Bắt ấn tam muội là gì

Sau khi thực hành Pháp Luân Thường Chuyển xong, hành giả thực hành tiếp pháp Thiền Ðịnh như sau.

Bạn đang đọc: Cách bắt ấn tam muội

Cách ngồi và để tay như lúc làm Pháp Luân Thường Chuyển.Tập trung trí ý lên đỉnh đầu, ý thầm nguyện xuất hồn lên đảnh lễ Phật. Chỉ chú tâm lên xoáy óc một chút thôi, rồi sau đó nhìn thẳng trung tâm giữa hai chân mày lâu chừng nào tốt chừng nấy, ý chí thả lỏng, tâm phẳng lặng và ý dỗ cho ngủ. Ngồi như thế càng lâu càng tốt.Khi thiền định, nếu ngứa mình, tê chân hay có ý động loạn thì chỉ niệm Nam Mô A Di Đà Phật ngay trung tim bộ đầu.

Xem thêm: Cách Thiết Kế Một Tour Du Lịch Chuẩn Chỉnh Để Thu Hút Khách Hàng

[a] Người mới tu để tay lên đùi [b] Người tu lâu có thể bắt ấn Tam Muội

Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:

Thiền là cho phẳng lặng tất cả mọi sự việc và sự thanh hướng về thanh, trược lắng về trược. Thanh là chấn động lực của bộ đầu, phải thả lỏng cho nó phóng lên tới vô cùng tận và trược tự nó phải lắng trong.Trong khi Thiền Định, ngứa mình chỉ nên niệm Phật, tê chân cũng chỉ niệm Phật. Ngứa và tê nó tạo cái dâm tánh, tạo cái dâm tánh thì trở về trược. Trược rồi thì nó ác, ác trược là vậy. Còn người thiền lâu có thể bắt ấn tam muội. Ngồi Thiền Định càng lâu càng tốt, trong lúc ngồi, những vị bộ đầu rút nhẹ có thể ngủ ngồi. Bộ đầu càng rút nhẹ chừng nào thì ta càng dễ đi vào giấc ngủ mê chừng đó, trong mê có tỉnh. Ngồi đây nhưng ai nói gì cũng nghe, cái đàng trước mắt chúng ta, ngay trung tâm chân mày, cái gì chúng ta cũng thấy. Nhưng cảnh bên trên chúng ta thấy rõ rệt. Ngồi đúng thì mặt mày thấy vui tươi, ngồi không đúng thì mặt mày thấy buồn bực. Còn ngồi thiền mà quậy qua quậy lại, đó là tà khí chưa dang hay là tà khí xâm nhập, pháp luân chưa đúng chiều, đi ngược chiều. Chấn động khối thần kinh cho nên cựa quậy. Những cái đó phải ngừng ngay và thực hành chiếu minh cho nhiều, cho nó khai thông những huyệt kinh trong thể xác. Nó dẫn giải tất cả tà khí, trược khí trong thể xác, nhiên hậu nó ngồi yên tĩnh thiền định được... Lúc ngồi thanh tịnh ngay ngắn, thừa tiếp thanh điển bên trên để đi học. Lúc về thì nó nặng đầu, nó làm lắc cái đầu thì chúng ta bắt đầu xả thiền.

Ấn Tam Muội: Người tu lâu, có điển, trong lúc ngồi tập Pháp Luân Thường Chuyển hay Thiền Định tự động rút hai bàn tay lại để ở giữa thay vì ở hai bên đùi. Cách bắt ấn Tam Muội này chỉ dành cho người tu đã lâu.

Đại sư Thích Huệ Nhựt

  • 5 Phương Tiện Pháp Môn Niệm Phật

Lời Dẫn Giải

Kinh Tọa Thiền Tam Muội nói:

Người tu ngồi thiền định, những việc qua rồi chẳng nhớ, các việc chưa đến chẳng lo, các việc hiện tại chẳng sanh lòng vọng tưởng, thì tâm ba đời chẳng có, tất cả vọng niệm đều lặng dứt bặt, lòng riêng tưởng niệm một ông Phật A Di Đà mau đặng pháp Tam Muội.

Nhưng người mới tu, muốn cho mau hiệu nghiệm, phát lòng ngồi thiền, niệm Phật không khỏi lòng mê và rối loạn, là hai bệnh thường có. Cho nên trong kinh “Luận Nhân Thiên Bửu Giám” có dạy: “Muốn tham thiền nhập định, phải vào trong chỗ vắng lặng”.

1.- Vững mình ngồi kiết già hoặc bán già, uốn cong xương lưng ngay thẳng lên, không cúi tới trước, không ngửa ra sau, đầu và cổ cũng vậy. Hai tay kiết ấn Tam Muội, ngó thẳng ngay chót mũi đứng nháy, sóng mũi cho ngay với rún, hai mắt nhắm lại vừa thấy ánh sáng ở chót mũi thôi.

2.- Điều hòa hơi thở, hít hơi vào lỗ mũi chạy thẳng xuống cho tới rún, rồi từ rún lần lần thở ra ngã miệng, năm ba lần như vậy, sẽ ngậm kín miệng lại ngồi im, lỗ tai lóng nghe hơi thở ra vào, từ mũi đến rún, từ rún đến mũi, điều hòa lưu thông, không cho xao động, bực tức, không cho hơi thở có tiếng, nhẹ nhàng lên xuống vào ra, êm đềm chẳng khác kẻ qua cầu, mèo ngồi rình chuột.

3.- Điều hòa tâm tánh, nghe hơi thở vào ra mà niệm Phật, mỗi hơi một câu Nam Mô A Di Đà Phật chẳng cho hở dứt, vừa quán tưởng coi người niệm Phật là ai? Thân ta ngồi chẳng động, tâm ta lại vắng không, thân tâm đều yên lặng đồng như cõi hư không, “chẳng chấp như hư không” thường làm như vậy, trong lòng làu quen không bao lâu tâm liền sáng suốt, Tam muội hiện bày….

Nhưng khi đang chuyên chú niệm Phật như vậy mà tâm thần mê ngủ, đầu dần gục xuống, muốn quên niệm Phật, thì phải để tâm nơi lỗ mũi mà niệm, còn như tâm thần muốn loạn động, ngồi không yên tịnh, bắt nghĩ nhớ chuyện gì ở đâu mà lòng chẳng định, phải để tâm nơi rún mà niệm, định tâm trở lại.

Trong ngực có hơi bực tức, phải ngồi thẳng lưng, bớt sự đang chuyên chú đó, để tâm thần được thong thả… Điều hòa hơi thở, chuyên tâm niệm Phật, tâm thần không loạn, lần lần vào được thiền định, ngồi niệm như vậy càng nhiều càng tốt không có gì hại, chớ có lo ngại…

Khi muốn nghỉ niệm, xả ấn tam muội, ôm đầu, lắc mình qua lại năm ba lần, hai tay chà cùng mặt và dụi mắt, xả hơi, mở mắt, uốn vai, uốn lưng cùng là tay chân. Xoa hai tay cho nóng, xát lên hai mắt cho nhiều làm cho khí huyết lưu thông, ngồi đợi một chút cho trong mình bớt nóng, mới đặng nằm ngủ, hoặc đứng đi qua lại. Nếu không làm như vậy, sau hay sanh ra chứng nhức đầu, choáng váng, mờ mắt, tức ngực, đau lưng, chân tay tê nhức, khó mà ngồi lâu nữa đặng.

Người ngồi tu thiền phải học thuộc đủ các phép tắc đó mà thực hành: Chí như cảnh giới thiền định, khi gặp cảnh giới gì cũng đều lấy tâm bình thường mà đối trị. Nhưng trong khi ngồi thiền niệm Phật, tai mắt phải chú nghe nghe hơi thở mà làm chuỗi niệm Phật, tai nghe, mắt quán, ý định không cho tâm thần mê loạn là được. Bằng còn tưởng nhớ đến việc trần thế, hoặc thấy ông này bà nọ, hoặc thấy sự vật gì khác, phải mau định tâm buông bỏ chớ tưởng đến nó mà phải lầm tà đạo [phải biết vật gì mà mắt thấy tai nghe trong lúc thiền định đều là giả mị không thật]. Trừ ra khi nào tâm thần hỷ lạc phát sanh, thì thân thể có luồng khí chạy rần rần khắp cả mình dường như mây, như bóng ánh sáng chiếu sáng lòa rỗng thông trong sạch, thân tâm thơ thới dường như ở giữa hư không, ví như sóng tạt vào mình hoặc thân tâm thoát nhiên trống rỗng như ở chốn không trung, không thấy biết có mình cùng nhà cửa, chiếu mền, giường nệm chi cả, có khi thân tâm mát mẻ, no nê phủ phê hoặc có khi chạy từ trên xuống dưới, hoặc ở dưới phát lên, lần lần khắp cả châu thân nhẹ nhàng an lạc. Muốn được như vậy thì phải y theo phép tắc đó mà làm.

Nhưng cần nhứt phải điều hòa hơi thở ta vào, lên xuống và niệm Phật đừng cho gián đoạn, hoặc vọng tưởng làm cho loạn động, cứ định tâm nơi lỗ mũi và tai nghe câu niệm Phật từng tiếng một cho rõ ràng mà trừ vọng tưởng cho tới chí thiền chí định mà thôi. Bằng ngồi thiền mà ý không an trú vào một nơi nào thì thành ra tâm ý thiên về không. Nếu thiên về không, ngồi lâu thì bị hôn trần tán loạn tâm thần. Nên cần phải yên lặng để trừ tán loạn và tỉnh táo trừ bỏ hồn trầm [là hai bệnh thường có]. Trừ đặng hai bệnh đó, mới có thể vào bực chánh định đặng, lần lần sẽ thấy cái tâm gồm vào; phải cố gắng nhập định cho được theo ý mình muốn. Còn như tâm ý tưởng nhớ, chuyền níu nhiều chuyện chưa đặng vào định, phải mau kiếm thế buộc tâm lại cho đặng thiền định, thì cần phải quán, nghe theo hơi thở luôn luôn dù có đi đứng, nằm ngồi cũng không quên đạo tâm đó.

