Bánh đúc lạc chấm tương hà nội

[NSHN] - Có một câu ca dao xưa vẫn lưu truyền trong dân gian: “Em ơi, bánh đúc bẻ ba/Mắm tôm quệt ngược cửa nhà anh tan”.

Ngày bé chưa hiểu được ý của câu ca, tôi được bà ngoại giải thích đây là một câu nói ngoa dụ, ý là khen bánh đúc ngon. Vin vào câu chuyện người đàn bà có thể ăn một thức quả rẻ tiền, vì ngon miệng mà xơi nhiều đến độ “tan” cả nhà chồng thì đúng là... ngoa quá!

Nhưng mà quả thật, bánh đúc là một thức quà ngon, rất đáng nếm. Tuy rằng, đó chỉ là món quà quê vô cùng bình dị, chưa bao giờ được xếp vào hàng cao lương mỹ vị.

Bà ngoại tôi xưa vẫn nấu bánh đúc ngô. Nguyên liệu đơn giản, chỉ có ngô xay và một ít tóp mỡ. Bà ngâm ngô với vôi rồi đem bột ngô ấy quấy bánh đúc. Khi quấy xong, đổ ra cái mẹt nhỏ có lót lá, bánh nguội là xơi được. Bánh đúc ngô vàng óng, bùi bùi, the the [mà không hề nồng] chút vị vôi, lại ngầy ngậy. Đấy là món ngon trong thời thơ bé mà đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.

Bánh đúc gạo thường được quấy với lạc. Bánh thường được làm bằng gạo ngon, lạc ninh nhừ và bùi. So với bánh đúc ngô thì bánh đúc gạo rõ là “sang” hơn, nom mướt, mềm, nõn nà hơn. Ăn bánh đúc gạo cần thêm nước chấm, thường là tương Bần. Nếu có thêm đậu rán và rau thơm, kinh giới nữa thì càng tuyệt.

Bánh đúc chấm tương rất phổ biến, đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, những người có “khẩu vị mạnh” thì ưa chấm mắm tôm chanh ớt mà như lời các cụ nói thì ngon đến độ “tan” cả cửa nhà.

Bánh đúc lạc là thứ quà bình dân bán quanh năm. Ở Hà Nội, các bà, các chị đi bán rong hoặc bán online thường kèm với gói tương Bần thơm ngọt. Đĩa bánh đúc trắng ngà, tương gừng nâu nâu, đậu rán vàng ruộm và những lá rau thơm xanh nõn. Xơi món này cho bữa sáng thật thích hợp.

Ngoài cách xơi “bẻ ba” rồi “mắm tôm quệt ngược”, thì bánh đúc còn có vài cách chế biến nữa. Ngày hè, một vài chợ ở Hà Nội có hàng bánh đúc nộm. Bánh đúc gạo [không lạc] được thái sợi, ít rau ghém lót dưới, một nhúm giá trần rải lên trên, rồi chan nước canh [mà thành phần chính là lạc giã thật nhuyễn]. Trong tiết nóng nực, bát bánh đúc nộm mát rượi, thanh thanh, làm tỉnh cả người. Cũng có hàng bán riêu cua bánh đúc, ăn cũng rất ngon.

Cách làm bánh đúc lạc không quá cầu kỳ như nhiều người vẫn nghĩ. Bánh đúc lạc là món ăn dân dã không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá du lịch miền Bắc. Chỉ với lạc, bột gạo và một số nguyên liệu khác là bạn đã có thể làm được món bánh đúc lạc thơm ngon, tròn vị.

1. Bánh đúc lạc - Món ăn truyền thống giản dị của người Việt

Bánh đúc lạc chỉ có nhân là những hạt lạc [đậu phộng] chứ không nhiều loại nhân như bánh đúc tàu Hải Phòng - đặc sản Hải Phòng. Bánh đúc lạc là món ăn bình dân và quen thuộc của người dân Hà thành cùng nhiều tỉnh miền Bắc.

Hương vị béo ngậy, mềm mượt của bánh đúc nóng hổi hòa quyện với vị ngọt bùi của hạt lạc đã tạo ra những kí ức ẩm thực khó quên trong lòng mỗi người. Bánh đúc lạc là thức quà yêu thích của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.

>>> Bỏ túi ngay 19 địa điểm du lịch Hải Phòng đẹp ngất ngây không thể bỏ lỡ. 

