Tuổi dậy thì ở nam kết thúc khi nào năm 2024

Dậy thì là quãng thời gian vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do vậy, phần lớn các bậc phụ huynh đều muốn tìm hiểu các kiến thức liên quan đến tuổi dậy thì nhằm hiểu hơn về con cái của mình. Vậy, trẻ dậy thì từ năm bao nhiêu tuổi? Những sự thay đổi về thể chất, tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn này thế nào?

Dậy thì là gì? Độ tuổi dậy thì?

Dậy thì là quá trình thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần, là sự phát triển từ cơ thể trẻ nhỏ sang cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản. Thông thường, dậy thì bắt đầu bởi các tín hiệu nội tiết tố từ não bộ đến cơ quan sinh dục, điển hình là việc phát triển, hoàn thiện buồng trứng ở bé gái và tinh hoàn ở bé trai. Đi kèm với đó là sự tăng vọt về chiều cao cũng như cân nặng của trẻ.

Tuổi dậy thì ở nam kết thúc khi nào năm 2024
Tuổi dậy thì ở nam và nữ có những sự khác biệt nhất định

Độ tuổi dậy thì sẽ có sự khác biệt tùy theo giới tính cũng như cơ địa của mỗi người. Thông thường, độ tuổi dậy thì ở bé trai và bé gái như sau:

  • Đối với bé gái: Trung bình, bé gái sẽ bắt đầu dậy thì từ năm 10 – 11 tuổi và kết thúc khi các bé bước sang tuổi 15 – 17. Trong đó, cột mốc đánh dấu sự xuất hiện của kinh nguyệt thường rơi vào giai đoạn khoảng 12 – 13 tuổi.
  • Đối với bé trai: Trung bình, các bé trai sẽ bước vào giai đoạn dậy thì từ 12 – 14 tuổi và kết thúc vào khoảng 16 – 17 tuổi. Trong đó, cột mốc đánh dấu lần xuất tinh đầu tiên thường ở độ tuổi 13.

Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều yếu tố làm các thay đổi trong cơ thể đến sớm hơn bình thường hay còn được gọi là hiện tượng dậy thì sớm. Vấn đề này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ, khiến trẻ có tâm lý tự ti, mặc cảm khi mình có những phát triển khác biệt so với bạn bè.

Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì?

Giữa nam và nữ không chỉ khác nhau về độ tuổi dậy thì mà những sự thay đổi trên cơ thể trong giai đoạn này ở hai giới cũng không hề giống nhau. Cụ thể, các dấu hiệu nhận biết dậy thì ở nam và nữ như sau.

Dấu hiệu dậy thì ở nam

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, hàm lượng hormone sinh dục nam được tiết ra một cách đáng kể từ đó tạo nên những thay đổi rõ rệt về cả thể chất lẫn tâm lý.

Tuổi dậy thì ở nam kết thúc khi nào năm 2024
Ở giai đoạn này, trẻ có những thay đổi về thể chất lẫn tâm sinh lý

Một số thay đổi trong độ tuổi dậy thì của nam giới phải kể đến như:

  • Sự thay đổi về vóc dáng cơ thể: Lúc này nam giới sẽ có sự phát triển vượt bậc về chiều cao (tăng lên khoảng 10cm trong vòng 3 năm). Đi kèm với đó là hiện tượng vai nở rộng, cơ bắp xuất hiện, cơ thể trở nên to và khỏe hơn.
  • Lông và râu xuất hiện nhiều: Trong đó, lông mu sẽ mọc nhiều hơn và thường tập trung tại gốc dương vật. Ngoài ra, lông nách, lông chân, râu và ria cũng nối tiếp xuất hiện.
  • Giọng nói có sự thay đổi: Giọng nam giới trở nên khàn và ồm hơn. Sở dĩ điều này xuất hiện bởi trong giai đoạn dậy thì, thanh quản mở rộng đồng thời dây thanh đới cũng dày và to lên. Tuy nhiên, sau một thời gian, giọng của nam giới sẽ dần trầm và ấm trở lại.
  • Xuất hiện cục yết hầu: Đây còn được là sụn tuyến giáp, nó xuất hiện do sự thay đổi hormone sinh dục nam.
  • Cơ quan sinh dục phát triển: Bìu sẽ to ra và trở nên sậm màu hơn đồng thời hai tinh hoàn cũng lớn dần lên. Đi kèm với đó, dương vật cũng to, dài và nhạy cảm hơn. Khi gặp các kích thích tình dục, dương vật dễ bị cương cứng.
  • Xuất tinh: Xuất tinh là dấu mốc biểu thị giai đoạn dậy thì điển hình ở nam giới. Khi các cậu bé mơ thấy những điều mộng mị, ngọt ngào thì có thể xuất tinh ngay trong khi ngủ, đây được gọi là hiện tượng mộng tinh.
  • Mụn trứng cá nổi nhiều: Trong giai đoạn dậy thì, mụn trứng cá sẽ xuất hiện. Mức độ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào đặc tính cơ địa của từng người.
  • Tính cách thay đổi: Trẻ có xu hướng trở nên nghịch ngợm, ương bướng hơn, thích thể hiện bản thân, thích được tự do và muốn bố mẹ tôn trọng quyền cá nhân.
  • Thay đổi cảm xúc: Có những thay đổi trong cảm xúc, xuất hiện cảm giác nhớ nhung, yêu thương bạn khác giới.

