Các món ăn bổ dưỡng phục hồi sức khỏe

Nhiều người quan niệm rằng, muốn bồi bổ sức khỏe thì phải tìm đến những thực phẩm khan hiếm, đắt đỏ, hoặc những vị thuốc đặc biệt, điều này không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi những thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể có những tác dụng tốt không kém gì thuốc quý, hãy thử tham khảo phân tích sau đây của chuyên gia.

11 Thực Phẩm Giúp Hồi Phục Sức Khỏe Hiệu Quả Nhất

Nếu bạn liên tục cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng mà không phải do cố sức làm việc thì cơ thể bạn đang bị suy nhược. Tình trạng này càng kéo dài thì sức khỏe bạn sẽ càng xuống dốc và có thể dẫn tới những hệ quả khôn lường khi cơ thể không tự kiểm soát được nữa.

Cụ thể, biểu hiện của suy nhược cơ thể như sau:

+ Gầy yếu và sắc mặt xanh xao.

+ Xuất hiện tình trạng chóng mặt, ù tai, ngất xỉu, đổ mồ hôi trộm,…

+ Ăn không ngon miệng dẫn đến sụt cân.

+ Khó ngủ, ngủ không sâu, gặp ác mộng và thậm chí là mất ngủ.

+ Cơ bị nhức mỏi, bị chuột rút, đau lưng và khả năng vận động kém.

+ Đau đầu, trí nhớ giảm, không thể tập trung vào công việc, học tập.

+ Tâm trạng đi xuống, thường buồn bã, khó chịu, bi quan và nóng tính.

+ Xuất hiện tình trạng rối loạn tình dục.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng suy nhược cơ thể thường đến từ chính cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Ăn uống không đủ chất, tâm lý tiêu cực hay làm việc và học tập quá sức cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn.

Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu xấu trên, ngoài việc nghỉ ngơi để lấy lại sức, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là vô cùng cần thiết. Các món ăn phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng gồm chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, những món ăn có hàm lượng chất béo và đường quá cao cần được hạn chế.

Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu đến bạn danh sách những Thực Phẩm bồi bổ cơ thể, đảm bảo chứa các dưỡng chất như trên để phục hồi sức khỏe hiệu quả, cùng xem qua nhé !

NHỮNG THỰC PHẨM BỒI BỔ CỞ THỂ, VÀ HỒI PHỤC SỨC KHẺO TỐT NHẤT

1. Hạt Khiếm Thực [Hoa Súng] - Nhân Sâm Trong Nước

Hạt súng còn được gọi là gạo đầu gà, đầu gà, thuộc họ sen, phơi hạt khô để sử dụng như một thực phẩm, một vị thuốc.

Theo Đông y, hạt khiếm thực có tác dụng bồi bổ sức khỏe, không gây béo. Các tài liệu Đông y nghiên cứu ghi chép rằng, hạt khiếm thực có tính bình, vị ngọt, mát, có tác dụng bổ thận, ích tinh, tốt cho lá lách, phòng ngừa tiêu chảy.

Tác dụng bổ thận ích tinh của hạt khiếm thực được sánh ngang với sơn dược, loại bỏ khí ẩm, tốt như hạt đậu đỏ, trong khi tác dụng giúp bình tĩnh tâm trí thậm chí còn tốt hơn hạt sen. Đông y gọi hạt khiếm thực là tuyệt phẩm bổ tinh ích khí bí ẩn mà chưa có nhiều người biết đến.

Hạt khiếm thực có thể ăn trực tiếp khi còn tươi, hoặc có thể phơi khô sử dụng như các loại hạt khác, đồng thời có thể nhai ăn trực tiếp. Ngoài ra bạn có thể kết hợp với hạt sen, sơn dược, đậu lăng trắng để nấu cháo hoặc chế biến các món ăn thông thường khác.

Những người có bệnh về dạ dày, lá lách nếu bị đau bụng, ăn một chút hạt khiếm thực có thể phòng ngừa tiêu chảy, ngưng đi ngoài. Do hạt khô thường cứng, bạn nên nấu trong thời gian dài hơn để hạt chín nhừ, hoặc tốt nhất là xay thành bột và cho vào nấu với cháo.

2. Hàu – Món Sữa Từ Đại Dương

Đông y gọi hàu là món "sữa biển", do có đặc trưng nổi bật là hàm lượng protein cao, chất béo thấp, dễ tiêu hóa và bổ dưỡng.

Thịt hàu khô chứa 45-57% protein, 7-11% chất béo, và nhiều vitamin, taurine, canxi, phốt pho, sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng khác.

Hàm lượng canxi của hàu gần bằng sữa và hàm lượng sắt của nó gấp 21 lần sữa. Trong số đó, một lượng lớn sắt và đồng có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ, kẽm có thể ngăn ngừa da khô, thúc đẩy sự trao đổi chất, phá vỡ melanin dưới da, và làm cho da trở nên trắng mịn và đỏ hồng hào tự nhiên.

Các axit amin chứa trong hàu có thể cải thiện chức năng của gan, ức chế sự tích tụ axit lactic, và tăng cường sức mạnh thể chất. Chuyên gia Trần Hạ Phi nói rằng, một số loại hàu có thể chứa norovirus, chất này có thể gây viêm dạ dày ruột. Những người bị bệnh cấp tính và mãn tính về da, lá lách, dạ dày và tiêu chảy mãn tính không nên ăn quá nhiều hàu.

3. Cá Chạch – Linh Chi Trong Ao Hồ Đầm Nước

Cá chạch là một loại thực phẩm giàu protein, ít chất béo, ít chất cholesterol, thịt mềm và được Đông y gọi là linh chi trong ao hồ đầm nước.

Chạch được xem là một thực phẩm có tác dụng bổ sung canxi đứng ở vị trí quán quân, nếu so cùng trọng lượng thì hàm lượng canxi của chạch cao gấp 6 lần cá chép và gấp 10 lần cá hố.

Chạch cũng giàu vitamin D, tốt cho việc hấp thụ canxi, vì vậy nó là một thực phẩm bổ sung canxi tốt. Ngoài ra, chất spermidine và nucleoside chứa trong chạch có thể làm tăng độ đàn hồi của da và giữ ẩm, từ đó giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể.

Đông y quan niệm rằng, chạch có tác dụng bổ trung ích khí, loại bỏ ẩm ướt [trong khi ẩm ướt cơ thể là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh]. Chạch phù hợp với những người có bệnh về cao huyết áp, tiểu đường và tim mạch.

Bác sĩ Phi kiến nghị, khi chế biến chạch nên nấu theo kiểu hấp hoặc kho hầm sẽ tốt hơn các cách chế biến khác trong việc bảo quản và giữ nguyên chất dinh dưỡng. Nếu ăn kèm với đậu phụ thì hiệu quả càng cao.

4. Thịt Chim Cút – Nhân Sâm Động Vật

Theo Đông y, thịt chim cút rất ngon và bổ dưỡng, là loại thực phẩm giàu protein, ít béo, ít cholesterol, thích hợp cho những người trung niên và cao tuổi, cao huyết áp và béo phì, được gọi là "nhân sâm động vật".

Thịt chim cút rất giàu vitamin, khoáng chất, lecithin và một loạt các axit amin thiết yếu có thể bảo vệ mạch máu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch, phù hợp cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, suy nhược thể chất, thiếu máu, chóng mặt và viêm thận.

Thịt chim cút có thể được sử dụng để hầm, hấp, nấu cháo,… Món ăn này mang lại tác dụng bổ khí huyết, chăm sóc lá lách và dạ dày, nuôi dưỡng gan và thanh lọc phổi, tăng cường gân cốt, tốt toàn diện cho sức khỏe.

5. Ngũ Cốc

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính, chiếm khoảng 45 – 65% trong khẩu phần ăn hằng ngày bởi 1 gam tinh bột cung cấp tới 4 calo cho cơ thể của bạn [gấp đôi protein]. Theo các nhà khoa học, một người nên bổ sung ít nhất 240 – 360g tinh bột mỗi ngày. Nhất là với những người bị suy nhược cơ thể thì tinh bột từ gạo, ngô, khoai, sắn, bột mì… là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu.

6. Tỏi

Tỏi đã được sử dụng như một loại dược liệu trong nhiều thế kỷ. Nó có tác dụng kháng khuẩn, là thuốc kháng virus, chống nấm, có thể chữa bệnh, có thể chống lại vi khuẩn, virus và kích thích hệ miễn dịch. Thêm tỏi vào súp gà hoặc nước canh, bạn sẽ có món ăn nằm trong danh sách những món ăn tốt nhất khi bị ốm.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun… Tỏi giúp giảm cholesterol, huyết áp, kích thích hệ miễn dịch, có tác dụng kháng sinh mạnh mẽ. Tỏi chữa tiêu hóa kém, ho, viêm phế quản mãn tính, tăng huyết áp, bệnh lị, ngộ độc thực phẩm do ăn cua, chữa bệnh thủy thũng, tiểu tiện khó... Nói chung, ăn tỏi rất có lợi cho sức khỏe. Liều dùng mỗi ngày từ 5-15g, lương y Bùi Hồng Minh nhận định.

Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe, tăng cường miễn dịch, chữa ốm yếu, mệt mỏi. Ngoài ra, vị lương y này khuyên bạn có thể đặt tỏi dưới gối trước khi đi ngủ vì có tác dụng hành khí. Khi khí huyết lưu thông, bạn sẽ ăn tốt, ngủ tốt, giảm những nơi đau nhức trên cơ thể rất hiệu quả, ổn định huyết áp. Khi đặt tỏi dưới gối ngủ, khí của tỏi có tính chất sát trùng, diệt một số vi khuẩn, tránh được ô nhiễm, tạo điều kiện cho bạn ngủ ngon hơn.

7. Trà Nóng

Trà nóng có thể điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Nó hoạt động như một thuốc giảm đau tự nhiên giúp làm sạch chất nhầy gây ra bởi xoang. Nó cũng chứa polyphenols, một chất chống oxy hóa có thể chống lại bệnh tật. Nên uống trà đen vì chúng sẽ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong cổ họng bạn. 'Bệnh cảm cúm thường liên quan đến các triệu chứng ở đường hô hấp trên, việc uống những chất lỏng dạng ấm nóng có thể giúp mở đường hô hấp', lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh.

8. Thức Ăn Cay

Những món ăn cay như ớt, hạt tiêu được biết có khả năng làm giảm đau mỏi trong cơ thể. Nhiều người bị chảy nước mũi trong thời tiết lạnh chỉ cần thêm đồ ăn cay vào chế độ ăn là có thể khắc phục. Nguyên nhân là vị cay phá vỡ chất nhờn, xóa bỏ cảm giác nghẹt mũi.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y, hồ tiêu vị cay, tính rất nóng, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và đại tràng, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa đau bụng đột ngột, lạnh tay chân, nôn mửa, thổ tả, suyễn, sát trùng, tiêu độc…

Hạt tiêu được dùng chữa cảm hàn, vừa làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài, vừa làm ấm bụng tăng sức ấm nóng bên trong. Về phương diện giảm cân, hạt tiêu đen có vị cay mạnh, đặc trưng, giúp tăng cường tốc độ trao đổi chất nên cực hữu ích với những người muốn giảm cân.

9. Chuối

Chuối là một trong những món ăn tốt nhất khi bị ốm. Chúng là nguồn cung cấp calo, chất dinh dưỡng dồi dào, đồng thời cũng có thể giúp giảm buồn nôn và tiêu chảy.

Lương y Bùi Hồng Minh nhận định, chuối tiêu có vị ngọt, tính lạnh, vào vị, đại tràng, có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Loại thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp người bị táo bón, mụn nhọt, bị xuất huyết do trĩ, sốt nóng khát nước, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, giúp an thai…

10. Sữa Chua

Sữa chua là một trong những món ăn tốt nhất khi bị ốm. Món ăn này cung cấp 150 calo và 8g protein, rất giàu canxi và là một loại thực phẩm probiotic giúp bạn ít bị ốm hơn. Carbohydrat trong sữa chua cũng cung cấp năng lượng, giúp bạn nhanh khỏi ốm. Đặc biệt, một nghiên cứu mới đây của Hội đồng Sữa Quốc gia Hoa Kỳ phát hiện, phụ nữ ăn sữa chua hàng ngày trong 9 tuần giảm các yếu tố xác định viêm trong máu.

