Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Dù chưa vào dịp lễ hội chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) nhưng trong kỳ nghỉ tết dương lịch năm nay, đã có gần 1.000 du khách trong và ngoài tỉnh về “Hoan Châu đệ nhất danh lam” để tham quan, thưởng ngoạn cảnh sắc chốn linh thiêng.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Từ sớm ngày đầu tiên của năm mới 2023, khá đông du khách đã trở về chùa Hương Tích để tham quan và dâng dương.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Các đoàn khách đi theo nhóm gia đình hoặc bạn bè đến từ các địa phương trong tỉnh và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Dịp này, tại một số điểm như bến thuyền, điểm bán vé xe điện đã được các đơn vị trang hoàng cảnh sắc tươi mới, mang không khí mùa xuân.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Dịch vụ xe điện hoạt động hết công suất. Nhiều du khách cũng chọn hình thức đi bộ để ngắm cảnh.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Du khách tham quan ngắm cảnh và làm lễ tại miếu Cô, một trong những điểm tâm linh trong quần thể Khu du lịch chùa Hương Tích.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Anh Phan Văn Lâm (ở Tân Kỳ, Nghệ An) cho biết: “Mỗi năm, tôi về chùa từ 2-3 lần. Tôi thấy chùa ngày càng khang trang, nhiều dịch vụ tiện lợi. Đặc biệt, gần đây, bên cạnh cảnh quan sạch đẹp, văn hóa ứng xử của người làm du lịch có nhiều thay đổi tích cực, văn minh, lịch sự”.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Du khách leo bậc đá lên chùa chính.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Nhiều người mang theo lễ vật với lòng thành tâm.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Sân chùa chính nhộn nhịp du khách hành lễ.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Cùng với tham quan cảnh đẹp, nhiều bạn trẻ tranh thủ “check in” lưu lại kỷ niệm.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Em Trần Nguyễn Bảo Ngọc (xã Thạch Long, Thạch Hà) cho biết: “Tranh thủ kỳ nghỉ, em và nhóm bạn rủ nhau về chùa Hương Tích. Đây cũng là dịp chúng em vừa kết thúc thi học kỳ nên tâm trạng rất thoải mái. Hòa mình vào thiên nhiên nơi thanh tịnh là cách giúp em và các bạn tái tạo lại nguồn năng lượng, trước khi bước vào kỳ học mới”.

Chùa Hương Hà Tĩnh bao nhiêu bậc

Theo ông Võ Thành Chung - Trưởng BQL Khu du lịch chùa Hương Tích, “chỉ trong sáng 1/1/2023 đã có khoảng gần 1.000 du khách từ trong và ngoài tỉnh về dâng hương, tham quan, vãn cảnh chùa Hương Tích. BQL thực hiện trực 100% quân số để đảm bảo các yêu cầu, phục vụ du khách”.

Chùa Hương Tích nằm trên dãy núi Hồng Lĩnh (thuộc địa phận xã Thiên Lộc, Can Lộc) được xây dựng từ đời nhà Trần (thế kỷ XIII), chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, gắn với truyền thuyết tu hành đắc đạo của công chúa Diệu Thiện. Ngôi chùa này được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam” - thắng cảnh đẹp nhất xứ Nghệ Tĩnh. Lễ hội chùa Hương Tích có từ lâu đời, diễn ra vào dịp đầu xuân.

Theo kế hoạch của UBND huyện Can Lộc và Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, năm nay, Lễ hội chùa Hương Tích sẽ diễn ra từ ngày 27/1/2023 (tức mồng 6 tháng Giêng) với quy mô cấp tỉnh. Dự kiến, ngày khai hội sẽ có nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian như: chương trình nghệ thuật ca, múa, nhạc ca ngợi về quê hương, đất nước, mừng Đảng, mừng xuân và về chùa Hương; các giải thể thao, trò chơi dân gian như: bóng chuyền nam, chạy, leo núi, giải vật cổ truyền, đua thuyền, đẩy gậy, kéo co, chọi gà, bịt mắt bắt vịt, hội thi mâm ngũ quả...

