Bài tập về hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2024

Bất kì doanh nghiệp nào đưa tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh cũng muốn đem lại lợi nhuận tối ưu nhất có thể. Việc đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng tài sản cố định chính là bước đầu cho việc tối ưu hóa vốn đầu tư.

Bài viết này sẽ chỉ ra giải pháp giúp giải quyết nỗi đau đánh giá sai lệch hiệu suất sử dụng tài sản cố định mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là gì?

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) là một chỉ số cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hoặc làm ra được bao nhiêu giá trị sản lượng.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ phản ánh được điều gì?

Hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu tối ưu hiệu suất sử dụng TSCĐ, nhằm thu về lợi nhuận cao nhất. Đồng thời, các cấp lãnh đạo không ngừng tìm kiếm nguồn thu, tăng cường số lượng TSCĐ để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về cả chất lượng và giá trị, đảm bảo đạt các mục tiêu từ lớn đến nhỏ mà doanh nghiệp đề ra.

Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp khai thác và sử dụng tài sản để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra liền mạch, không bị gián đoạn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và đáp ứng mong đợi của các bên đầu tư liên quan. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, hiệu suất sử dụng TSCĐ chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ thành công của việc đầu tư trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp.

Bài tập về hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2024

Tại sao cần phân tích và đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng TSCĐ?

Thực trạng đánh giá hiệu suất sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp

Hiện nay, việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp, trường học,… chỉ mới được thực hiện sơ bộ nhằm đáp ứng các chỉ tiêu đơn thuần thống kê tài sản, chứ chưa sử dụng số liệu đã thống kê để đưa ra các quyết định đầu tư tối ưu về TSCĐ. Ngoài ra, hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ mới chỉ dành cho các doanh nghiệp mà chưa sử dụng cho các trường học, cơ quan giáo dục.

Các báo cáo tài chính về TSCĐ hằng năm trong doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho mục đích thống kê số liệu báo cáo lại cho các cấp quản lý. Tuy nhiên, các báo cáo này chỉ dựa trên cơ sở thống kê số lượng chứ chưa sử dụng thước đo giá trị hay năng suất sử dụng để tính toán. Nói cách khác, các doanh nghiệp chưa sử dụng các số liệu đã tính toán được để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Song, thực tế nhiều công ty vẫn chưa phát huy được tối đa công suất của TSCĐ hoặc chưa đầu tư đúng mức cho TSCĐ. Do đó, đôi khi các doanh nghiệp không có được thông tin hay đánh giá hiệu suất của TSCĐ để đưa ra các quyết định đầu tư tối ưu hay đổi mới TSCĐ.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp cho thấy rõ ràng mức độ chính xác của việc đầu tư TSCĐ, trong đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí doanh nghiệp. Vì thế, bước đầu để có được những quyết định đầu tư chính xác và nâng cao hiệu quả sử dụng, chúng ta cần có giải pháp đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng TSCĐ.

Do đánh giá chưa chính xác hiệu suất sử dụng TSCĐ nên hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp chưa cao, còn xuất hiện tình trạng TSCĐ không được sử dụng hết công suất, thậm chí không sử dụng đến gây lãng phí nguồn kinh phí đầu tư cho tài sản của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do chưa tính đến hiệu quả của việc đầu tư và mức độ khai thác TSCĐ của người sử dụng nên một số quyết định về trang bị TSCĐ chưa phải là quyết định tối ưu.

Bài tập về hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2024

Lợi ích với doanh nghiệp khi đánh giá chính sách hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Việc đánh giá đúng và chuẩn xác về hiệu suất sử dụng tài sản trong mỗi doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích rõ ràng như sau:

Đánh giá tình hình và hiệu suất sử dụng tài sản để doanh nghiệp nắm bắt và ứng phó kịp thời với xu hướng của thị trường. Từ đó quyết định lưu trữ những tài sản theo nhu cầu thị trường, loại bỏ hoặc thanh lý những tài sản có hiệu suất sử dụng thấp (hoặc không có khả năng sinh lời). Dựa vào các báo cáo chính xác, các cấp lãnh đạo sẽ đưa ra đường hướng chiến lược quản lý tài sản cố định hiệu quả hơn.

Việc phân tích, đánh giá được dòng luân chuyển tài sản cố định giúp doanh nghiệp có thể nhìn rõ giá trị của tài sản sử dụng trong một kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêu doanh thu và mất bao lâu để đạt được mức doanh thu ấy. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định và chỉ tiêu tài chính phù hợp với khả năng và hiệu suất sinh lời của tài sản

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng TSCĐ

Tài sản cố định được xem là tài sản dài hạn và có tính chiến lược của doanh nghiệp, do đó, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng của TSCĐ đều dựa trên chỉ số cho các loại tài sản dài hạn trong doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cố định

Định nghĩa

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cố định là chỉ số để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Đối với TSCĐ, chỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và các tài sản được sử dụng bao nhiêu vòng.

Bài tập về hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2024

Công thức tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ (Vòng quay tổng Tài sản)

\= Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân

  • Doanh thu thuần (Net revenue): là phần doanh thu còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ, chiết khấu,…).
  • Tổng tài sản bình quân: Trung bình cộng giá trị của tài sản đầu kỳ và cuối kỳ.

Ý nghĩa

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao chứng tỏ TSCĐ được luân chuyển hiệu quả. Còn nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ tài sản luân chuyển chậm.

Hệ số sinh lời tổng tài sản cố định (ROA)

Định nghĩa

ROA (Return on Assets) có nghĩa là Tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tức tỷ suất đo lường lợi nhuận so với tổng tài sản sử dụng trong một công ty.

