Cha bé gái 8 tuổi bị bạo hành là ai

Liên quan đến vụ bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành đến tử vong, không ít ý kiến thắc mắc rằng "vì sao mẹ của bé gái lại trao quyền nuôi con cho người cha", mới đây, người thân của bé gái đã cho biết tường tận sự tình.

  • Vụ người dân kéo đến nhà ông bà nội bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành để tưởng niệm: Gây rối vẫn bị xử lý theo pháp luật
  • Vụ mẹ kế bạo hành tử vong bé gái 8 tuổi ở TP.HCM: Khởi tố tội danh kịch khung 3 năm tù là quá nhẹ?
  • Từ vụ bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành tử vong: Chồng cũ không cho gặp con sau khi ly hôn thì phải làm sao?

Vụ việc bé gái T.T.V.A. [8 tuổi, TPHCM] bị mẹ kế đánh đập, bạo hành đến chếtvẫn đang khiến dư luận phẫn nộ những ngày qua.

Trước một số luồng ý kiến thắc mắc rằng, vì sao mẹ của bé gái lại trao quyền nuôi con cho người cha, ông Nguyễn Quang Vinh [anh trai bà H.] kể trên báo Pháp luật TP.HCM, thời điểm em gái ông ly hôn đã phải chịu nhiều áp lực từ ông Th., cùng gia đình chồng và cả Trang, nhân tình của Th.

"Th. đã ngoại tình từ một năm trước với Trang. Cô này còn ngang nhiên đến chửi bới em gái tôi, yêu cầu phải ly hôn. Th. còn thuê luật sư gửi đơn xin ly hôn, tạo áp lực để em tôi phải sớm ly hôn", ông nói với nguồn trên, đồng thời cho biết ông Th. còn đòi nuôi cả hai đứa con, nhưng bà H. không đồng ý.

Một tấm ảnh hạnh phúc của gia đình được mẹ kế đăng tải trên mạng xã hội, nhìn kỹ sẽ thấy trên cơ thể cô bé 8 tuổi chi chít các vết bầm.

Bà H. muốn hai con về sống cùng mẹ. Sau đó hai bên xảy ra tranh chấp quyền nuôi con. Theo ông Vinh, ông Th. đã đưa ra các lý do như bà H. không có thu nhập nuôi con, có triệu chứng tâm thần để giành nuôi 2 đứa. Sau đó, do muốn được nhanh chóng hoàn tất việc ly hôn nên Th. thỏa thuận giao 1 con cho bà H. nuôi.

Tòa quyết định ông Th. được nuôi bé A., bà H. nuôi con trai [em bé A.]. Thế nhưng sau đó, dù cả bà H. và gia đình bà tìm cách gặp A. đều bị Th. ngăn cản.

Ông Th. - bố bé V.A.

Về phần mẹ đẻ bé V.A - bà H. [SN 1985] trước đó cho hay, bà và ông Th. ly hôn vào tháng 8/2020 vì khi đó chồng bà và Trang đã ngoại tình với nhau. Ông Th. nuôi con gái là bé A. và Trang cũng tới sống cùng. Từ tháng 12/2020 tới khi con gái mất, bà không được gặp con lần nào vì bị chồng ngăn cản.

Theo UBND quận Bình Thạnh, thời gian mà ông Th. và Trang sống chung như vợ chồng tại chung cư Saigon Pearl từ tháng 6/2020.

Như vậy là họ đã sống chung trước 2 tháng việc ly hôn của ông Th. và bà H. hoàn tất.

Còn bà L.T.T. [73 tuổi, người có nhiều năm giúp việc của gia đình bé V. A.] kể trên Tiền phong, bà được thuê tới làm khi A. mới được hơn 4 tháng tuổi. Khoảng 6 năm bà ở cùng thì gia đình Th. và H. hạnh phúc, năm 2015 họ có thêm con trai. Trong cuộc sống, giữa hai vợ chồng Th. có xảy ra mâu thuẫn nhỏ nhưng rất hiếm hoi.

