trai anh hùng gái thuyền quyên phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng nghĩa là gì

  • Em đừng bán bạn thuyền quyên
    Trăm sợi dây chuyền cũng của anh cho

  • Trai anh hùng vô duyên
    Gái thuyền quyên bạc phận

  • Trai anh hùng sánh dí thuyền quyên
    Tỉ như mai điểu gầy duyên bá tòng

  • Tôi người dạo kiểng lê viên
    Tới đây gặp gái thuyền quyên ra hò

  • Anh muốn trông
    Anh lên Ba Dội anh trông Một Dội anh trông Hai Dội anh trông

    Trống thu không ba hồi điểm chỉ

    Anh ngồi anh nghĩ Thở vắn than dài Trúc nhớ mai Thuyền quyên nhớ khách Quan nhớ ngựa bạch Bóng lại nhớ cây Anh nhớ em đây Biết bao giờ cho được Đạo vợ chồng chẳng trước thì sau

    Trăm năm xin chớ quên nhau.

  • Chưa chồng ở vậy cho yên
    Đặng anh dọn chiếc thuyền quyên cưới về

    • Chưa chồng ở vậy cho nguyên
      Để rồi anh dọn chiếc thuyền quyên rước em về

  • Tới đây lạ tổng lạ xã, anh lạc đàng
    Anh thấy thuyền quyên trong sạch, anh thả dầm vàng bơi chơi

  • Kìa ai đi hái hoa sung
    Trong làng lắm kẻ anh hùng, thuyền quyên

  • Quê anh ở phủ bên nhà
    Nhà anh phú quý vinh hoa nhất miền Bấy nay đi kén bạn hiền

    Bây giờ mới gặp thuyền quyên má hồng


    Hỡi cô tát nước gàu sòng Hỏi rằng cô đã có chồng hay chưa? Không chồng làm cuộc mây mưa Ruộng khô mạ héo bao giờ cho tươi Âm dương vẫn sẵn tính trời

    Cùng nhau ta tát gàu giai cho đầy

  • Tiếc cái phận, giận cái duyên,
    Ba cái râu mọc ngược, để gái thuyền quyên giày vò.

  • Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Ví như Lữ Bố, Điêu Thuyền gặp nhau.

  • Con rắn hổ mây nằm cây thục địa
    Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên Phận em là gái thuyền quyên

    Ai mà đối đặng, kết nguyền phu thê

    • Con rắn hổ mây nằm cây thục địa Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên Trách anh bạn tình gian dối đảo điên

      Gạt em xuống chốn huỳnh tuyền bỏ em

  • Dạo chơi đã khắp bốn phang
    Thuyền quyên chỉ có tay nàng mà thôi.

  • Nghe đồn tiếng gái thiền quyên
    Rủ hò cho thấy nhãn tiền thực hư

  • Phàn Lê Huê say mê Thái Tử Oán thù dữ còn đổi ra hiền Huống chi phận gái thuyền quyên

    Chẳng qua căn số định, giận phiền uổng công

  • Bậu đừng khoe bậu thuyền quyên
    Cái khăn bậu bịt cũng tiền anh cho

  • Bớ chiếc ghe sau, chèo mau anh đợi
    Kẻo giông tố tới rồi, mất vọi thiền quyên

  • Phấn dồi mặt nọ tốt tươi
    Thuyền quyên bậu chở mấy mươi anh hùng

    • Phấn dồi mặt nọ tốt tươi Thuyền em chở được mấy mươi anh hùng

      – Thuyền tôi đáy rộng lườn dài


      Xưa kia có chở quan tài cha anh
  • Ước gì bướm được gần hoa Ước gì mình sánh với ta hỡi mình Ước gì tính sánh với tình

