Bài tập phương pháp nghiên cứu kinh tế năm 2024

cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế; trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học; phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu và trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học. Ở mỗi chương đều cung cấp hệ thống câu hỏi, bài tập tự luận và trắc nghiệm, giúp người học vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề thực tế có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

Giáo trình giúp người học có cái nhìn tổng quan về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học trong kinh tế, các nội dung và các phương pháp để thực hiện công trình khoa học trong lĩnh vực kinh tế. Từ đó người học có được quan niệm đúng đắn về vai trò của nghiên cứu khoa học và khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong đời sống kinh tế xã hội.

Bài tập phương pháp nghiên cứu kinh tế năm 2024

Nội dung Text: Sách giao bài tập: Phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỘ MÔN: KHUYẾN NÔNG Họ và tên giảng viên: Dương Xuân Lâm SÁCH GIAO BÀI TẬP Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội Số tín chỉ: 2 Mã số: SER321 1 THÁI NGUYÊN 10/2015
  2. SÁCH GIAO BÀI TẬP Học phần: Phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội Họ tên giáo viên giảng dạy: Dương Xuân Lâm Chương 1: NHẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KT­XH 1. Thông tin là gì? Dữ liệu là gì? Cho ví dụ? 2. Thông tin trong kinh tế xã hội là gì? Cho ví dụ? 3. Thế nào là thông tin định tính? Thế nào là thông tin định lượng? Cho ví dụ minh họa? 4. Thế nào là thông tin (dữ liệu) thứ cấp? Ưu, nhược điểm của dữ liệu thứ cấp? Phương pháp nào thường được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp? 5. Thế nào là thông tin (dữ liệu) sơ cấp? Ưu, nhược điểm của dữ liệu sơ cấp? Phương pháp nào thường được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp? 6. Anh (chị) hiểu thế nào là kinh tế xã hội? 7. Thế nào là nghiên cứu mô tả? Thế nào là nghiên cứu giải thích? Trình bày mối quan hệ giữa nghiên cứu mô tả và nghiên cứu giải thích? 8. Thế nào là nghiên cứu định tính? Phương pháp nào thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính? 9. Thế nào là nghiên cứu định lượng? Phương pháp nào thường được sử dụng trong nghiên cứu định lượng? 10. Hãy so sánh nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng? 11. Trình bày chức năng, nhiệm vụ của môn học phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội? Chương 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ KINH TẾ XÃ HỘI 2
  3. 12. Thế nào là nghiên cứu khoa học? Phân tích các mức độ khác nhau về chất lượng giá trị của một công trình nghiên cứu khoa học? 13. Phân tích tính đặc thù của nghiên cứu khoa học? 14. Trình bày các lĩnh vực liên quan trong nghiên cứu kinh tế xã hội? 15. Thế nào là giả thuyết khoa học? Trình bày mối liên hệ giữa vấn đề khoa học và giả thuyết khoa học? 16. Cách phát hiện vấn đề nghiên cứu khoa học? 17. Bài tập: ­ Đề bài: Hay xac đinh môt đê tai nghiên c ̃ ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ứu vê kinh tê xa hôi, trong đo chi ro tên ̀ ́ ̃ ̣ ́ ̉ ̃ ̣ ́ ̣ ̀ ̀ ́ ượng nghiên cứu, giới han ph đê tai, muc đich, muc tiêu đê tai, đôi t ̀ ̀ ̣ ạm vi nghiên cứu và ̣ nôi dung nghiên c ưu ́ ­ Cach lam: ́ ̀ ̉ ̣ ước ở nhà; + Chia nhóm suy nghi va chuân bi tr ̃ ̀ ́ ại lớp + Trình bày và đanh gia t ́ Chương 3: THU THẬP THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI 18. Trình bày khái niệm và mối quan hệ giữa tổng thể và mẫu nghiên cứu? 19. Các dạng nghiên cứu chọn mẫu chủ yếu hiện nay đang được áp dụng? 20. Bài tập: Trong một huyện có 10.000 hộ nông dân, chúng ta cần xác định tỷ lệ hộ nông dân có nhà vệ sinh đạt yêu cầu, với yêu cầu mức độ tin cậy là 95%, sai số không vượt quá 1%. Vậy cần phải chọn bao nhiêu hộ nông dân để điều tra? Hướng dẫn: Vận dụng công thức, tra bảng tìm giá trị t và sigma tương ứng với yêu cầu đề bài (từ alpha=95% tìm ra t tương ứng, sigma=1% = 0,01) 21. Yêu cầu của chọn mẫu? Các bước tiến hành chọn mẫu? 22. Thế nào là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên? Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên? 23. Thế nào phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên? Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên? 24. Thế nào là phân tích tài liệu trong thu thập thông tin kinh tế xã hội? Lưu ý khi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để thu thập thông tin? 3
  4. 25. Thế nào là trưng cầu ý kiến? Các lưu ý khi sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin kinh tế xã hội? 26. Thế nào là phỏng vấn bán cấu trúc? Các kỹ năng cần thiết khi sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin kinh tế xã hội? 27. Bài tập: ­ Đề bài: Trên cơ sở đã xác định đề tài nghiên cứu (tại bài tập số 17), hãy xây dựng bảng kiểm dùng trong phỏng vấn? ­ Cách làm: Chia nhóm và chuẩn bị theo nhóm. Cuối giờ giáo viên thu lại bài chuẩn bị của các nhóm và đánh giá 28. Thế nào là quan sát trực tiếp? Lưu ý khi sử dụng quan sát trực tiếp để thu thập thông tin kinh tế xã hội? 29. Bảng hỏi trong điều tra phỏng vấn? Các kỹ năng cần thiết khi sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi trong thu thập thông tin kinh tế xã hội? 30. Thế nào là quản lý và tổ chức thông tin dữ liệu? 31. Bài tập: ­ Đề bài: Thiết lập bảng hỏi (phiếu điều tra) để thu thập thông tin từ đề tài đã xác định từ những chương trước đây để từ đó hãy thu thập thông tin theo bảng hỏi ­ Cách làm: + Theo nhóm + Trình bày và đánh giá 32. Bài tập: ­ Đề bài: Hãy tổ chức thu thập thông tin dữ liệu cho bảng hỏi đã thiết lập từ đề tài nghiên cứu lựa chọn trong những chương trước đây? ­ Cách làm: + Theo nhóm (thời hạn hoàn thành: tối đa 3 ngày) + Trình bày theo nhóm và đánh giá Chương 4: TỔ CHỨC, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI 4
  5. 33. Yêu cầu và chức năng của phân tích thông tin là gì? 34. Hãy phân tích sai số của đo lường trong nghiên cứu kinh tế xã hội? 35. Hãy cho biết nội dung và phương pháp tính toán một số chỉ tiêu kinh tế xã hội hiện đang được áp dụng phổ biến? 36. Bài tập: ­ Đề bài: Hãy thiết lập một file Excel để nhập số liệu thu được từ bài tập trước, nhập số liệu và phân tích thông tin dữ liệu thu được từ đề tài nghiên cứu mà bạn đã lựa chọn? ­ Cách làm: + Theo cá nhân/nhóm chuẩn bị file Excel để nhập số liệu + Nhập số liệu theo cá nhân và tổng hợp theo nhóm + Trình bày và đánh giá theo cá nhân 37. Bài tập: ­ Đề bài: Phân tích số liệu đã thu thập được từ bài tập trước ­ Yêu cầu: 02 tiết phân tích số liệu sử dụng công cụ Pivot Table, 01 tiết còn lại thực hành phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và hồi quy ­ Đánh giá: Làm theo cá nhân, cá nhân nộp bài cho giáo viên qua email hoặc USB 38. Hãy cho biết nội dung một số chỉ tiêu về kinh tế và xã hội thường được sử dụng trong phân tích? Chương 5: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KINH TẾ ­ XÃ HỘI 39. Hãy cho biết yêu cầu của trình bày kết quả nghiên cứu về kinh tế xã hội? 40. Hãy cho biết nội dung chủ yếu trong trình bày kết quả nghiên cứu kinh tế xã hội? 41. Bài báo là gì? Yêu cầu và cấu trúc một bài báo? 42. Thông báo khoa học và gì? Nội dung chủ yếu của thông báo khoa học? 43. Chuyên khảo khoa học là gì? Nội dung chủ yếu của chuyên khoa khoa học 44. Giáo trình là gì? Nội dung chủ yếu của giáo trình? 5
  6. 45. Báo cáo kết quả nghiên cứu là gì? Nội dung chủ yếu của một báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về kinh tế xã hội? 46. Thế nào là luận án, luận văn và khóa luận? Yêu cầu chất lượng của luận án, luận văn và khóa luận? Nội dung và cấu trúc chủ yếu của luận án, luận văn và khóa luận? 47. Trình bày khái niệm và cấu trúc của bài thuyết trình khoa học? 6