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Một số các nghiên cứu thử nghiệm trên chuột đã cho ra kết quả tích cực này.

Hành và hẹ khác nhau như thế nào

Hẹ giúp làm giảm lượng đường trong máu

3. Cách bổ sung hẹ vào chế độ dinh dưỡng

Hương vị tinh tế của hẹ được ưa chuộng trong rất nhiều các công thức chế biến món ăn.

Một số cách phổ biến để ăn hẹ bao gồm:

  • Nướng hẹ cùng với các loại rau, đậu phụ hoặc thịt khác
  • Băm nhỏ hẹ và thêm chúng vào các món xào và súp
  • Thái hạt lựu và rắc hẹ lên trên các món salad, bruschetta hoặc mì ống
  • Rải hẹ lên trên các loại pizza tự làm
  • Băm nhỏ và thêm hẹ vào nước sốt hoặc nước sốt

4. Lựa chọn thay thế cho hẹ

Nếu như không có sẵn hẹ trong bếp, lựa chọn thay thế tốt nhất chính là hành tây thông thường cộng với một nhúm tỏi băm hoặc tỏi khô, bởi vì hẹ và hành tây truyền thống cung cấp các hương vị khác nhau. Sự thay thế này hoạt động tốt nhất khi trong công thức yêu cầu hẹ nấu chín, vì hành tây và hẹ sống thường có hương vị khá dễ phân biệt.

Mặt khác, khi thay thế củ hẹ cho toàn bộ một củ hành tây, người dùng nên sử dụng ba củ hẹ cho mỗi củ hành tây trong công thức nấu ăn. Số lượng củ hẹ và số lượng tép hẹ trong công thức nấu ăn rất hay bị nhầm lẫn với nhau, vì vậy, việc xác nhận lại công thức trước khi chế biến là rất quan trọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: Healthline.com

XEM THÊM:

  • Ăn hành tây có tốt không? Tác dụng của hành tây
  • Có nên cho bé ăn hạt nêm?
  • Ăn hành hôi miệng, làm sao cho hết?