    Ước gì nhánh bích cành quỳnh thành đôi

    Ước gì lan huệ đâm chồi

    Ước gì quân tử sánh người thuyền quyên

    Ước gì nguyện được như nguyền

    Ước gì chỉ thắm xe duyên tơ đào

  • Trời xanh đất đỏ mây vàng Anh đi thơ thẩn gặp nàng thẩn thơ

    Bấy lâu loan đợi phượng chờ

    Loan sầu phượng ủ biết cơ hội nào Mong chờ rồng cá kết giao Thề nguyền đông liễu tây đào phòng chung Bây giờ kể đã mấy đông Thuyền quyên sầu một, anh hùng sầu hai Còn non còn nước còn dài Còn về còn nhớ tới người hôm nay Tìm rồng mà lại gặp mây Sầu riêng năm ngoái năm nay hãy còn Biết nhau ba bảy năm tròn Như sông một dải ai còn dám hay Lại đây em hỏi câu này:

    Phượng hoàng đứng đấy, nào cây ngô đồng?

    Thuyền quyên sớm biết anh hùng Liễu tây vắng vẻ đào đông đợi chờ Ra vào mấy lúc ngẩn ngơ Nghĩ gần sao lại bây giờ nên xa Mong cho bướm ở gần hoa

    Muốn cho sum họp một nhà trúc mai

    1. Thuyền quyên Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

      Trai anh hùng, gái thuyền quyên
      Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
      [Truyện Kiều]

    2. Ví Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.

    3. Tỉ như Giống như, cũng như [phương ngữ Nam Bộ].

    4. Mai, điểu [con chim], bá tòng là những hình ảnh ước lệ thường dùng trong thơ văn cổ.

    5. Kiểng Cảnh [phương ngữ Trung và Nam Bộ]. Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh [con cả của chúa Nguyễn Ánh], người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.

    6. Lê viên Rạp hát tuồng [từ Hán Việt]. Do bên Trung Quốc thời nhà Đường, vua Đường Minh Hoàng có tài âm nhạc, chọn ba trăm con em nhà nghề vào dạy ở trong vườn lê [lê viên], vì thế ngày nay gọi rạp hát tuồng là lê viên.

    7. Tam Điệp Tên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội [dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp].

      Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,

      Hòn đá xanh rì lún phún rêu.


      [Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương]

      Phòng tuyến Tam Điệp

    8. Thu không [Trống hoặc chiêng] đánh vào mỗi mỗi chiều tối, lính huyện thu quân và đóng cổng thành [thành bảo vệ huyện đường] sau khi xem xét trong thành không có gì khả nghi.

      Kiều từ trở gót trướng hoa,
      Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.
      [Truyện Kiều]

    9. Đặng Được, để, nhằm [từ cũ, phương ngữ].

    10. Tổng Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.

    11. Đàng Đường [phương ngữ Trung và Nam Bộ].

    12. Dầm Có nơi gọi là chầm, thanh gỗ ngắn, dẹt và to bản dần về một đầu, được cầm tay để chèo thuyền.

      Chèo bằng dầm

    13. Sung Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

      Cây và quả sung

    14. Phủ Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.

    15. Phú quý Giàu có và sang trọng [từ Hán Việt].

    16. Vinh hoa Vẻ vang, được hưởng sung sướng về vật chất [từ Hán Việt].

    17. Má hồng Từ chữ hồng nhan [cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ], từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

      Phận hồng nhan có mong manh
      Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
      [Truyện Kiều]

    18. Gàu sòng Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.

      Tát gàu sòng

    19. Gàu giai Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.

      Tát nước bằng gàu giai

    20. Lã Bố Cũng gọi là Lữ Bố, tự là Phụng Tiên, một tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ở nước ta, Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, trong đó ông là một đại tướng vô cùng dũng mãnh, cưỡi ngựa Xích Thố, cầm phương thiên họa kích, có sức mạnh hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Ông cũng được mô tả là một người khôi ngô tuấn tú, sánh cùng đại mĩ nhân là Điêu Thuyền.

      Lã Bố [đồ họa vi tính]

    21. Điêu Thuyền Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" [khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi]. Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.