Đây là một trong những ngôi chùa cổ lâu đời nhất Việt Nam, với niên đại hàng nghìn năm lịch sử. Danh thắng cổ xưa của Phật giáo Việt Nam hiện nay có hai danh thắng cùng chung một danh tự, đó là “chùa Hương Tích” một ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, một ở huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Cả hai chùa Hương Tích được gọi tên theo cách dân dã mang phong cách văn hóa Việt Nam là chùa Thơm. Các nhà sử học Việt Nam đang cố tìm những tư liệu về chùa Hương Tích bản gốc ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã có lịch sử hơn 7 thế kỷ.Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là một quần thể gồm nhiều di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, với nhiều ngôi chùa thờ Phật, một vài ngôi đền thờ Thần, trong đó cả những ngôi đền mang tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ mẫu. Quần thể chùa Hương được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Ngoài ra còn có miếu cửa rừng, trạm nghỉ Phật Bà, am Giác Phổ, khe Quỷ Khốc, thác Giải Oan, Bãi chợ, chùa Thượng, Nhà thờ tổ, điện Thánh Mẫu, am Diệu Thiện, am Dược Sư, nền Trang Vương, am Bát Cảnh…Phía sau chùa là vô số tảng đá lớn, xung quanh nhiều cây cổ thụ vươn ra tỏa bóng rêu phong xuống các mái chùa, tạo cho cảnh thêm u tịch, trầm tư, linh thiêng, huyền ảo… Chùa còn có những cảnh sắc tuyệt đẹp liên kết như: động Tiên Nữ 36 cửa vào ra, am Phun Mây, suối Tiên Tắm...Từ phía sau Chùa đi lên khoảng 28 bậc đá là đến động Hương Tích còn gọi là Am Quan Âm, Am Phật Bà, đến nay còn giữ nguyên được kết cấu cũ. Phía trong động đá hang sâu có tượng Phật Bà Quan Thế Âm ngồi tọa trên ngự sen và một số tượng mẹ bế con cầm cành liễu… Nhân dân xem Am Phật Bà là nơi thiêng liêng và chính tại nơi này công chúa Diệu Thiện đã tu hành hóa Phật.Truyền thuyết kể lại rằng: “Khoảng 500 năm trước Công Nguyên, vua Trang Vương nước Sở (bên Tàu) sinh được ba người con gái. Khi trưởng thành, hai chị theo ý vua cha lấy chồng làm quan trong triều. Đến lượt công chúa út Diệu Thiện, vua ép gả cho viên quan võ, là một kẻ độc ác, hung tàn. Nàng phẫn chí và tìm đến cửa phật tu hành, viên quan võ đã phóng hỏa đốt chùa nhưng Diệu Thiện và các tăng ni được Phật che chở và cứu thoát.“Đi dọc về hướng nam, Diệu Thiện dừng chân ở động Hương Tích, núi Hồng Lĩnh, đất Việt Thường dựng am tu hành và nổi tiếng là vị sư cô từ bi bác ái. Giữa lúc đó, Sở Trang Vương lâm trọng bệnh, thầy thuốc khuyên phải có tròng mắt và bàn tay của một người con gái tự nguyện hiến dâng mới cứu được."Khi nghe chuyện, Diệu Thiện đã rủ lòng từ bi hỉ xả cứu vớt chúng sinh, móc mắt và cắt bàn tay của mình đưa cho sứ giả về cứu cha. Trang Vương khỏi bệnh, sai người đến trả ơn mới biết đó là con gái mình. Đức Phật cảm động về tấm lòng của Diệu Thiện nên đã hóa phép cho mắt nàng sáng lại, tay mọc lại như cũ. Diệu Thiện đã tu hành đắc đạo và hóa thành Phật Quan Âm ngàn mắt ngàn tay”.Đỉnh núi có chùa Hương Tích từng được nhắc đến trong bài thơ nổi tiếng của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp: “Hương Tích Trần Triều Tự/ Hồng Sơn đệ nhất phong/ Di am không bạch thạch/ Cổ chỉ đán thanh tùng” (Hương Tích ngôi chùa đời Trần/ Dựng trên ngọn núi đẹp nhất Ngàn Hống/ Am cũ còn lưu lại đá trắng/ Nền Trang vương xưa chỉ còn những thông xanh).Kể từ năm 2012, tại đây đã xây dựng hệ thống cáp treo nhằm phục vụ khách du lịch. Tuyến cáp treo bắt đầu từ Ga Miếu Cô và kết thúc tại Ga Hương Tích với thời gian di chuyển mất khoảng 4 phút giúp cho việc lễ chùa được thuận tiện hơn. Những năm trước, lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày 18/2 âm lịch nhưng những năm gần đây đã chuyển sang ngày mùng 6/1 âm lịch, mở đầu cho năm du lịch của tỉnh Hà Tĩnh.Năm 1990, chùa Hương đã được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam công nhận là di tích văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia và là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, hàng năm thu hút hơn 15 vạn lượt du khách thập phương đến chiêm bái và lễ Phật.

Lên chùa Hương bao nhiêu bậc?

Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên (tọa độ: 20°36′47″B 105°44′4″Đ). Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá.

Núi chùa Hương cao bao nhiêu mét?

1.1. Nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển, chùa Hương Tích Hà Tĩnh nằm ở lưng chừng đỉnh Hương Tích – một trong những ngọn núi đẹp, hùng vĩ nhất của dãy Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Bên đức chùa Hương sau bao nhiêu mét?

Đền Trình hay còn được gọi là Đền Thượng Quan cách Bến Đục khoảng 300m, là điểm dừng chân đầu tiên của chùa Hương. Đền nằm ngay dưới chân núi Ngũ Nhạc, thờ tướng Tư Mã, người có công giúp vua Hùng bảo vệ dân tộc khỏi giặc ngoại xâm.

Chùa trình chùa Hương thờ ai?

Động Hương Tích thờ tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh được chạm khắc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793). Đền Trình chùa Hương thờ Thần tướng Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã góp công đánh giặc ngoại xâm phò tá vua Hùng Vương thứ VI.