Mục đích sử dụng

Chỉ số ROA thường được sử dụng để so sánh hiệu suất sử dụng Tài sản cố định của một doanh nghiệp giữa các giai đoạn khác nhau, hoặc so sánh 2 doanh nghiệp có cùng quy mô và ngành nghề kinh doanh.

ROA được xem là công cụ hiệu quả để kiểm tra việc chuyển đổi vốn đầu tư thành lợi nhuận.

ROA còn được sử dụng để đo lường hiệu quả việc đầu tư tài sản, cũng như là đánh giá năng lực quản lý TSCĐ của công ty

Công thức tính ROA

Bài tập về hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2024

ROA = (Doanh thu ròng (hoặc Lợi nhuận sau thuế)/

Tổng tài sản bình quân) x 100%

  • Doanh thu ròng (Net income): Doanh thu ròng là lợi nhuận thu được sau khi khấu trừ đi tất cả chi phí sản xuất, kinh doanh và thuế, hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế.
  • Tổng tài sản bình quân: Trung bình cộng giá trị tài sản lúc đầu kỳ và lúc cuối kỳ.

Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao. Nếu chỉ số ROA lớn hơn 0, nghĩa là doanh nghiệp có lãi và chỉ số ROA bé hơn 0 tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Để tính chính xác chỉ số ROA đối với TSCĐ, bạn cần loại bỏ lợi nhuận từ các hoạt động khác, chỉ tập trung vào hoạt động nào có sự tham gia trực tiếp của TSCĐ.

Ý nghĩa chỉ số ROA

Chỉ số ROA giúp các cá nhân trong doanh nghiệp biết rằng họ có khả năng kiếm được bao nhiêu tiền từ số tài sản mình đang quản lý và khai thác sử dụng.

Giải pháp đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng TSCĐ bằng phần mềm quản lý tài sản cố định

Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định, chỉ số được quan tâm nhất là ROA. Để đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng thông qua chỉ số này, doanh nghiệp cần tập trung vào 2 yếu tố: Doanh thu ròng và Bình quân TSCĐ.

Đặc biệt cần chú ý doanh thu ròng (lợi nhuận sau thuế) trong công thức tính ROA là những doanh thu được tạo ra do việc sử dụng trực tiếp tài sản cố định. Bạn cần loại trừ đi những doanh thu ròng không có sự tham gia của TSCĐ.

Yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ

Bài tập về hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2024

Việc đánh giá thiếu chính xác hiệu quả sử dụng TSCĐ chủ yếu đến từ việc quản lý TSCĐ kém hiệu quả. Sự liên quan giữa việc đánh giá kém hiệu quả và quản lý kiêm khai thác sử dụng thể hiện qua những yếu tố sau:

Quản lý không sát sao dẫn đến nhiều tài sản cố định bị lãng quên, không được sử dụng đúng chức năng hoặc không được bảo trì theo định kỳ, gây lãng phí tài nguyên và chi phí đầu tư.

Việc định danh tài sản không đồng nhất dữ liệu giữa các bộ phận quản lý (do cách quản lý còn lỗi thời) dẫn đến mất mát, tham ô TSCĐ.

Dữ liệu về TSCĐ không thống nhất và thiếu chính xác dẫn đến xác định sai nguyên giá và khấu hao TSCĐ, làm sai lệch giá trị TSCĐ

Việc phân loại tài sản theo chức năng sử dụng không chính xác và thống nhất cũng dẫn đến việc đánh giá sai giá trị bình quân tài sản.

Các biểu hiện trên chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự sai lệch về giá trị bình quân của TSCĐ sử dụng cho kinh doanh sản xuất. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp của những dấu hiệu này chính là doanh nghiệp chưa có phương pháp quản lý TSCĐ một cách khoa học và hiệu quả.

Giải pháp đánh giá hiệu suất bằng phần mềm quản lý chuyên nghiệp

Các phương pháp truyền thống quản lý riêng từng bộ phận với file excel đã không còn phù hợp với tốc độ phát triển và mở rộng của doanh nghiệp. Việc quản lý lỗi thời, sai lệch số liệu và không đưa ra được phương pháp đánh giá tổng quan cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Đã đến lúc doanh nghiệp cần đưa công nghệ số vào công tác quản lý và đánh giá hiệu năng tài sản cố định.

Nắm bắt nhu cầu đó, GSOFT đã cho ra mắt phần mềm quản lý tài sản cố định gAMSPro. Phần mềm gAMSPro cung cấp giải pháp chuyên nghiệp và chuyên sâu giúp doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả tất cả TSCĐ từ giai đoạn quyết định mua sắm cho đến thanh lý tài sản.

Hệ thống Báo cáo thống kê của gAMSPro quản lý từ tổng quan đến chi tiết theo quy định pháp luật hiện hành, đồng thời phục vụ hỗ trợ ra quyết định, quản trị đầu tư mua sắm khai thác sử dụng tài sản. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng tài sản cố định dựa trên những số liệu xác thực và đồng bộ.

Xem chi tiết về phần mềm quản lý tài sản cố định gAMSPro tại đây.

Bài tập về hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2024

Khả năng tạo ra một cơ sở dữ liệu đồng nhất cho các bộ phận quản lý TSCĐ liên quan của gAMSPro mang đến giải pháp tiết kiệm, chuyên nghiệp và phù hợp nhất với mỗi doanh nghiệp. Hãy để phần mềm gAMSPro giúp doanh nghiệp bạn đưa ra những đánh giá chính xác nhất về hiệu suất sử dụng tài sản cố định, góp phần vào định hình chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp trong tương lai!