Có nên cho chồng chạy grab

Từ khi gắn bó với nghề cầm lái, anh Nguyễn Văn Hải - đối tác tài xế Grab đã nhiều lần gặp những tình huống oái ăm. Anh kể, khi mới chạy Grab, có lần chở khách đến nơi thì họ bảo chờ để vào trong lấy đồ. Chờ mãi khách không trở lại, gọi cũng không bắt máy, anh mới biết mình đã bị khách lừa. Cũng không ít lần, tài xế này ngậm ngùi khi bị khách "bom hàng" thức ăn. "Nhiều lần như vậy tôi chỉ biết gọi lên tổng đài để được hoàn tiền chuyến xe", anh Hải nói.

Tuy vậy, bác tài Grab vẫn không một lần trách móc mà chỉ xem đó là kinh nghiệm. "Công việc mà, có khi này khi khác chứ đâu phải lúc nào cũng suôn sẻ. Cũng may, tôi vẫn có đồng đội và Grab. Mỗi khi có vướng mắc gì, Grab đều hỗ trợ rất nhiệt tình", anh chia sẻ.

Có nên cho chồng chạy grab

Dù gặp không ít tình huống khó, anh Hải vẫn yên tâm vì được Grab hỗ trợ. Ảnh: Grab

Anh Hải một mình nuôi con. Trước đây, anh làm công ăn lương. Tuy thu nhập ổn định nhưng thời gian lại không linh hoạt để anh chăm sóc con. Năm 2019, anh quyết định chuyển sang chạy Grab và gắn bó đến tận bây giờ. "Nếu có việc gấp, tôi có thể tắt app vài hôm chạy về quê, trước đây khó mà nghỉ được như vậy", anh Hải cho hay.

Sau một thời gian, anh cũng quen nghề, thân thiết hơn và trò chuyện nhiều hơn với các anh em đồng nghiệp. Nhờ đó, tính cách cũng dần thay đổi, không còn lủi thủi một mình mà trở nên tự tin hơn. Từ một người ngại đám đông, thu mình khi giao tiếp, nam tài xế mạnh dạn, cởi mở hơn. Giờ đây, trên mỗi chuyến xe của mình, bác tài đều nói chuyện, hỏi han hành khách. Anh Hải cho biết, mỗi khách hàng lại có một câu chuyện, mang đến cho anh nhiều kiến thức, góc nhìn giúp trải nghiệm mỗi ngày luôn mới mẻ hơn.

Có nên cho chồng chạy grab

Anh Hải chủ động tham gia Đội cơ động để hỗ trợ các tài xế. Ảnh: Grab

Chạy Grab lâu, anh cũng cũng nhận được sự nhiệt tình của đồng nghiệp. Bất cứ khi nào khó khăn, anh Hải đều có thể cầu cứu các "bạn đường". Anh cũng quyết định tham gia vào Đội cơ động Grab để giúp đỡ các anh em tài xế gặp khó khăn. Anh cho biết, đó cũng là cách anh tìm kiếm niềm vui trong công việc mà mình gắn bó hơn hai năm qua. "Thường ngày tôi vẫn hỗ trợ tai nạn, xe hỏng, xe hư, xe hết bình,... Dù là 2h sáng, nếu ở gần tôi cũng bật dậy đi cứu trợ ngay. Tôi tham gia là tình nguyện cả, được làm thiện nguyện là vui rồi", bác tài bộc bạch.

Hơn hai năm gắn bó cùng Grab, cuộc sống anh Hải giờ ổn định hơn. Anh cho biết bản thân có nhiều niềm vui hơn và cũng có thể làm chủ tài chính lẫn thời gian chăm sóc cho gia đình.

Không chỉ các tài xế, nhiều cửa hàng, quán ăn cũng "ăn nên làm ra" khi trở thành đối tác của Grab. Đơn cử như câu chuyện của tiệm Mì ốc hến Dì Lan. Từ chiếc xe đẩy nhỏ ở quận 4, quán mì giờ đây đã có 4 chi nhánh khắp TP HCM. Để có được thành quả này, anh Trương Quốc Tùng – con trai dì Lan đã không ngừng tìm cách đưa thương hiệu đi xa hơn. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quán ăn truyền thống, một trong những động lực để anh kiên trì chính là tình yêu và khao khát mang hương vị của mẹ đến với nhiều người.

Có nên cho chồng chạy grab

Anh Tùng cùng mẹ (bà Lan) tại quán Mì Ốc Hến Dì Lan. Ảnh: Grab

Dù là thương hiệu được truyền miệng và có lượng khách hàng nhất định, việc mở rộng kinh doanh không phải lúc nào cũng dễ dàng, "Khó khăn đầu tiên ở chỗ gia đình. Mỗi lần tôi xin mở thêm chi nhánh mới, mẹ đều khóc vì sợ không có khách, không có người nấu", anh Tùng kể.

Không chỉ vấp phải sự phản đối từ gia đình, vấn đề mặt bằng, nhân viên, tiền nong nhiều lần cũng khiến anh Tùng phải "vò đầu bức tóc". Anh cho biết, có lần khai trương chi nhánh, do không tính toán, suy xét kỹ khi tuyển người nên đã tuyển hàng loạt nhân viên không có thái độ, ý thức tốt. Sau một thời gian, nhân viên tự ý nghỉ hàng loạt khiến quán lao đao.

Ban đầu, khách cũng chỉ loanh quanh trong khu vực. Sau này, anh Tùng bắt đầu kinh doanh online, điển hình là hợp tác với nền tảng Grab nhằm mở rộng thêm tệp khách hàng cho tiệm. Nhờ sự chuyển đổi này, doanh thu của quán ngày một khởi sắc. Anh cho hay: "Từ lúc hợp tác với GrabFood, quán tôi không những có thêm nhiều đơn mà không khí cũng rôm rả hơn hẳn khi các tài xế Grab đến lấy thức ăn liên tục".

Trong đợt dịch cao điểm vào giữa năm 2021, việc kinh doanh qua Grab đã góp phần giúp 4 chi nhánh của quán không phải đóng cửa. Grab cũng có nhiều chương trình hỗ trợ đối tác như "Bữa trưa 0 đồng", "Bữa chiều 0 đồng" giúp quán của anh Tùng hút thêm nhiều khách hàng vào giờ cao điểm.

Hiện tại, nhìn lượt khách đều đặn đặt hàng qua app mỗi ngày, anh Tùng và mẹ đều cảm thấy hạnh phúc. "Làm nghề nào thì cũng gặp khó khăn, mệt mỏi. Quan trọng là không chùn bước và kiên trì thì nhất định sẽ thành công", anh Tùng nói.