11. Trái Cây

Trái cây như dâu tây, việt quất, lựu... Nên được ăn trong thời gian bị ốm. Bởi vì những quả này có chứa các hợp chất có lợi gọi là anthocyanins có thể chữa ốm, mệt mỏi cực tốt. Anthocyanins có đặc tính chống viêm, chống virus và tăng cường miễn dịch cực mạnh.

MỘT SỐ MÓN ĂN KẾT HỢP CÙNG CÁC VỊ THUỐC BỔ CHO NGƯỜI BỆNH SUY NHƯỢC CƠ THỂ

Dưới đây là gợi ý một số món ăn bổ dưỡng mà người bệnh suy nhược cơ thể nên ăn để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, giảm mệt mỏi:

Nguyên liệu: 100g thịt gà, 20g Hoàng kỳ, 20g Đương quy, 20g Đẳng sâm, 15g gừng tươi.

Cách chế biến: Chặt thịt gà thành từng miếng, giã nát gừng đồng thời rửa sạch các vị thuốc, sau đó hầm tất cả trong khoảng 2 giờ. Cuối cùng nêm nếm gia vị cho vừa miệng và ăn nhiều lần trong ngày.

Nguyên liệu: 40 hạt sen, 1 quả tim lợn, 20g Bá tử nhân.

Cách chế biến: Rửa sạch hạt sen, bá tử nhân cho vào nồi ninh cùng 1 lít nước. Sau đó cho tim lợn đã được thái lát tiếp tục hầm cho nhừ, thêm gia vị vừa đủ. 2 ngày ăn 1 lần, kiên trì khoảng 3 – 4 tuần, tình trạng suy nhược cơ thể sẽ được cải thiện đáng kể.

Nguyên liệu: 1 con cá chép 8g

Cách chế biến: Cá chép rửa sạch ướp tỏi, thêm mắm muối vừa đủ, cho vào nồi hấp cách thủy. Cách ngày ăn 1 lần, trong khoảng 2 tuần.

  • Chim Cút Hầm Hoài Sơn, Hoàng Kỳ

Nguyên liệu: 2 con chim cút, 50g hoàng kỳ, 50g đẳng sâm, 50g hoài sơn.

Cách chế biến: Chim cút làm sạch, bỏ ruột, hầm nhừ cùng các vị thuốc trên, thêm gia vị vừa đủ. Ngày ăn 1 lần, ăn liền trong khoảng 7 ngày.

  • Canh Sò Ngao Cà Rốt Đậu Đỏ:

Sò ngao 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g cho nước sạch, gia vị, nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt, chia ăn trong ngày, liên tục 5 - 7 đợt ngày. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.

Những thực phẩm họ đậu luôn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đậu đỏ cũng không phải ngoại lệ. Cháo đậu đỏ là món ăn bồi bổ cơ thể suy nhược vô cùng hiệu quả và dễ tiêu.

Chuẩn bị: 1 lon/bát gạo, 200 gram đậu đỏ, Muối, Nước cốt dừa

Thực hiện: Ngâm đậu đỏ đã chuẩn bị qua đêm cho đậu mềm, Vo gạo, cho thêm 1,5 lít nước, đậu đỏ, muối đem nấu, Đến khi đậu và gạo nở bung ra thì cho nước cốt dừa vô rồi khuấy đều đến lúc cháo sôi.

Thưởng thức lúc cháo còn nóng để ngon miệng hơn.

Chuyển mùa, thời tiết hanh khô, một chén canh gà ác hầm đậu đen sẽ giúp bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình sau những lần ốm dậy.

Nguyên liệu: Một con gà ác, 30g đậu đen, 3 tai nấm hương, một muỗng cà phê hạt nêm, một phần tư muỗng cà phê đường.

Thực hiện: Gà ác mua về rửa sạch với muối, để ráo. Đậu đen, nấm hương ngâm vào nước trước một tiếng cho mềm. Cho gà ác, đậu đen và nấm hương vào nồi, cho thêm 3 chén nước lọc rồi bắc lên bếp, để lửa to cho sôi bùng lên. Sau đó vặn lửa riu riu và hầm trong một tiếng, khi thấy gà, đậu đã mềm và nước trong nồi còn khoảng một chén thì nêm vào một muỗng cà phê hạt nêm, một phần tư muỗng cà phê đường rồi tắt bếp.

Mrs.Hoàng Quyên

Video liên quan

Chủ Đề