      Điêu Thuyền

    22. Hổ mây Còn gọi là hổ mang chúa, một loại rắn độc lớn, thân có thể dài 5-7m. Gọi là hổ mây vì thân có vẩy như trái mây. Rắn hổ mây sống trên mặt đất, nhưng trèo cây và bơi rất giỏi, kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm. Trước đây rắn có nhiều ở vùng Tây Nam Bộ, và có rất nhiều giai thoại như rắn hổ mây khổng lồ, hổ mây tát cá...

      Rắn hổ mây

    23. Địa hoàng Một loại cây thân thảo, có rễ củ dùng làm thuốc Đông y [gọi là thục địa], chống suy nhược cơ thể, bổ máu, lợi tiểu, làm sáng mắt.

      Địa hoàng

    24. Cỏ chỉ thiên Còn có các tên như cỏ lưỡi mèo, cỏ lưỡi chó, cỏ thổi lửa, một loài cỏ mọc hoang, sống dai, thân cao chừng 20-50cm, nhiều cành, gần như không có lá, cả cây có lông. Đây là một vị thuốc Đông y, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

    25. Phu thê Vợ chồng [từ Hán Việt].

      Có âm dương, có vợ chồng,
      Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
      [Cung oán ngâm khúc]

    26. Suối vàng Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.

      Gọi là gặp gỡ giữa đường
      Họa là người dưới suối vàng biết cho
      [Truyện Kiều]

    27. Phang Cách phát âm của người Nam Bộ ngày trước khi nói chữ phương [phương hướng].

    28. Hò Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.

      Nghe một bài hò mái nhì.

    29. Nhãn tiền Nhãn là con mắt. Tiền nghĩa là "trước." Nhãn tiền dịch nghĩa là "trước mắt," thấy ngay nhãn tiền nghĩa là xảy ra ngay lập tức.

    30. Phàn Lê Huê Một nữ tướng thời Đường, vợ của Tiết Đinh San, cũng là một danh tướng trong dã sử Trung Quốc. Phàn Lê Huê là nhân vật chính trong nhiều vở tuồng và cải lương biên soạn dựa trên tiểu thuyết Trung Quốc ở nước ta.

      Xem trích đoạn cải lương Phàn Lê Huê phá Hồng thuỷ trận và Tiết Định San cầu Phàn Lê Huê tại đây.

    31. Căn số Chỉ số mệnh của một người theo luật nhân quả của đạo Phật. Theo đạo Phật, số phận của một người là kết quả của những hành động trong đời sống hiện tại và cả trong những kiếp trước.

    32. Bậu Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu [phương ngữ Nam Bộ].

    33. Ghe Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre [gọi là ghe nan] hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

      Chèo ghe

    34. Vọi Mòi, có dấu hiệu, có triệu chứng, sắp diễn ra điều gì đó [phương ngữ Nam Bộ].

    35. Dồi Đánh phấn cho dính vào da.

    36. Lườn Mặt bên cạnh của ghe thuyền.

    37. Nhánh bích cành quỳnh Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nhánh bích cành quỳnh, hãy đóng góp cho chúng tôi.

    38. Quân tử Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.

    39. Loan Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng [đèn loan, phòng loan...]

      Nào người phượng chạ loan chung,
      Nào người tiếc lục tham hồng là ai
      [Truyện Kiều]

    40. Phượng hoàng Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng [hay phụng] còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

      Một hình vẽ chim phượng hoàng

    41. Ngô đồng Một loại cây gỗ rất cao [có thể hơn 17 mét], thân lớn [khoảng nửa mét], vỏ màu lục xám hoặc nâu xám [khi già], rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn [Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam], thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.

      Ô hay buồn vương cây ngô đồng
      Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
      [Tì bà - Bích Khê].

      Ngô đồng trong Đại Nội ở Huế.

    42. Trúc mai Trong văn chương, trúc và mai thường được dùng như hình ảnh đôi bạn tình chung thủy, hoặc nói về tình nghĩa vợ chồng.

      Một nhà sum họp trúc mai
      Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông
      [Truyện Kiều]

    Video liên quan

    Chủ Đề