Dấu hiệu dậy thì ở nữ

Do nồng độ Estradiol phát triển với mức độ cao nên nữ giới thường dậy thì sớm hơn so với nam giới. Trong đó, các biểu hiện thường thấy trong giai đoạn này ở phái yếu là:

  • Ngực phát triển: Ban đầu, ngực xuất hiện cục u tròn, nhỏ bên trong gây cảm giác đau và hơi nhức tại vùng ngực. Sau đó, bầu ngực dần phát triển, nhô lên và cao dần đi kèm với đó là đầu núm vú cũng to lên và sẫm màu đi.
  • “Cô bé” có sự thay đổi: Trong giai đoạn dậy thì, âm hộ sẽ hơi chếch xuống phía dưới, môi “cô bé” cũng dần lớn lên và thẫm lại. Ngoài ra, nữ giới còn thấy có dịch màu trắng xuất hiện, âm đạo hơi ẩm ướt và nhạy cảm hơn so với bình thường.
  • Lông mọc nhiều: Lông mu bắt đầu xuất hiện, ban đầu mọc ít sau đó cùng với quá trình dậy thì lông sẽ mọc nhiều, dày, cứng và xoăn hơn. Ngoài lông mu, nữ giới còn có thể mọc thêm lông nách, tuy nhiên không dài và đen như của nam giới.
  • Kinh nguyệt: Đây là yếu tố để nhận biết dậy thì thành công, là kết quả của một quá trình biến đổi sinh lý cực lớn trong cơ thể. Tuy nhiên, ở độ tuổi dậy thì, chức năng của buồng trứng đang trong giai đoạn hoàn thiện do đó kinh nguyệt thường không ổn định.
  • Vóc dáng thay đổi: Khi bước vào giai đoạn dậy thì, vóc dáng của nữ giới sẽ dần trở nên mềm mại hơn với phần xương chậu phát triển, mông nở ra và eo nhỏ lại. Đồng thời, chiều cao cũng phát triển một cách nhanh chóng, tăng lên khoảng 7 – 8 cm trong 2 năm hành kinh đầu.
  • Xuất hiện mụn trứng cá: Trong giai đoạn dậy thì, da mặt tiết nhiều bã nhờn hơn so với bình thường và dễ làm xuất hiện mụn trứng cá.

Về tâm lý, nữ giới thích làm điệu, chú ý đến cách ăn mặc, kiểu tóc của bản thân nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ còn bắt đầu có cảm giác yêu thương, nhớ mong với bạn khác giới.

Những vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi con ở tuổi dậy thì

Dậy thì là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi nhất và thậm chí đây còn được xem là quãng thời gian khủng hoảng tâm lý ở trẻ. Vì vậy, bậc làm cha mẹ cần cố gắng gần gũi, quan tâm cũng như chia sẻ đến trẻ những kiến thức cần phải biết trong độ tuổi dậy thì này.

Tuổi dậy thì ở nam kết thúc khi nào năm 2024
Cha mẹ cần quan tâm, theo dõi con nhằm giúp trẻ vượt qua giai đoạn dậy thì một cách tốt nhất

Cụ thể, một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý nhằm giúp con vượt qua tuổi dậy thì một cách tốt nhất là:

  • Luôn quan sát các chuyển biến bất thường trong giai đoạn dậy thì của con để có những biện pháp can thiệp đúng lúc. Trong đó, cha mẹ nên dẫn con đến bác sĩ nếu trẻ có những vấn đề như chậm phát triển về thể chất và giới tính, cân nặng thay đổi đột ngột, rối loạn cảm xúc và hình ảnh, có dấu hiệu của trầm cảm…
  • Hãy lắng nghe để thấu hiểu và đồng cảm với con, tôn trọng quyết định cá nhân của con. Điều này giúp trẻ có không gian để phát triển, sáng tạo và hoàn thiện bản thân.
  • Cùng con giải quyết các vấn đề mà chúng đang khúc mắc, nếu cần hãy tư vấn tình cảm cho con, không nên gò ép con vào các khuôn phép, giáo điều cổ hủ do bạn đặt ra.
  • Giúp con định hình được suy nghĩ từ đó hướng đến cuộc sống tích cực và trưởng thành hơn.
  • Hướng dẫn cho trẻ cách chăm sóc và vệ sinh cơ thể trong giai đoạn tuổi dậy thì. Điều này có ảnh hưởng rất quan trọng, giúp ngăn chặn các bệnh lý không đáng có xuất hiện.
  • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Cha mẹ nên bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm nhiều đạm, protein… trong khẩu phần ăn của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện chiều cao.

Cách tiếp cận của cha mẹ trong giai đoạn dậy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Bên cạnh kết quả học tập, cha mẹ cũng cần theo dõi, quan tâm con ở những khía cạnh về tâm, sinh lý nhằm giúp trẻ có thể phát triển một cách toàn diện theo hướng tốt nhất.

Tuổi dậy thì là cột mốc quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Việc lơ là trong giai đoạn này có thể khiến trẻ có những lệch lạc trong suy nghĩ dẫn đến những ảnh hưởng xấu trong tương lai. Vì vậy, bậc làm cha mẹ cần hết sức quan tâm, theo dõi để hỗ trợ, giúp đỡ con một cách tốt nhất.

Tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc khi nào?

Do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trẻ có thể bị dậy thì sớm hơn (có dấu hiệu dậy thì trước 9 tuổi) hoặc muộn hơn (dậy thì sau 14 tuổi). Thời gian bắt đầu hay kết thúc ở mỗi trẻ là khác nhau. Thông thường, quá trình dậy thì ở nam kéo dài 2 đến 5 năm và sẽ kết thúc ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi.nullDậy thì ở nam giới kết thúc khi nào? - Vinmecwww.vinmec.com › Tin tức › Thông tin sức khỏe › Nhinull

Tuổi dậy thì của con trai và con gái là bao nhiêu?

Dậy thì là giai đoạn cơ thể thay đổi cả về thể chất và tâm lý để chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành. Quá trình này thường bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi 8-13 đối với bé gái và 9-14 đối với bé trai. Dậy thì được coi là sớm nếu xuất hiện trước 8 tuổi (bé gái) và 9 tuổi (bé trai).nullTrẻ thường dậy thì ở độ tuổi nào 2 - Bệnh viện Nhi Trung ươngbenhviennhitrunguong.gov.vn › tre-thuong-day-thi-o-do-tuoi-nao-2null

Bao nhiêu tuổi mới hết tuổi dậy thì?

Quá trình dậy thì có thể kéo dài 2 - 5 năm, trung bình 4 năm hoặc đến khi trẻ được 16 tuổi. Điều này là không tuyệt đối vì một số trẻ phải cần đến khi 20 tuổi thì quá trình dậy thì mới kết thúc.null2. Những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở nữwww.bachhoaxanh.com › kinh-nghiem-hay › tuoi-day-thi-o-nu-ket-thuc-k...null

Độ tuổi dậy thì ở bé gái là bao nhiêu tuổi?

Bình thường, giai đoạn dậy thì ở bé gái sẽ bắt đầu trong độ tuổi khoảng từ 9-13 tuổi. Tuy nhiên, nếu quá trình này xảy ra sớm hơn, trước khi trẻ 8 tuổi, trẻ có thể bị dậy thì sớm.nullDậy thì sớm ở bé gái: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trịtamanhhospital.vn › day-thi-som-o-be-gainull