2. Hướng dẫn cách làm bánh đúc lạc miền Bắc ngon đúng điệu

Bánh đúc lạc cần những nguyên liệu gì? Để làm ra món đặc sản miền Bắc cần bao nhiêu thời gian? Bỏ túi ngay cách làm bánh đúc lạc ngon ngất ngây!

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Số lượng khẩu phần: 1 - 2 người

Thời gian chuẩn bị: 45 phút

Mức độ chế biến: dễ

Bánh đúc làm bằng gì? Tham khảo ngay nguyên liệu trong cách làm bánh đúc nóng Hà Nội vị lạc thơm ngon:

  • Lạc [đậu phộng]: 100 gr
  • Bột khoai tây: 125 gr
  • Bột gạo lọc: 125 gr
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê
  • Nước: 1 lít
  • Gia vị: muối [1 thìa cà phê], tương bần [2 thìa cà phê], đường [1 thìa cà phê]
  •  Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê

Lưu ý: có thể cho thêm dừa để bánh có bị bùi, ngậy hơn. Đây là một bí quyết để tạo ra mùi vị ngọt ngào trong cách nấu bánh đúc lạc dừa.

2.2. Các bước trong cách nấu bánh đúc lạc ngon 

Bước 1: Ngâm lạc [đậu phộng] 

  • Ngâm 100gr lạc ngập nước trong khoảng 5 tiếng sau đó đổ phần nước đi, rửa sạch. Đây là bước rất quan trọng trong cách làm bánh đúc nóng miền Bắc vị lạc béo ngậy.
  • Nấu nước sôi và thả lạc vào luộc trong khoảng 2 phút. Chắt phần nước luộc đổ đi.
  • Cho vào nồi 500ml nước và lạc cùng 1 thìa cà phê muối. Sau đó bạn đậy nắp, đun sôi cho đến khi lạc chín thì vớt ra, để ráo nước.

Bước 2: Trộn bột bánh đúc lạc

  • Cho vào bát 125gr bột gạo, 125 bột khoai tây và 500 ml nước, khuấy đều.
  • Để bột nghỉ trong 30 phút. Bước này trong cách làm bánh đúc lạc giúp cho phần bột lấy lại sự đàn hồi và làm bánh mềm mại hơn.
  • Cho từ từ phần nước luộc lạc còn nóng vào phần bột nghỉ. Khi đổ nước vào thì bạn nhớ phải khuấy thật đều bột lên.

Bước 3: Khuấy chín bột và trộn lạc, dừa

  • Đặt lên bếp nồi hỗn hợp bột vừa khuấy ở trên ở nhiệt độ vừa. Bạn cần khuấy đều tay và liên tục. Khi hơi nước bắt đầu bốc lên, phần bột hơi dính đáy nồi thì hạ lửa xuống, tiếp tục khuấy bột.
  • Bột dần trở lên đặc và mịn hơn, tăng lửa lên một chút rồi khuấy cho tới khi bột dẻo, có màu trong. Cho 1 thìa canh dầu ăn, tiếp tục khuấy cho phần bột dẻo, cô đặc lại.
  • Cho lạc, dừa vào hỗn hợp bột rồi tắt bếp. Đổ bột ra lá chuối hoặc khuôn. Bạn nên dàn bột mỏng khoảng 1 - 1.5 cm. Đợi bánh nguội hẳn rồi mới cắt bánh.

Bước 4: Làm nước chấm từ tương bần

  • Cho vào bát 3 thìa cà phê nước lọc, 1 thìa cà phê đường, 1 ít nước cốt chanh và 2 thìa cà phê tương bần
  • Khuấy thật đều để đường tan

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

  • Sau khi đợi bánh nguội thì bạn cho ra đĩa, cắt miếng vừa ăn
  • Bánh đúc dẻo dai, mịn màng chấm cùng tương bần đặc trưng tạo ra mùi vị vô cùng hấp dẫn

Ngoài bánh đúc lạc trứ danh, các biến thể khác của bánh đúc cũng được các tín đồ ẩm thực cực kỳ yêu thích. Đó là bánh đúc nóng, bánh đúc nộm, bánh đúc Hải Phòng hay bánh đúc xứ Nghệ.