Lời Thánh hiền xưa có dạy: Phép nhiếp tâm niệm Phật, điều tức mau đặng phép Tam Muội rất giản tiện lợi ích và mau thành công.

– Sau kêu là nhất tâm? Buông lòng ra kêu là Tình, thâu lòng vào thân gọi là Tánh, tình thì sanh vọng, tánh thời sanh tịnh. Thuận buông lòng ra kêu là Thức, nghịch thâu lòng vào thân kêu là Trí. Thức thì sanh tâm vọng tưởng. Trí thì minh tâm kiến tánh, biết tà biết chánh nên kêu là nhiếp tâm.

– Sao kêu là Tam Muội? Tam Muội là tiếng Phạn, Tàu dịch là chánh thọ, chánh kiến và chánh trí. Sáu căn phản cảnh, sáu trần lòng không chứa, kêu là chánh thọ. Lòng không chỗ nhiễm, không thương ghét, kêu là chánh kiến. Người tu nhiếp lòng để vào một chỗ, lòng đặng thanh tịnh, không cho tán loạn, không làm động tịnh. Nơi mình luôn đến trong lòng, chẳng động chẳng rời kêu là chánh trí.

– Sao kêu là điều tức? Điều hòa hơi thở, ban đầu đang mạnh kêu là tức sanh. Hơi thở định rồi kêu là tức trụ. Hơi thở nhỏ dần kêu là tức vị. Hơi thở lặng mất kêu là tức diệt. Hơi thở có ra có vào kêu là phàm tức, hậu thiên tức. Hậu thiên phàm tức suy rồi, thì tiên thiên chơn tức hiện. Chẳng phải ép ngặt nín thở mà kêu là định tức. Nên phải biết, hễ lòng càng tịnh thì hơi thở càng nhỏ, đến khi lòng cực tịnh rồi, thì hơi thở không còn mới kêu là tức suy. Nếu như người không có thầy truyền nói miệng mà ép nín hơi thở ắt phải sanh bệnh thành điên, tổn thương ngũ tạng, bán đồ nhi phế hữu công lao nhi thành vô vụng.

Phép điều tức như vậy đó, cần phải nhớ mà điều hòa cho đúng phép, cho đến khi “thân tâm chẳng động chẳng loạn, đến lúc chí tịnh chí định, hơi thở cùng câu niệm Phật hai việc đều quen, lòng ta xem thấy trên không có trời, dưới không có đất, cùng là sự vật chi chi cả thân ta không có, dường như hư không, mà chẳng nên sanh lòng đặng như hư không, lâu dần lặng quen thì tâm cảnh của ta khai thông đạt biến tri nhứt thiết, thoạt vậy Tam Muội hiện bày, nên trong kinh nói rằng: “Tịnh cực quang thông đạt, tịch chiếu đả hư không”. Thời thiệt một lòng của ta là cõi tịnh của Phật không khác. Cho nên đời nhà Đường có ông Phi Tích thiền sư nói: Hết thảy người tu trong đời lấy các hột và cây làm chuỗi mà lần niệm Phật, còn ta chỉ nương theo hơi thở vào ra mà làm chuỗi niệm Phật, đi đứng, ngồi nằm niệm luôn đến khi ngủ cũng còn niệm như vậy, khi thức giấc cũng niệm tiếp hoài hoài chẳng hở dứt, nên đặng phép Tam Muội và thấy đặng bạch ngọc hào quang của Phật A Di Đà và đặng nhờ oai thần của Phật truyền dạy hết thảy người đời tu đều đặng như lời nói trước đó, muôn người không có một người nào mà chẳng thành công thật là quý báu. Nên nhớ, nên nhớ! Gắng sức, gắng sức! Đừng lui, đừng lui!

Sáu chữ tỵ liệu Phật, câu trước liền với câu sau, ngày đêm chẳng hở dứt niệm nào khác, niệm đến tứ đại, ngũ uẩn, thập bát giới giai không, niệm chí chơn không, pháp không, thị không, diệt không mới đặng; song phải quyết chắc chờ ngày Phật rước về Cực Lạc Tây phương, chớ nên nghi ngại.

Nam Mô A Di Đà Phật

[Trích đăng: Pháp Môn Đáo Bỉ Ngạn, Đại sư Thích Huệ Nhựt]

  • 5 Phương Tiện Pháp Môn Niệm Phật

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề