Bánh tét là đặc sản của tinh nào

Mỗi độ xuân về, hầu như nhà nhà ở miền Tây đều không thể thiếu vắng sự hiện diện của những đòn bánh tét trên bàn thờ tổ tiên.Bánh Tét được xem như một biến thể của Bánh Chưng, loại bánh có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại qua truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Do tác động của điều kiện sinh sống và nguyên liệu đặc trưng vùng miền, hình vuông của bánh Chưng đã biến thành hình trụ của bánh Tét, còn cơ bản các nguyên liệu và cách chế biến gần giống nhau.

Ngày nay, Bánh Chưng vẫn là lọai bánh truyền thống có vị trí đặc biệt trong tâm thức người dân phía Bắc, ngược lại Bánh Tét lại vô cùng thiêng liêng đối với người miền Nam. Gói và nấu bánh Tét, ngồi canh nồi bánh bên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người miền Nam. Từ đó, nhiều thương hiệu bánh tét ở miền Tây ra đời. Trong đó, bánh tét lá cẩm gia truyền ở Cần Thơ nổi tiếng ngon, vị lạ không nhầm lẫn với vùng quê khác .

Bánh tét lá cẩm – Đặc sản xứ Tây Đô

Để có một mẻ bánh tét lá cẩm ngon, quá trình chế biến rất công phu. Trước tiên phải lựa nếp thật tốt, không lẫn gạo tẻ mới làm cho đòn bánh dẻo, ngâm qua 6 tiếng sau đó để ráo, trộn với nước lá cẩm để lên màu tím đẹp mắt. Lá cẩm phải còn tươi, lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Sau khi ngâm nếp tương đối mềm thì sẽ xào chung với nước cốt dừa, nêm muối, đường trong thời gian khoảng một tiếng để  màu lá cẩm và vị bó của nước dừa ngấm vào từng hạt nếp. Nhân bánh tét lá cẩm khá đa dạng, có thể bên trong là đậu xanh, thịt, trứng muối, có thể thêm tôm khô hoặc chỉ đơn giản là nhân chuối.Bánh được gói trong lá chuối tươi, không quá non cũng không quá già, được lau sạch và thoa một lớp dầu trên bề mặt để tránh nếp dính vào lá khi nấu. Công đoạn gói chính là lúc cần đến đôi bàn tay khéo léo, bánh đẹp phải đảm bảo tròn đều, sao cho nhân bánh là thịt, hay trứng muối, lạp sườn, thậm chí là nhân chuối với bánh tét chay phải được nằm đúng ở vị trí chính giữa của bánh. 

Chưa hết, khi buộc bánh người thợ còn phải có sự tinh tế để cảm nhận độ giằng chắc vừa đủ. Khâu luộc bánh cũng quan trọng không kém. Bánh tét phải luộc củi mới ngon, rền, để lâu bánh vẫn dẻo mà không bị lại gạo. Bánh luộc khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ thì chín rồi vớt ra để ráo nước. Lá cẩm không chỉ cho màu tím bắt mắt mà còn là phương pháp bảo quản tự nhiên không độc hại. Nếu đòn bánh tét thông thường chỉ để được 2, 3 ngày thì bánh tét lá cẩm có thể kéo dài 4, 5 ngày. Thậm chí nếu trời lạnh có thể để 7, 8 ngày mà bánh không hỏng. Ngoài ra còn có thể bảo quản bánh trong tủ lạnh, khi dùng chỉ cần đem hấp lại.

Huỳnh Thị Trọng Nghệ nhân làm bánh tét lá cẩm nổi tiếng tại Cần Thơ

Chính nhờ sự công phu, tỉ mỉ nên bánh tét lá cẩm Cần Thơ rất nổi tiếng. Hơn nữa, màu tím hồng tự nhiên của lá cẩm khiến chiếc bánh thêm sinh động, đẹp mắt. Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. bạn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ khi ăn loại bánh tét đặc biệt này so với loại bánh tét truyền thống khác. Dù bất kỳ ai có khó tính đến mấy cũng phải gật đầu khen ngon mỗi khi được thưởng thức bánh tét lá cẩm dẻo, thơm xuất xứ từ vùng đất Cần Thơ.

