Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị nguồn nhân lực

1. Hãy trình các nguyên tắc, hiệu quả và hiện thực. Muốn hoạch toán chính xác phải làm như thế nào? Cho ví dụ minh họa

2. Tại sao nói QTKD vừa là một môn khoa học vừa là môn nghệ thuật. Minh chứng bằng thực tiễn nơi cơ quan anh (chị) công tác

3. Hãy trình bày chức năng kiểm tra điều chỉnh; cho ví dụ:

4. Hãy trình bày các vấn đề cơ bản của công tác Quản trị nhân sự; cho ví dụ minh họa:

5. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa 3 quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường bằng sơ đồ mạng. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung?

6. Hãy trình bày các kiểu cơ cấu bộ máy tổ chức trong QTKD; cho ví dụ minh họa


Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị nguồn nhân lực


Chào bạn,

Có lẽ bạn đã mang nguyên một đề thi nào đó trong chương trình quản trị kinh doanh để hỏi chúng tôi. Nhưng điều này cũng không sao vì những câu hỏi của bạn sẽ là câu trả lời chung cho rất nhiều bạn.

Bạn đang xem: Ví dụ về quản trị là khoa học

Hiện trang kinhdientamquoc.vn có phần Lý thuyết, đây là kết quả sau khi chúng tôi số hóa toàn bộ chương trình đào tạo quản trị kinh doanh bậc đại học. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

1. Hãy trình các nguyên tắc, hiệu quả và hiện thực. Muốn hoạch toán chính xác phải làm như thế nào? Cho ví dụ minh họa

Bạn vui lòng làm rõ hơn câu hỏi, tôi sẽ giúp bạn trả lời.

2. Tại sao nói QTKD vừa là một môn khoa học vừa là môn nghệ thuật. Minh chứng bằng thực tiễn nơi cơ quan anh (chị) công tác.

+ Tại sao quản trị là Nghệ thuật, bạn vào đường link sau: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/14-tai-sao-quan-tri-la-nghe-thuat

+ Tại sao quản trị là khoa học: bạn vào đường link sau: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/13-tai-sao-quan-tri-la-khoa-hoc

Ví dụ:

Trong cơ quan của bạn có 1 nhân viên có tài nhưng lại vô kỷ luật. Nếu xét các vi phạm của nhân viên này về giờ giấc làm việc, tác phong... thì đủ điều kiện để kỷ luật và thuyên chuyển công việc. Nhưng nhân viên này lại là nhân sự quan trọng trong hệ thống mà thiếu đi thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của công ty.

Là một giám đốc doanh nghiệp, bạn khó có thể áp dụng rập khuôn 100% quy định của nội quy đối với nhân viên này mà cần dùng các biện pháp khác để vừa có thể điều chỉnh được hành vi vừa có thể đảm bảo hiệu quả công việc.

3. Hãy trình bày chức năng kiểm tra điều chỉnh; cho ví dụ:

Kiểm tra là quá trình so sánh giữa mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch với kết quả thực tế đã đạt được trong từng khoảng thời gian đảm bảo cho hoạt động thực tế phù hợp với kế hoạch đã đề ra.

Đó là quá trình kiểm tra theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý điều chỉnh các hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Trong chức năng hoạch định, công ty sẽ đạt lợi nhuận 400 triệu trong năm 2014, trong từng tháng, từng quý, công ty phải luôn kiểm tra để đảm bảo đúng kế hoạch đặt ra, và có phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp cải tiến để đảm bảo kế hoạch. Nếu trong quý 1, công ty chưa đạt mốc 100 triệu, thì công ty cần có biện pháp để đạt được trong quý 2 (là 200 triệu)...

Xem thêm: Đề Cương Chuyên Đề Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao!

4. Hãy trình bày các vấn đề cơ bản của công tác Quản trị nhân sự; cho ví dụ minh họa:

+ Quản trị nhân sự là gì: Bạn vào đường link sau: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/310-quan-tri-nhan-su-la-gi

+ Vai trò của quản trị nhân sự: bạn vào đường link sau: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/314-vai-tro-cua-quan-tri-nhan-su

+ Mục tiêu của quản trị nhân sự: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/312-muc-tieu-cua-quan-tri-nhan-su.

+ Tầm quan trọng của quản trị nhân sự: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/311-tam-quan-trong-cua-van-de-quan-tri-nhan-su.

Ví dụ:

Việc quản trị nhân sự được thực hiện trước trong và sau khi nhân viên vào làm việc và kể cả khi nhân viên nghỉ việc. Cụ thể

Trước khi tuyển dụng, công tác quản trị nhân sự tập trung vào

Xây dựng cơ cấu tổ chức

Hoạch định nhân sự

Mô tả công việc

Phân tích công việc

Sau khi phân tích công việc và nhu cầu công việc, tiến hành tuyển dụng nhân sự theo quy trình tuyển dụng nhân sự

Khi nhân viên vào làm việc:

Tiến hành đào tạo ban đầu

Đào tạo trong quá trình làm việc và tái đào tạo

Quy chế trả lương

Thưởng và kỷ luật

Quan hệ lao động

Khi nhân viên nghỉ việc

Thực hiện thủ tục bàn giao công việc.

Trên đây là những vấn đề cơ bản nhất của công tác quản trị nguồn nhân lực nhìn từ góc độ quản lý 1 vị trí công việc.

5. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa 3 quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường bằng sơ đồ mạng. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung?

Bạn vui lòng nói rõ 3 quy luật kinh tế cơ bản đó là gì. Trong kinh tế, có rất rất nhiều các quy luật.

6. Hãy trình bày các kiểu cơ cấu bộ máy tổ chức trong QTKD; cho ví dụ minh họa

+ Các yếu tố chính hình thành cơ cấu tổ chức: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/8829-cac-yeu-to-chinh-yeu-hinh-thanh-nen-co-cau-to-chuc

+ Các loại cơ cấu tổ chức phổ biến

Cơ cấu tổ chức theo chức năng: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/22-co-cau-quan-ly-truc-tuyen---chuc-nang

Ví dụ: Công ty có nhiều phòng chức năng: Phòng Nhân sự, tài chính, kinh doanh...

Cơ cấu quản lý theo ma trận: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/23-co-cau-quan-ly-ma-tran

Ví dụ: Công ty có nhiều dự án và mỗi dự án gồm các bộ phận cùng tham gia

Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý

http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/9714-co-cau-to-chuc-theo-khu-vuc-dia-ly

Ví dụ: Công ty có văn phòng ở Miền Bắc, trong văn phòng có đầy đủ các phòng ban.

Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm hoặc dịch vụ: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/9715-co-cau-to-chuc-theo-san-pham-hay-dich-vu

Ví dụ: GIám đốc sản phẩm X, Y, Z, mỗi nhánh có đầy đủ các bộ phận: Nhân sự, tài chính, marketing...

Nguồn nhân lực được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng thành bại của một công ty, doanh nghiệp. Để quản trị tốt được nguồn nhân lực của một doanh nghiệp bạn cần có những kỹ năng chuyên môn nhất định. Vậy nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực là gì? Vai trò của nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực, cùng theo dõi trong bài viết dưới đây từ unica.vn nhé

1. Vai trò của nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực

- Việt quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp, nghệ thuật quản lý nhân sự là sự dung hòa giữa quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, phân tích và thấu hiểu cảm xúc

- Một người quản lý có thể tiếp cận, phân tích và giải quyết vấn đề khéo léo, tinh tế luôn là người có thể thực thi mọi kế hoạch HR và đem lại hiệu quả tích cực. Vì vậy, thật dễ hiểu nếu bạn là một nhà quản lý nhân sự đạt được các yếu tố trên, bạn sẽ rất được lòng toàn thể công ty và được các bậc lãnh đạo cao hơn trọng dụng.

- Đại diện cho tiếng nói của của những nhân viên trong cách quyết định quản lý. 

2. Nghệ thuật xây dựng nguồn nhân lực 

Để có nhân lực phục vụ cho quá trình quản trị và quản lý công việc thì điều đầu tiên cần thực hiện là tìm kiếm và xây dựng nguồn nhân lực. Có nhiều cách để bạn có thể tiến hành công việc này thuận lợi. Cụ thể như sau: 

Xây dựng thông qua các mối quan hệ 

Trong nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực, thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua việc tuyển dụng nhân lực thông qua các mối quan hệ. Bạn có thể thông qua bạn bè, đồng nghiệp hoặc cấp dưới của mình để tìm kiếm nhân tài cho vị trí mà bạn đang muốn tuyển dụng. 

>>> Xem ngay: Cách đối phó với lương thấp không đủ sống hiệu quả

Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị nguồn nhân lực

Thông qua các mối quan hệ, bạn có thể tìm kiếm và xây dựng nguồn nhân lực thành công

Tìm kiếm qua các kênh 

Trong thời đại công nghệ số, người dùng chủ yếu tìm kiếm mọi thứ qua Internet, trong đó có cả việc làm. Vì vậy, bạn có tận dụng các kênh khác nhau để tìm kiếm nguồn nhân lực cho công ty/doanh nghiệp. Để tối ưu phương thức tìm kiếm thì bạn có thể bỏ ra một mức chi phí nhất định để đầu tư cho quảng cáo. Chắc chắn, nhân tài bạn kiếm được sẽ như lá mùa thu. 

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng 

- Nếu công ty, doanh nghiệp của bạn đã có tính thương hiệu trên thị trường thì việc tuyển dụng sẽ đơn giản hơn bao giờ hết. Bạn chỉ cần đề cập đến vị trí công việc mà công ty bạn đang cần tuyển dụng, chắc chắn sẽ có rất nhiều ứng viên apply. 

- Để làm được điều đó, công ty của bạn phải cho ứng viên thấy môi trường làm việc tốt, chế độ, chính sách tốt, đảm bảo đời sống bên ngoài công việc để họ có thể tập trung cống hiến.

Quản lý dữ liệu ứng viên

- Việc quản lý dữ liệu ứng viên ngày càng trở thành xu hướng, việc quản lý dữ liêu các ứng viên theo một cách khoa học sẽ giúp cho bạn đưa ra được những quyết định chính xác, đảm bảo hiêu quả tuyển dụng. 

3. Nghệ thuật sử dụng người tài 

Nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực tiếp theo đó chính là việc sử dụng người tài. Cụ thể, nhân viên có năng lực, kinh nghiệm có thực sự phát huy được hay không là do quá trình đào tạo và sử dụng của chính người lãnh đạo. 

Để người tài có thể cống hiến và phát huy năng lực của bản thân thì trước tiên bạn cần chuẩn bị sẵn những mô tả cụ thể cho họ. Mô tả ở đây bao gồm: yêu cầu về công việc chính, trách nhiệm cần thực hiện, mức lương đạt được, chế độ đãi ngộ… Việc mô tả càng chi tiết thì sẽ tạo được sự tin tưởng và gắn bó lâu dài hơn với người tài. 

Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị nguồn nhân lực

Việc sử dụng người tài hoàn toàn phụ thuộc ở người lãnh đạo 

Và bạn cũng đừng quá vội vàng áp đặt tất cả mọi công việc, dự án cho người có năng lực, hãy để họ làm quen với công việc theo tiến trình phù hợp. Điều này sẽ giúp nhân viên của bạn tránh được tình trạng “sốc” công việc và có thể rời đi ngay sau một vài tháng làm việc. 

Bên cạnh đó, hãy khiến cho người tài khâm phục khẩu phục khi bạn chỉ ra và khắc phục được lỗi sai mà họ đang mắc phải. Đồng thời, có những chế độ khen thưởng nhất định đối với nhân viên xuất sắc, đạt được thành tích cao trong quá trình làm việc. 

4. Nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực qua việc đào tạo 

Đào tạo nhân viên hay còn được gọi là mài sắc nhân tài. Bởi, khi bạn tuyển dụng 10 người thì không có nghĩa cả 10 người đều là nhân tài và có thể phát huy được năng lực ngang hàng nhau, mà sẽ có kẻ mạnh và kẻ yếu. Do đó, điều quan trọng bạn cần nắm được là phát huy tối đa kẻ mạnh và nâng đỡ để phát triển kẻ yếu. 

Và việc mài sắc nhân tài cũng cần có thời hạn. Bạn có thể cho nhân viên của mình thử sức với công việc trong một khoảng thời gian nhất định, nếu không thể đáp ứng, bạn có thể cho họ out. Điều này không hề mang tính nhẫn tâm hay độc ác, mà trong thế giới phẳng, ai có thể đáp ứng được công việc thì người đó sẽ thắng. 

>>> Xem ngay: Tổng hợp các yếu tố nhân viên tốt nên có

Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị nguồn nhân lực

Bạn cần tiến hành đào tạo nhân viên để họ phát huy tối đa năng lực của mình

5. Nghệ thuật khen chê 

Nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực cuối cùng đó chính là thể hiện thái độ khen chê trong quá trình làm việc. Cụ thể, khi có kết quả, chắc chắn sẽ có người làm tốt, người làm chưa tốt, điều này đồng nghĩa với việc người lãnh đạo phải thực hiện nghĩa vụ khen, chê. Việc làm này cần được thực hiện minh bạch, công khai và rõ ràng. 

Bạn có thể thực hiện thông qua các buổi đánh giá, tổng kết theo tuần hoặc theo tháng. Đối với trường hợp nhân viên được khen thưởng thì nên đi kèm với những món quà mang tính giá trị động viên. Còn đối với nhân viên làm việc chưa tốt, hãy biết cách khiển trách một cách văn minh, tránh tình trạng dùng lời lẽ mang tính miệt thị hay chê trách quá đà. Điều này không những không giúp nhân viên làm tốt hơn mà còn khiến họ có thể quay lưng lại với bạn. 

Như vậy, Unica đã chia sẻ với bạn các nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực tuyệt đỉnh nhất, nếu áp dụng vào thực tiễn một cách chính xác, chắc chắn bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công. Và để nắm rõ hơn một số bí quyết “xương máu” trong vấn đề này thì bạn có thể tham khảo thêm khóa học “Bí quyết quản trị nhân sự” của giảng viên Nguyễn Bá Dương trên Unica. 


Tags: Phát triển bản thân