Trong mắt người giúp việc đã đồng hành với V.A. từ hơn 4 tháng tuổi, cô bé rất ngoan, hiền nên không thể tin nổi tại sao người ta có thể nhẫn tâm đánh đập, hành hạ bé đến chết.

Theo bà, mâu thuẫn giữa vợ chồng ông Th. xảy ra thường xuyên vào năm 2020, khi ông này có bồ. Bà H. đã níu kéo nhưng bất thành.

Cũng theo lời người giúp việc, từ khi đưa người tình về chung sống tại căn hộ chung cư nơi xảy ra vụ việc đau lòng thì ông Th. hoàn toàn không để ý đến A. nữa.

  • Vụ người dân kéo đến nhà ông bà nội bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành để tưởng niệm: Gây rối vẫn bị xử lý theo pháp luật

  • Vụ mẹ kế bạo hành tử vong bé gái 8 tuổi ở TP.HCM: Khởi tố tội danh kịch khung 3 năm tù là quá nhẹ?

Theo Vietnamnet, bà T. nói, ông Th. đi làm suốt, cha con ít khi gặp mặt, song có lần khi bé A. đang học, ông Th. la mắng to tiếng xưng mày - tao.

Trước đó, bà T. cho biết, có một lần bé V.A. bị bệnh nên bà đã cho mẹ bé đến trường thăm. Hai mẹ con gặp nhau sau nhiều ngày bị cấm cản nên ôm nhau, khóc lóc, thủ thỉ một lúc lâu. Việc này ông Th. không biết, nhưng do xem lại camera an ninh nên ông ấy đã bắt lỗi, la bà tại sao không cho V.A gặp mẹ mà bà vẫn cho gặp và không nói lại với ông Th.. Bà T. đã trả lời ông Th. là tình mẫu tử của họ ngăn cấm thì rất kì.

Cuối cùng, ông Th. đã nghe lời người tình nên cho bà T. nghỉ việc.

//afamily.vn/cha-ruot-be-gai-8-tuoi-o-tphcm-noi-vo-bi-tam-than-de-gianh-2-con-nhung-sau-do-tao-ap-luc-roi-thoa-thuan-chi-nuoi-va-de-ly-hon-som-20211230154025928.chn

Vụ người dân kéo đến nhà ông bà nội bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành để tưởng niệm: Gây rối vẫn bị xử lý theo pháp luật

Đó là chia sẻ của nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú về vụ việc bé gái 8 tuổi tại TP.HCM vừa tử vong do bị bạn tình của người cha bạo hành.

Hình ảnh bé gái 8 tuổi V.A. với nhiều vết bầm tín nghi do bị đánh. Ảnh: NVCC.

Khoảng 19h45 ngày 22/12, Công an quận Bình Thạnh nhận tin báo từ một bệnh viện ở phường 22, quận Bình Thạnh về việc một bé gái nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, ngưng tim, ngưng thở, trên người có nhiều vết thương. Công an quận Bình Thạnh ngay lập tức có mặt lấy lời các nhân chứng, những người liên quan để điều tra, làm rõ vụ việc.

Kết quả điều tra bước đầu, nhà chức trách xác định cháu bé 8 tuổi sống cùng bố ruột và người tình của bố tại block Topaz 2, chung cư Sài Gòn Pearl. Trong thời gian sống chung, người tình của bố thường xuyên đánh đập, hành hạ cháu bé suốt thời gian dài. Ngày 28/12, Công an quận Bình Thạnh, TPHCM cho biết đã tống đạt lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với Võ Nguyễn Quỳnh Trang [26 tuổi, quê Gia Lai] về tội "hành hạ người khác".

Sự việc này nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, nhiều người tỏ rõ sự bức xúc với những kẻ đã hành hạ và tạo ra cái chết cho bé gái 8 tuổi.

Làm ơn từ chính chúng ta, những người lớn, không im lặng

Theo chia sẻ của nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú, câu chuyện bé gái 8 tuổi ở Bình Thạnh, TP. HCM bị bạo hành dẫn đến tử vong khiến cho nhiều người mất ngủ. Đau xót và phẫn nộ trước người mẹ kế độc ác, người cha đẻ bạc bẽo, vô nhân tính. Pháp luật cần phải trừng trị hai con người đó. Không chỉ vì cái chết thương tâm của bé gái ấy mà còn là để cảnh cáo đến những kẻ đang hành hạ những đứa trẻ, đang bạo hành những đứa trẻ.

Những cư dân sống tại chung cư Sài Gòn Pear, thắp nhang tưởng niệm cháu V.A. tối 27/12. Ảnh: NVCC

"Không chỉ là những mẹ kế độc ác, cha dượng bạo tàn mà cả những người cha, người mẹ sinh ra con nhưng bỏ mặc con cho người khác bạo hành con mình, góp tay bạo hành con mình. Nhưng đọc những bình luận của nhiều người, tôi càng không khỏi lo âu khi mọi người chỉ trích pháp luật Việt Nam còn nương tay với những tội danh hành hạ trẻ em", nhà văn Hoàng Anh Tú chia sẻ.

Anh Tú cũng cho rằng, dường như nhiều người chưa hề đọc Luật Trẻ Em cũng như những điều luật về hình phạt dành cho những kẻ hành hạ trẻ em. Mà chỉ khơi khơi nói vì nghe đâu đó. Sự thiếu hiểu biết pháp luật của nhiều người chính là nguồn cơn của việc thờ ơ khi chứng kiến một đứa trẻ bị hành hạ. Chỉ vì "đó là chuyện riêng nhà người ta. Có báo cũng không biết báo cho ai.

Nhà văn Hoàng Anh Tú.

Nhiều người nói rằng hình phạt đó chưa đủ ngăn chặn và răn đe. Một mạng người chứ có phải cỏ cây đâu. Mà quên rằng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn một cái chết chỉ bằng một cuộc điện thoại cho 111 thay vì ra phường hay tìm kiếm đâu xa. Nhưng bao nhiêu người đã không làm như vậy? Bởi hầu hết những cái chết thương tâm của các bé đều là những chuyện xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần, trong nhiều ngày, có nhiều sự chứng kiến.

Nhà văn Hoàng Anh Tú thẳng thắn cho biết, chẳng có vụ nào là không đọc được những lời phẫn nộ của hàng xóm, người thân. Nhưng tại sao phải xảy ra chết chóc thương tâm thì mới phẫn nộ, lên án? Chúng ta bóc phốt cửa hàng bán đồ kém chất lượng, chúng ta bóc phốt ngôi sao này, người xấu nọ nhưng gặp cảnh trẻ em bị bố mẹ chúng đánh thì lại là "chuyện riêng nhà người ta".

"Chuyện riêng nhà người ta, thôi đừng bao đồng mà rước vạ vào thân". Câu này quen không? Nên một đứa trẻ bị cha mẹ, người thân chúng đánh cũng là chuyện trong nhà của người ta. Là yêu cho roi cho vọt. Là lũ trẻ phải được dạy ngoan bằng roi. Thậm chí chứng kiến vợ người khác bị bạo hành dã man cũng vậy. Nhìn những người già bị con cái bạo hành, đối xử tệ bạc cũng vậy. Đúng kiểu thân ai nấy lo, đời ai nấy chịu. Là người lớn thì "lớn rồi phải biết tự bảo vệ bản thân" nhưng những đứa trẻ đã đâu biết tự bảo vệ bản thân? Tại sao cứ phải đợi đến lúc những đứa trẻ đó chết rồi ta mới đau xót nói thương bé này kia? Trong khi chính chúng ta đều có thể làm được một điều gì đó bằng việc lên tiếng của mình?

"Trong một lần tôi tham gia talkshow với Cục trưởng Cục Trẻ em, câu chuyện tố cáo kẻ hành hạ trẻ em cũng được đưa ra như một nỗi buồn và bất lực của chính những người đang làm công tác bảo vệ trẻ em. Là nhiều người lớn đã bỏ qua khi chứng kiến lũ trẻ bị hành hạ. Trong khi đường dây nóng 111 mở 24/7", nhà văn Hoàng Anh Tú thông tin thêm.

Nhiều người lớn đã bỏ qua khi chứng kiến lũ trẻ bị hành hạ. Trong khi đường dây nóng 111 mở 24/7.

"Tai mắt nhân dân" đã từng là tuyến tấn công tội phạm vô cùng có giá trị nhưng sao vẫn không bảo vệ được những đứa trẻ? Tại sao không có "tai mắt nhân dân"? Là bởi nhiều người lớn vẫn coi chuyện một đứa trẻ bị bố mẹ nó quát mắng, đánh đập là chuyện… bình thường không có gì để ầm ĩ cả. Bởi chính nhiều cha mẹ ruột cũng đánh con vì tức giận, vẫn rủa xả con bằng những từ ngữ xấu xí, thậm chí tục tĩu. Bởi chính những đứa trẻ bị giáo dục kiểu "áo mặc không qua khỏi đầu" rằng "con ngoan là không cãi lại bố mẹ dù bố mẹ sai", rằng "yêu cho roi cho vọt", rằng "cha mẹ đẻ ra mày nên cha mẹ được quyền đánh mày"…

Cô bé 8 tuổi nếu biết gọi 111 có lẽ sẽ không còn bị hành hạ nữa. Đừng nói với tôi rằng "Gọi xong bé sống với ai?". Đừng nói với tôi rằng: "Báo chính quyền không giải quyết được gì cả. Bé vẫn tiếp tục bị hành hạ". Không! Nếu bạn đã làm, đứa trẻ sau đó còn bị hành hạ thì những kẻ đã tiếp nhận báo cáo kia mà bỏ qua thì họ cũng sẽ bị pháp luật trừng trị. Họ, những người đại diện pháp luật sẽ biết phải làm gì nếu không muốn chính họ phải chịu trừng phạt của pháp luật. Cũng như tội danh không tố giác, chính chúng ta, nếu đã chứng kiến, đừng nghĩ mình chẳng sao nếu mình không tố giác. Là chúng ta không hiểu luật, không sống theo pháp luật nhưng lại luôn miệng lên án, chê trách, chỉ trích pháp luật Việt Nam vậy.

Những đứa trẻ cần được bảo vệ sớm hơn chứ không phải chờ đến khi chúng đã bầm dập, đã tử vong thì chúng ta mới lên tiếng phẫn nộ, đòi pháp luật trừng trị. Là hãy nhớ giùm cho số điện thoại 111 khi thấy một đứa trẻ gặp những trường hợp như điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ.

"Để không còn một đứa trẻ nào phải chết, làm ơn hãy dạy trẻ ngay từ hôm nay về số điện thoại 111 chúng có thể gọi bất cứ lúc nào. Làm ơn từ chính chúng ta, những người lớn, không im lặng. Bởi việc bạn lên tiếng bảo vệ một đứa trẻ bạn biết đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra một môi trường quanh bạn an toàn cho chính con cái của bạn. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ lũ trẻ bằng tinh thần sẵn sàng lên tiếng của bạn. Con của ai thì cũng là lũ trẻ của chúng ta, làm ơn!", nhà văn Hoàng Anh Tú nêu quan điểm.

Những người ác không đại diện cho số đông

Theo diva Mỹ Linh, tràn ngập mạng xã hội là tin bé gái bị hành hạ đến chết, quá thương tâm, quá đau lòng. Giọng ca Tóc ngắn đặt ra câu hỏi các bên liên quan ở đâu khi hàng tháng trời giãn cách xã hội, cháu bé kêu khóc hàng ngày như thế? Ông bà nội ngoại không thăm hỏi không biết cháu thế nào? quá nhiều điều vô lý không thể giải thích, không thể hiểu. "Nhưng tôi tin những người ác đó không đại diện cho số đông, xung quanh ta vẫn có nhiều người tốt, chắc chắn là như vậy! Mong linh hồn bé siêu thoát", diva Mỹ Linh cho biết.

Vấn nạn bạo hành trẻ em ở nước ta thời gian qua khiến dư luận rất bức xúc, phẫn nộ [Ảnh chỉ mang tính chất minh họa].

Ca sĩ Thái Thùy Linh chứng kiến câu chuyện này được lan truyền trên các phương tiện truyền thông cũng tỏ rõ sự đau lòng. Nữ ca sĩ có cùng quan điểm với nhà văn Hoàng Anh Tú, cô đặt ra câu hỏi: "Có một cái gọi là Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em, số 111. Bao nhiêu người biết? Chứng kiến một đứa trẻ bị bạo hành trước mặt [đòn roi mắng chửi], bao nhiêu người lên tiếng?".

NSƯT Đinh Hiền Anh xót xa, ngậm ngùi: "Con hãy tha thứ cho những kẻ độc ác ở thế giới này con nhé". Đinh Hiền Anh nhấn mạnh tội ác chẳng bao giờ thoát được sự đền tội, tất cả phải trả giá. "Hãy vui vẻ nơi thiên đường nơi chẳng có đòn roi và nước mắt. Kiếp sau con sẽ là công chúa", ca sĩ Đinh Hiền Anh gửi đến sinh linh bé bỏng vừa hết kiếp người ở cõi nhân sinh.

Thúy Diễm, diễn viên phim Cát đỏ cho biết, cách đây chừng 1 tháng, vụ án em bé 3 tuổi bị cha dượng bạo hành ở Kiên Giang đến chết thật xót xa kinh khủng vì đứa bé nhỏ xíu non nớt. Lúc đó, cũng nghe nói người mẹ lại bao che cho nhân tình, chồng hờ đến nỗi giết con mình! Giờ lại thêm chuyện bé xinh như thiên thần mới 8 tuổi bị vợ hờ của cha mình hành hạ đến chết trong sự bao che của người cha bất nhân!

"Chuyện li dị chia tay trong thời hiện đại thì như cơm bữa, nhưng xin ai ơi một lần nghĩ đến con nhỏ của mình rồi sẽ ra sao , về đâu khi cha đi 1 bước , mẹ đi một bước… May mắn gặp người tốt lành an yên, bất hạnh nỗi đau tột cùng con mình gánh chịu. Không đứa bé nào hạnh phúc khi sống không trọn vẹn gia đình , thế nên khi vợ chồng muốn chia tay hãy nghĩ về con nhỏ mà quyết định thật kỹ", Thúy Diễm bày tỏ.

Vợ của diễn viên Lương Thế Thành cho biết thêm, cô là một đứa trẻ lớn lên trong vòng tay bao bọc của chỉ mình mẹ khi cha bước đi cùng người khác, nhưng may mắn hơn vạn lần những đứa trẻ là vẫn được bảo bọc cả tuổi thơ với tình thương … "còn ngoài kia xót xa quá các con ơi!".

Nếu những ai đã lỡ làng vợ chồng cách chia đôi đường, xin hãy một lần nhìn lại con mình đang thế nào ? Có an toàn không ? Có bị áp bức không ? Có đau khổ không ? Có được vui vẻ hạnh phúc lớn lên như những đứa trẻ khác không? Hãy nghĩ cho con mình trước khi tìm kiếm một niềm vui mới được không các ông bố bà mẹ.

Nếu có một điều ước, chỉ ước rằng đừng bao giờ có đứa bé nào trên đời bị tổn thương, đau khổ thể xác lẫn tâm hồn, không đứa bé nào bị bỏ rơi hay bệnh tật đau đớn. Con nguyện ước cho bọn trẻ được bình an", Thúy Diễm ngậm ngùi.


Hoa Quỳnh

Video liên quan

Chủ Đề