Bánh tét có màu tím đẹp mắt

Khi đời sống càng ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng tăng cao thì bánh tét không chỉ được làm trong mỗi dịp Tết nữa mà món bánh truyền thống này được làm hàng ngày phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Hiện ở Cần Thơ còn khá nhiều lò bánh tét lá cẩm hoạt động nổi tiếng nhất là bánh tét lá cẩm của nghệ nhân Huỳnh Thị Trọng, bánh tét Chín Cẩm, bánh tét Tư Đẹp… đây là những thương hiệu bánh lâu đời tại Cần Thơ. Khi du lịch Cần Thơ đừng quên thưởng thức món bánh tét lá cẩm và mua về làm qua cho người thân tại các chợ như: chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nà… ,siêu thị hay đến bến Ninh Kiều, bạn dễ dàng tìm được các sạp bánh đặt rải rác dọc theo bờ sông.

Ẩm thực Cần ThơBánh tét lá cẩmBánh tét lá cẩm Cần ThơĐặc sản Cần Thơ

Theo dân gian truyền miệng lại, tên gọi bánh tét là do đọc chệch từ tên “bánh Tết”- loại bánh được nấu vào dịp Tết đến. Ngoài ra, bánh tét còn được gọi là bánh đòn, vì bánh có hình trụ tròn, có kích cỡ to hoặc nhỏ tùy vào sở thích và nhu cầu của người dùng.

Công đoạn tước lá chuối sử dụng gói bánh tét.

Nước cốt lá dứa được lọc qua khăn mỏng.
Nguyên vật liệu chính để gói bánh tét truyền thống rất dễ tìm, gồm có: lá chuối, gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và dây lạt hoặc dây nilon dùng để cột bánh.
Gạo nếp được đổ vào nước cốt lá dứa để xào.
Lá chuối trước khi gói bánh phải đem phơi nắng hoặc luộc qua nước nóng. Gạo nếp phải ngâm trong nước ấm có pha ít muối khoảng vài tiếng trước khi sử dụng. Thịt heo cắt dài và vuông to cỡ ngón tay, đậu xanh rửa sạch vỏ, giã bể hoặc nấu chín để làm nhân bánh tùy theo cách làm và sở thích của mỗi người.
Những người thợ đang gói bánh.
Bánh được cân cho đúng trọng lượng.
Công đoạn đầu tiên để làm bánh tét là đổ nếp trên lá chuối, cho đậu xanh lên và xếp lát thịt heo dọc giữa đậu xanh để làm nhân. Dùng lá chuối cuộn tròn nếp lại, dựng đứng đòn bánh lên cho thêm nếp vào vừa đủ rồi gấp hai đầu lá chuối rồi dùng dây buộc thân bánh sao cho thật chặt và không bị thấm nước.
Bàn tay khéo léo của người thợ làm bánh.
Bánh được gói xong xếp gọn gàng.
Ở vùng quê, nhiều nhà thường dùng nồi thật to để nấu được nhiều đòn bánh tét. Thời gian để nấu chín bánh khoảng từ 6 - 8 giờ tùy vào kích cỡ to nhỏ của đòn bánh. Trong quá trình nấu, phải thường xuyên thêm củi, châm thêm nước vào nồi tránh để cạn, và phải xoay đều đòn bánh để bánh tét có thể chín đều.
Bếp củi truyền thống của làng nghề làm bánh tét.

Sau khi nấu chín, bánh được vớt ra để khô. Từ nhân bánh cho đến lá gói hòa hợp tạo thành một mùi thơm nhẹ đặc trưng. Có thể ăn kèm bánh tét với dưa món, củ kiệu, hoặc chiên giòn chấm nước tương làm cho món bánh thêm đậm đà.
Bánh đã chín được xếp ra thúng để cho ráo nước.

Sản phẩm bánh tét Nam Bộ.
Ngày nay, bánh tét không chỉ dùng trong những ngày Tết mà đã trở thành món ăn thông dụng thường ngày. Nhiều địa phương đã sáng tạo ra nhiều nguyên liệu và cách gói khác nhau để biến đòn bánh tét trở thành đặc sản của địa phương như: bánh tét Trà Cuôn [Trà Vinh], bánh tét nếp trộn đậu phộng [Bình Dương - Tây Ninh], bánh tét nhân hột điều [Đồng Nai], bánh tét cốm dẹp [Sóc Trăng]./.


  • Bánh tét Nam Bộ
  • ngày Tết
  • bánh chưng

Video liên quan

Chủ Đề