Bài tập môn khoa học tự nhiên lớp 6

Chào bạn Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 43

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 43 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi bài tập chủ đề 3 và 4.

Soạn KHTN 6 Bài tập chủ đề 3 và 4 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 43. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải KHTN 6 Bài tập Chủ đề 3 và 4

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Câu 8

Trong các phát biểu sau, từ [cụm từ] in nghiêng nào chỉ vật thể hoặc chỉ chất? Chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống và vật không sống.

a] Trong không khí, oxygen chiếm khoảng 1/5 về thể tích.

b] Hạt thóc, củ khoai và quả chuối đều có chứa tinh bột.

c] Khí ăn một quả cam, cơ thể chúng ta được bổ sung nước, chất xơ, vitamin C và đường glucose.

Gợi ý đáp án:

Vật thể: hạt thóc, củ khoai, quả chuối, nước, quả cam

Chất: oxygen, tinh bột, chất xơ, vitamin C, đường glucose

Vật thể tự nhiên: hạt thóc, củ khoai, quả chuối, nước, quả cam

Vật thể nhân tạo:

Vật sống: hạt thóc, củ khoai, quả chuối

Vật không sống: nước

Câu 2

Một bạn học sinh đang nghiên cứu tính chất của một mẫu chất. Mẫu chất đó có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Theo em, mẫu chất đó đang ở thể nào?

Gợi ý đáp án:

Mẫu chất đó đang ở thể khí

Câu 3

Người ta bơm khí vào săm, lốp [vỏ] xe ô tô, xe máy, xe đạp để giảm xóc khi di chuyển, chống mòn lốp, chống hỏng vành và giảm ma sát. Nếu thay chất khí bằng chất lỏng hoặc chất rắn có được không? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

Không. Vì nếu thay chất khí bằng chất rắn, hoặc lỏng sẽ không có tác dụng giảm xóc ngược lại làm bánh nặng và khó di chuyển hơn

Câu 4

Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tính chất hoá học?

a] Nước sôi ở 100 °C.

b] Xăng cháy trong động cơ xe máy.

c] Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng.

d] Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.

e] Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị.

Gợi ý đáp án:

Tính chất vật lí: a, c, e

Tính chất hóa học: b, d

Câu 5

Em hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để phân biệt bình chứa khí oxygen với bình chứa khí nitơ.

Gợi ý đáp án:

Đưa que đóm đang cháy vào các lọ chứ khí trên:

- Nếu que đóm bùng cháy mãnh liệt hơn thì lọ đó chứa khí oxi

- Ở lọ còn lại là nitơ làm que đóm vụt tắt

Câu 6

Giải thích vì sao em không được dùng nước để dập đám cháy gây ra

a] do xăng, đầu.

b] do điện.

Gợi ý đáp án:

a. Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.

b. Vì nước là chất dẫn điện

Câu 7

Hoả hoạn [cháy] thường gây tác hại nghiêm trọng tới tính mạng và tài sản của con người.

Theo em, phải có những biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình?

Gợi ý đáp án:

Không tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình ga mini...

Lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động, các thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra và sử dụng các thiết bị điện đúng kỹ thuật.

Khi sử dụng gas cần lưu ý: khóa van bình gas sau khi sử dụng, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas.

Việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã vào những ngày lễ, Tết tại mỗi gia đình cần cách xa những nơi có chứa chất nguy hiểm cháy, nổ; có người canh để chống cháy lan.

Câu 8

Nêu một số hoạt động của con người gây ô nhiễm không khí.

Gợi ý đáp án:

Sử dụng phương tiện cá nhân [xe máy, ô tô]

Nấu nướng bằng bếp ga, bếp than,...

Đốt rơm, đốt rẫy

Chặt phá rừng

Khí khải từ các xí nghiệp, nhà máy

Cập nhật: 17/09/2021

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài tập Chủ đề 1 và 2 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết chi từng phần trong chương trình sách mới KHTN lớp 6 Cánh Diều cho các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao.

>> Bài trước: Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 4 Đo nhiệt độ Cánh Diều

Bài tập Chủ đề 1 và 2 Cánh Diều

  • KHTN lớp 6 trang 29 Câu 1
  • KHTN lớp 6 trang 29 Câu 2
  • KHTN lớp 6 trang 29 Câu 3
  • KHTN lớp 6 trang 29 Câu 4
  • KHTN lớp 6 trang 29 Câu 5

KHTN lớp 6 trang 29 Câu 1

Hãy trả lời các câu hỏi đưới đây.

a] Thế nào là khoa học tự nhiên?

b] Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống?

c] Vì sao em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực hành?

Hướng dẫn giải

a. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên. Các nhà khoa học tìm hiểu khám phá những điều còn chưa biết về thế giới tự nhiên nhằm phục vụ cuộc sống của con người.

b. KHTN có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

c. Việc học tập trong phòng thực hành sẽ giúp các em khám phá những điều lí thú của thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, trong phòng thực hành khoa học tự nhiên nếu không cẩn thận, các em dễ gặp phải nhiều tình huống nguy hiểm, nhất là khi sử dụng các hóa chất. Nhiều dụng cụ thí nghiệm làm bằng thủy tinh dễ vỡ có thể làm các em bị thương. Vì vậy các em cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy định an toàn trong phòng thực hành.

KHTN lớp 6 trang 29 Câu 2

Trước khi chạm vào một vật nóng có cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Ta cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy trước khi chạm và một vật nóng. Để tránh xảy ra phỏng hay những tai nạn tương tự.

KHTN lớp 6 trang 29 Câu 3

Các sản phẩm sau đây thường được bán theo đơn vị nào?

Vải may quần áo; nước khoáng; xăng dầu; sữa tươi; gạo.

Hướng dẫn giải

Vải may quần áo: mét

Nước khoáng: chai

Xăng dầu: lít

Sữa tươi: hộp

Gạo: kilogam

KHTN lớp 6 trang 29 Câu 4

Ước lượng thời gian cần thiết để em đọc hết trích đoạn bài thơ dưới đây:

“Với đôi cánh đẫm nắng trời

Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.

Không gian là nẻo đường xa

Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

Tìm nơi bờ biển sóng tràn

Hàng cây chắn bão dịu đàng mùa hoa.”

[Trích bài thơ Hành trình của bầy ong của NGUYÊN ĐỨC MẬU]

Hướng dẫn giải

Thời gian đọc hết bài thơ: Khoảng 15 giây.

KHTN lớp 6 trang 29 Câu 5

Chiều dài của phần thuỷ ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0°C và 22 cm ở 100°C [hình 4.5].

a] Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thuỷ ngân là 8 cm; 20 cm?

b] Chiều dài của phần thuỷ ngân sẽ là bao nhiêu nếu nhiệt độ là 50 °C.

Hướng dẫn giải

a. 100 độ ứng với: 22 - 2 = 20 cm => 1 cm ứng với 5 độ C nên

8 cm ứng với: [8 - 2] x 5 = 30 độ

20 cm ứng với: [20 - 2] x 5 = 90 độ

b. 50 độ ứng với: 20 : 2 + 2 = 12 cm

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 6 bài 5: Sự đa dạng của chất

Ngoài lời giải chi tiết KHTN 6 Cánh Diều trên đây các bạn có thể tham khảo KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo và KHTN lớp 6 Kết nối tri thức theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Cánh Diều THCS

Loạt bài giải sbt Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập môn Khoa học tự nhiên lớp 6.

  • Bài 16: Hỗn hợp các chất

  • Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Bài 1.1 trang 5 sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tư nhiên [KHTN]?

A. Sinh Hóa. B. Thiên văn.

C. Lịch sử. D. Địa chất.

Lời giải:

- Ta có: các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là: Sinh học, Hóa học, Vật lí học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

- Nên lĩnh vực Lịch sử không thuộc về khoa học tự nhiên.

Chọn đáp án C

Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

Bài 2.1 trang 6 sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức: Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?

A. Cấm thực hiện. B. Bắt buộc thực hiện.

C. Cảnh báo nguy hiểm. D. Không bắt buộc thực hiện.

Lời giải:

- Nhận biết biển báo cấm:

+ Biển báo cấm có hình tròn.

+ Phần lớn biển có nền màu trắng, viền đỏ, nội dung biểu thị màu đen.

+ Một số ít biển có nền xanh, viền đỏ, nội dung trắng hoặc nền trắng, viền đỏ, nội dung màu đen.

- Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa là cấm thực hiện:

Biển báo cấm uống nước [không phải nước uống]

Biển báo cấm dùng lửa

Biển báo cấm ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm thử hoặc ngửi hóa chất.

Chọn đáp án A

Bài 3: Sử dụng kính lúp

Bài 3.1 trang 7 sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức: Kính lúp đơn giản

A. gồm một tấm kính lồi [dày ở giữa, mỏng ở mép viền].

B. gồm một tấm kính lõm [mỏng ở giữa, dày ở mép viền].

C. gồm một tấm kính một mặt phẳng, một mặt lõm [mỏng ở giữa, dày ở mép viền].

D. gồm một tấm kính hai mặt phẳng đều nhau.

Lời giải:

Trả lời:

Kính lúp đơn giản gồm một tấm kính lồi [dày ở giữa, mỏng ở mép viền].

Chọn đáp án A

Video liên quan

Chủ Đề