Món bánh đúc - đặc sản Nghệ An quen thuộc được làm từ loại gạo tẻ trắng. Người làm bánh sẽ đem gạo giã thật nhuyễn thành bột rồi rây kỹ và ủ qua đêm. Phần bột được trộn cùng nước vôi trong nên bánh có màu trắng ngần đẹp mắt. Bánh đúc Nghệ An thường ăn cùng nộm sung, chấm với mật mía hoặc tương bần. 

Để thoải mái thưởng thức những bát bánh đúc ngon và các đặc sản khác của xứ Nghệ thì trước tiên, bạn nên tìm cho mình một địa điểm lưu trú tốt. Melia Vinpearl Cua Hoi Beach Resort chắc chắn sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch Nghệ An trọn vẹn nhất. 

Điểm nghỉ dưỡng này nằm ở Cửa Lò và có tầm nhìn hướng ra biển cùng nét kiến trúc độc đáo, hứa hẹn mang đến cho bạn những trải nghiệm nghỉ dưỡng sang trọng và đẳng cấp bậc nhất.

>>> Đặt phòng Melia Vinpearl Cua Hoi Beach Resort và tận hưởng thiên đường nghỉ dưỡng đầy đủ tiện nghi

Bánh đúc lạc nóng hổi được cắt thành từng miếng vừa miệng. Bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện hài hòa giữa các hương vị thanh mát, giòn tan và béo ngậy.

So với các loại bánh khác, bánh đúc lạc thường có giá thành rẻ và rất dễ kiếm. Món ăn dân dã này có mặt ở khắp các phố phường Hà thành và các tỉnh miền Bắc. Nếu bạn chưa mua được thì có thể học cách làm bánh đúc lạc rồi xắn tay áo lên để chiêu đãi gia đình ngay nhé!

>>> Đặt phòng Melia Vinpearl Cua Hoi Beach Resort để có những trải nghiệm đẳng cấp, sang trọng với mức giá cực kỳ ưu đãi.

Cùng với sự phát triển của đô thị, bánh đúc cũng biến tấu đi, mới mẻ hơn, độc đáo hơn thành những món bánh như bánh đúc nóng, bánh đúc thịt...

Nhưng dù có bao nhiêu loại bánh đúc khác xuất hiện đi nữa thì món bánh đúc lạc chấm tương truyền thống vẫn luôn hiện hữu và được ưa thích nhất.

Món bánh đúc chấm tương bắt đầu có ở Hà Nội khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, khi xung quanh những ngôi nhà tập thể mọc lên những hàng quán bán đồ ăn vặt. Thế nhưng, ở Hà Nội bây giờ bánh đúc được bán ở nhiều nơi như các gánh hàng rong trên phố, hoặc các khu chợ như chợ Đồng Xuân, hàng Bè và nhiều nhất là ở Phủ Tây Hồ.

[Hương vị thơm ngọt nức tiếng của món bê chao Mộc Châu]

Những miếng bánh đúc trắng mịn, loáng thoáng lạc và dừa được xếp gọn gàng trên đĩa. Thời xưa, người làm bánh đúc rất cầu kỳ ở khâu chuẩn bị bột bánh.

Bột làm từ gạo tẻ ngon, ngâm đủ 10 tiếng, có nơi ngâm đến ba ngày tới khi bóp gạo tan thành bột, rồi đem bột ngâm với nước vôi trong hoặc nước tro.

Ngày nay, các bước làm bánh cũng được rút gọn đi nhiều. Người ta sử dụng bột gạo xay sẵn ngâm với nước và nước vôi trong khoảng nửa tiếng rồi đem xay thành bột nước là sử dụng được.

Những miếng bánh được cắt nhỏ đem chấm với nước tương sẽ tạo nên một hương vị quà quê truyền thống đậm nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa.

Khi ăn bánh đúc người ta có thể ăn với nhiều loại nước chấm, song dân dã và phổ biến hơn cả vẫn là bánh đúc chấm tương. Khi ăn miếng bánh đúc dẻo, ngậy mùi lạc được chấm với tương lạnh khi ăn sẽ có đủ vị chút thơm ngon của bánh đúc, mùi vị bùi béo của tương.

Bánh đúc chấm tương thường được ăn như bữa ăn lót dạ vào buổi sớm hoặc như món quà vặt vào những buổi chiều có nắng ấm thể hiện phong vị ẩm thực rất thanh tao, dân dã của người Hà Nội./.

Bài: Ngân Hà
Ảnh: Khánh Long

[Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề