Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

I. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.

- Đặc điểm của từng lớp:

Lớp

Vỏ Trái Đất

Man-ti

Nhân

Độ dày

Từ 5 km đến 70 km.

Gần 3.000 km.

Trên 3.000 km.

Trạng thái vật chất

Rắn chắc.

Từ quánh dẻo đến rắn.

Từ lỏng đến rắn.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1.000oC.

Khoảng từ 1.500oC đến 3.700oC.

Cao nhất khoảng 5.000oC.

- Lớp vỏ Trái Đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, đá, không khí, nước, sinh vật,…

- Vỏ Trái Đất bao gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương:

+ Vỏ lục địa: đa phần được tạo bởi đá granit, có độ dày từ 25 km đến 70 km.

+ Vỏ đại dương: cấu tạo bởi đá badan, có độ dày từ 5 km đến 10 km.

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

II. CÁC MẢNG KIẾN TẠO

- Thạch quyển là lớp ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của man-ti

- Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau.

- Các mảng kiến tạo hiện vẫn đang di chuyển xô vào nhau hoặc tách xa nhau với tốc độ rất chậm.

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

- Trên Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Nam Cực, mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a.

- Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng kiến tạo nhỏ khác. Việt Nam nằm ở mảng Âu – Á.

- Đới tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo là khu vực bất ổn trên Trái Đất, thường xảy ra động đất và núi lửa.

III. ĐỘNG ĐẤT

- Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị rung chuyển đột ngột với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn.

- Cường độ mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo.

- Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

- Hậu quả:

+ Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.

+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

- Các biện pháp giảm nhẹ hậu quả: xây dựng hệ thống dự báo động đất, di dân xa các đới đứt gãy hay các khu vực có rung chấn,…

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

IV. NÚI LỬA

- Núi lửa là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất.

- Núi lửa thường phân bố theo nhóm và hầu hết nằm dưới đại dương.

- Phần lớn số lượng núi lửa đã và đang hoạt động nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương.

- Nguyên nhân: nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng măcma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành núi lửa.

- Các bộ phận của núi lửa: lò măcma, miệng núi lửa, ống phun, dung nham, bụi.

- Hậu quả:

+ Tích cực: Tạo cảnh quan du lịch, đất giàu dinh dưỡng, thuận lợi phát triển nông nghiệp, tạo điện nhiệt,…

+ Tiêu cực: Thiệt hại về con người, ô nhiễm môi trường, đời sống và sản xuất của con người.

- Dấu hiệu nhận biết: ở những nơi có núi lửa, khi thấy mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,... người dân phải nhanh chóng sơ tán.

 - Các biện pháp giảm nhẹ hậu quả: xây dựng hệ thống dự báo, di dân xa các đới đứt gãy hay các khu vực có núi lửa,…


Page 2

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

SureLRN

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

TPO - Trái Đất hiện có 1.500 núi lửa còn hoạt động. câu hỏi đặt ra là nNếu 1.500 ngọn núi lửa còn hoạt động trên khắp thế giới phun trào cùng lúc, thảm họa gì sẽ xảy ra?

Theo Flash Forward, Trái Đất hiện có 1.500 núi lửa còn hoạt động. Đây là những ngọn núi lửa từng phun trào ít nhất một lần trong suốt 10.000 năm qua. Con số này chưa bao gồm vành đai núi lửa kéo dài liên tục dưới đáy đại dương với khoảng 500 ngọn núi lửa từng phun trào trong lịch sử. Tuy nhiên, không phải mọi vụ phun trào đều giống nhau.

"Bạn có thể xếp các vụ phun trào theo hai nhóm. Nhóm đầu tiên sản sinh các dòng dung nham và nhiều khí gas gọi là "effusive" (chảy tràn). Nhóm thứ hai tạo ra tro bụi và khí gas mang tên "explosive" (bùng nổ). Sự khác biệt trong hoạt động phun trào chủ yếu do độ nhớt của magma (đá nhão). Đá magma càng nhớt càng khó thoát khí và khả năng xảy ra vụ nổ càng cao", tiến sĩ Matthew Watson, chuyên gia về núi lửa ở Đại học Bristol, Anh, cho biết.

Dù các vụ phun trào có thể khác nhau, nếu tất cả núi lửa trên Trái Đất hoạt động cùng lúc, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Thiệt  hại sơ bộ ở những khu vực gần núi lửa

Các cư dân sống ở phạm vi núi lửa phun trào không chỉ bị ảnh hưởng bởi dòng magma mà cả những đám mây tro bụi khổng lồ. Dòng nham tầng (pyroclastic flow) là những đám mây đá, tro, khí gas di chuyển nhanh và rất nóng với nhiệt độ lên tới 1.000°C. Chúng có thể chuyển động ở tốc độ 724km/h nên hầu như không ai có thể chạy thoát. Không chỉ ảnh hưởng tới cư dân sống ở lân cận, dòng nham tầng còn có thể gây thiệt hại trong bán kính 160km xung quanh núi lửa.

Thiệt hại trên diện rộng

Những cột tro bụi từ các vụ phun trào có thể vươn cao hàng nghìn km. "Tro bụi là thứ không mấy dễ chịu. Chúng bao gồm những mảnh thủy tinh, tinh thể và đất đá nhỏ", tiến sĩ Watson nói.

Không chỉ có khả năng phá hủy động cơ máy bay, tro bụi núi lửa dày đặc có thể làm sập các tòa nhà khi chúng tích tụ và dần dần làm móng nhà sụp xuống. Hít phải tro bụi có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đối với phổi, bao gồm bệnh bụi phổi.

Con người không thể đi lại nếu không đeo mặt nạ phòng độc. Ngoài ra, các kênh liên lạc sẽ ngừng hoạt động do tro bụi làm gián đoạn hoạt động của vệ tinh và chặn sóng vô tuyến.

Biến đổi khí hậu trong dài hạn

Các vụ phun trào núi lửa có thể kéo theo những biến đổi dài hạn đối với khí hậu Trái Đất. Trên thực tế, lượng tro bụi và khí gas khổng lồ giải phóng từ miệng núi lửa sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu hạ thấp.

"Sự gia tăng đột ngột trong nồng độ sulphur dioxide làm hình thành các hạt nhỏ gọi là aerosol khi gặp nước, phản xạ ánh sáng Mặt Trời ngược trở lại. Quá trình này sẽ làm hành tinh sát hơn, thậm chí tạo ra kỷ Băng hà nhỏ", tiến sĩ Watson chia sẻ.

Tuy nhiên, trong thời gian dài hơn, con người có thể gặp hiệu ứng ngược lại với nhiệt độ gia tăng. "Sau hàng trăm năm, khí carbon dioxide (CO2) do núi lửa giải phóng sẽ làm hành tinh nóng lên", tiến sĩ Watson cảnh báo.

Những thảm họa núi lửa khủng khiếp trong lịch sử. Clip nguồn youtube 

10 núi lửa đáng sợ nhất thế giới

Vesuvius là ngọn núi lửa tầng nằm ở vịnh Naples, Italy. Đây là núi lửa duy nhất ở châu Âu nằm trên đất liền đã từng phun trong vòng hàng trăm năm qua. Số lần phun trào lên tới hơn 30 lần và lần phun trào khủng khiếp nhất xảy ra vào năm 79 sau Công nguyên đã vùi lấp và phá hủy thành phố La Mã cổ đại, Pompeli và Herculaneum, các thành phố này đã không được xây dựng lại mặc dù vẫn còn cư dân sống sót.

Nhiệt độ môi trường lên đến 500 độ C kèm theo tiếng nổ lớn, sau đó tro bụi bắt đầu bao trùm các thành phố. Sức ép và hơi nóng đã khiến cho các cơ quan nội tạng của cơ thể ngừng hoạt động trong một khoảng khắc rất ngắn, khiến người dânnoiw đây không kịp có phản ứng.Krakatoa

Krakatoa hay Krakatau là một đảo núi lửa thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, nằm giữa đảo Java và Sumatra của Indonesia. Cấu trúc địa lý của đảo đã thay đổi ít nhất hai lần sau hai vụ phun trào núi lửa vào các năm 416 (hoặc 535) và vào năm 1883. Krakatoa tỉnh giấc với sức mạnh gấp 13.000 lần một quả bom nguyên tử vào năm 1883 với âm thanh phun trào của khói và dung nham đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 36.000 người, phá hủy toàn bộ 165 ngôi làng và thành phố gần đó. Dư chấn sau vụ nổ này chính là việc tạo nên một cơn sóng thần cao tới 30m đổ về hai hòn đảo Java và Sumatra.

Vào thế kỷ 20, một hòn đảo mới đã được khám phá ngay tại đảo Krakatoa, với cái tên Anak Krakatoa hay “Đứa con của Krakatoa” có bán kính gần 2km và cao hơn 200m. Hiện tại, Anak Krakatoa vẫn đang hoạt động và có nguy cơ xảy ra phun trào với quy mộ lớn.St. Helens

St. Helens là một núi lửa tầng đang hoạt động ở quận Skamania ở tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Tên St. Helens được đặt theo tên của nhà giao người Anh Lord St Helens, người đã thám hiểm ra núi lửa này vào cuối thế kỷ XVIII.

St. Helens đã ngủ yên hơn 120 năm trước khi phun trào vào năm 1980, đây là vụ phun trào núi lửa gây thiệt hại nặng nề trong lịch sử Hoa Kỳ, làm chết 57 người, 250 ngôi nhà, 47 cây cầu, 24 km đường sắt và 198km đường cao tốc bị phá hủy. Tambora

Tambora là một núi lửa dạng tầng trên đảo Sumbawa, Indonesia. Năm 1815, núi lửa Tambora hoạt động với chỉ số phun trào là 7. Đây là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại với hậu quả khiến cả một vùng chìm trong bóng tối. Dòng nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi có độ cao khoảng 4.000m, giết chết ngay lập tức khoảng 10.000 người. Lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ met khối khiến vài chục nghìn người chết bởi dung nham.

Ngoài ra, vụ phun trào này còn gây tác động lớn với khí hậu thế giới, cụ thể là khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0.4 – 0.7 độ C, một năm sau đó thì nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè. Sương giá xuất hiện cũng khiến cho Canada và các vùng lân cận bị mất mùa, bản thân núi lửa Tambora cũng bị co lại tới vài nghìn mét, đỉnh núi bị biến thành một hố lớn.

Mauna Loa là một ngon núi lửa lớn nhất Trái Đất tính theo số lần phun và diện tích. Đây cũng chính là một trong năm núi lửa hình thành nên đào Hawaii thuộc tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ. Mauna Loa là núi lửa có hình khiên còn hoạt động với thể tích xấp xỉ 75.000 kilomet khối, Mauna Loa trong ngôn ngữ của thổ dân Hawaii còn có nghĩa là Núi dài, bởi nó cao 60km, rộng 48km, khối lượng của nó bằng 85% khối lượng của tất cả các đảo tại Hawaii, đồng thời chiếm gần một nửa diện tích của đảo Big Island.

Núi lửa Mauna Loa hoạt động thường xuyên nhất thế giới. Từ năm 1843 đến nay nó đã phun trào 33 lần và lần cuối vào năm 1984.Pelée

Pelée là một núi lửa hình nón còn hoạt động, nằm phía Bắc đảo Martinique, vùng biển Caribbe. Sự kiện phun trào núi lửa Pelée vào năm 1902 được xem là thảm họa khủng khiếp nhất thế kỷ XX khi cướp đi sinh mạng của 30.000 người tại thành phố cảng Saint Pierre trong vòng chưa đầy 2 phút, toàn thành phố bị thiêu rụi.

Trước đó, đã có nhiều người nhìn thấy hiện tượng hơi nước, bụi và tia chớp trên miệng núi, tuy nhiên chúng đều bị bỏ qua. Sau thảm họa này, Pelée ngủ yên trong vài tháng và đến đầu năm 1903, dung nham lại trào ra ngoài miệng núi.Eyjafjallajokull

Eyjafjallajokull là một trong những núi sông băng của Iceland. Núi lửa này đã phun trào hai lần trong năm 2010 vào tháng 3 và tháng 4. Đám mây bụi khổng lồ bay trên Eyjafjallajokull vào tháng 4, sau đó di chuyển khắp lục địa châu Âu khiến hàng loạt phi trường đóng cửa, gần 5.000 chuyến bay bị ảnh hưởng và hàng trăm nghìn khách hàng mắc kẹt tại đó trong nhiều ngày.Santorini

Santorini, tên cổ điển là Thera và tên chính thức Thira, là một hòn đảo ở miền Nam biển Aegea, cách Hy Lạp 200km về phía Đông Nam. Đây là đảo lớn nhất của một quần đảo nhỏ, hình vòng tròn cùng tên và là tàn dư của một miệng núi lửa.

Khoảng 3.500 năm trước, ngọn núi lửa trên đảo Thera đã phun trào với sức mạnh gấp 4-5 lần so với vụ phun trào vào năm 1883 của núi lửa Krakatoa. Thảm họa này đã tạo ra một hố lớn trên đảo Aegea cùng những đợt sóng khổng lồ trên đại dương, đồng thời gián tiếp làm sụp đổ nền văn minh Minoa.Nevado del Ruiz

Nevado del Ruiz là núi lửa nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương” của Colombia, hoạt động từ cách đây khoảng 1,8 triệu năm. Trong quá trình hoạt động, ngọn núi này đã hai lần phun ra những dòng nham thạch siêu nóng quét xuống thung lũng sông Guali và Lagunillas, gây nhiều thiệt hại.

Thảm họa phun trào núi lửa vào ngày 14/11/1985 được coi là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất. Tuy lượng tro mà nó phun trào chỉ bằng 3% so với vụ phun trào của núi lửa St. Helens năm 1980 nhưng giết chết nhiều người nhất trong thế kỷ XX và cũng là vụ phun trào núi lửa giết chết nhiều người thứ tư trong lịch sử loài người.Pinatubo

Pinatubo là một ngọn núi lửa tầng đang hoạt động nằm trên đảo Luzon của Philippines. Trước năm 1991, ngọn núi ngủ yên trong 6 thế kỷ, đã bị xói mòn, được bao phủ trong rừng rậm và nuôi sống vài ngàn người dân bản địa.

Tuy nhiên, khi núi lừa Pinatubo phun trào vào năm 1991, thì lượng tro mà nó giải phóng đã khiến cho nhiệt độ toàn cầu giảm 0.55 độ C trong hai năm liên tiếp. Trận động đất 7.8 độ Richter xảy ra cách núi khoảng 100km về phía Đông Bắc năm 1990 chính là hiện tượng khởi đầu cho sự bùng nổ của Pinatubo. Với cột tro cao tới 35km trên không trung thì vụ phun trào này là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trong thế kỷ XX.

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

1001 thắc mắc: Trái đất quay ‘chóng mặt’, điều gì xảy ra nếu nó ngừng quay?

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

1001 thắc mắc: Sẽ kinh dị thế nào nếu Trái đất hình vuông?

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

Ngày mai, Việt Nam quan sát được nhật thực một phần

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

Khỉ đực nổi điên khi phát hiện con cái 'ngoại tình'

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

1001 thắc mắc: Cá mập trắng bị sát thủ nào hạ gục?

Trên Trái Đất có bao nhiều núi lửa

1001 thắc mắc: Hổ - Sư tử, kẻ nào thực sự là chúa sơn lâm?