Tieu su đinh la thăng là ai

Ông Đinh La Thăng có 5 năm công tác tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (từ năm 2006 - 2011) với các chức vụ: Chủ tịch HĐQT, sau đó là Chủ tịch HĐTV Tập đoàn.Thời gian lãnh đạo PVN, ông Thăng đã có một số quyết định đầu tư gây thất thoát vốn và ban hành một số văn bản trái pháp luật, vi phạm quy chế làm việc.

Chiều 8/12, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quyết định cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam - PVN).

Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng - Nguyên Chủ tịch PVN, để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc khởi tố này nằm trong quá trình tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng.

Tieu su đinh la thăng là ai
Thời gian lãnh đạo PVN, ông Thăng đã có một số quyết định đầu tư gây thất thoát vốn, ban hành một số văn bản trái pháp luật, vi phạm quy chế làm việc và đã bị kỷ luật.

Trong đại án OceanBank được xét xử trước đó, luật sư Nguyễn Minh Tâm bào chữa cho bị cáo cựu Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn, đã trưng ra văn bản do Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) PVN Đinh La Thăng ký, yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc PVN và các nhà thầu dầu khí phải thực hiện mở tài khoản tại OceanBank, thực hiện các giao dịch: cấp phát vốn, thanh toán, gửi tiền và các dịch vụ tài chính khác.

Luật sư cho rằng, đây là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV chứ không phải của Tổng giám đốc PVN. Điều này thể hiện quan hệ giữa PVN và OceanBank đã được hai Chủ tịch của hai đơn vị thống nhất cam kết hỗ trợ trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác. Không những thế, quan hệ giữa hai pháp nhân PVN và OceanBank đã được xác lập bằng văn bản cam kết hỗ trợ do chính ông Đinh La Thăng ký với Hà Văn Thắm.

Như vậy, vai trò của ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT và sau là Chủ tịch HĐTV PVN suốt 5 năm sẽ được xét đến.

Ông Đinh La Thăng sinh ngày 10/9/1960, quê quán tại Nam Định. Ông Thăng có học vị Tiến sỹ. Các chức vụ từng đảm nhiệm:

Ủy viên Trung ương Đảng Khoá X, XI, XII

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII

Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XIII

Từ năm 1983 - 1988: Công tác tại Công ty Cung ứng vật tư thuộc Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, là Kế toán viên, Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng công ty, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Công ty.

Từ năm 1989 - 1994: Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng, Uỷ viên Ban Thưởng vụ Đảng uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, Uỷ viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng.

Từ năm 1995 - tháng 3/2001: Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn Tổng công ty Sông Đà; Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Từ tháng 4/2001 - 10/2003: Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sông Đà. Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội. Uỷ viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng, Uỷ viên Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

Từ tháng 11/2003 - 12/2005: Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa thiên – Huế. Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.

Từ tháng 1/2006 - 12/2008: Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Bí thư Đảng uỷ cơ quan Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Từ tháng 12/2008: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ,Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội Khoá XIII. Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Tháng 4/2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Trước đó vào tháng 2/2016: Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM. Ngày 7/5/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII.

Ngày 10/5/2017: Bộ Chính trị phân công ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020), giữ chức Phó Ban Kinh tế Trung ương.

Ngày 8/12/2017: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quyết định cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.

Nguyên An

Đinh La Thăng là cái tên được nhắc nhiều trong những năm từ 2016 – 2019. Ông là người đã mang tới nhiều chính sách mới cho nhân dân, được nhiều người yêu quý song bên cạnh đó cũng đã phạm một số sai lầm trong quá trình công tác. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tiểu sử của ông Đinh La Thăng qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Xuất thân và học vấn

Tieu su đinh la thăng là ai
Tiểu sử đinh la thăng

Ông Đinh La Thăng sinh ngày 10 tháng 9 năm 1960, quê quán tại xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Cha ông là Đinh Văn Nhu (mất năm 2018) nguyên là cán bộ công đoàn Nhà máy dệt Nam Định.

Bạn đang xem: tiểu sử gia đình đinh la thăng

Ông Đinh La Thăng đã tốt nghiệp trung học phổ thông hệ 10/10 tại miền Bắc Việt Nam. Sau đó, ông tiếp tục theo học và tốt nghiệp trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

Năm 1996, ông Đinh La Thăng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học kinh tế chuyên ngành “Kế toán, tài vụ và phân tích hoạt động kinh tế”, dưới sự hướng dẫn của phó giáo sư, phó tiến sĩ Lê Gia Lục.

Về gia đình riêng, ông Đinh La Thăng có hai con gái. Trong đó có cô Đinh Hương Ly (sinh năm 1984) là cựu học sinh chuyên Anh THPT Hà Nội – Amsterdam.

Trong suốt quá trình công tác ông đã từng là Ủy viên Trung ương Đảng Khóa X, XI, XII và đại biểu Quốc hội khóa: X, XI, XII, XIII.

2. Quá trình công tác

Tieu su đinh la thăng là ai
Quá trình công tác Đinh La Thăng

Từ năm 1983-1988: Ông làm việc tại Công ty Cung ứng vật tư -Tổng công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà. Trải qua các chức vụ là:

– Kế toán

– Phó kế toán trưởng

– Kế toán trưởng

– Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy

– Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn

– Bí thư Đoàn thanh niên Công ty.

Đang hot: Chuyện ly kỳ về những ông trùm giang hồ khét tiếng VN

Từ năm 1989-1994: Tiếp tục công tác tại Công ty Thủy điện Sông đà, lần lượt giữ các chức vụ:

– Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Tổng công ty Sông Đà

– Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

– Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Sông Đà

– Ủy viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam

– Phó chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng.

Từ năm 1995 đến tháng 3/2001: Ông là bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn Tổng công ty thủy điện Sông Đà; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Từ tháng 4/2001 đến tháng 10/2003: Ông tiếp tục giữ chức bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà. Ngoài ra còn giữ các chức vụ:

– Đại biểu Quốc hội Khóa XI

– Ủy viên ban Đối ngoại của Quốc hội.

– Ủy viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam

– Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam,

– Phó Chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

Đang hot: Hoàng Yến: Luôn muốn bản thân hoàn hảo nhất mỗi khi xuất hiện

Từ tháng 11/2003 đến tháng 12/2005: Ông Đinh La Thăng giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa thiên – Huế và đại biểu Quốc hội Khóa XI, Ủy viên ban Đối ngoại của Quốc hội.

Từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2008: Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của Tập đoàn dầu khí cũng như các chức vụ trong Quốc hội bao gồm:

– Bí thư Ban cán sự đảng

– Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

– Đại biểu Quốc hội Khóa XI

– Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đến năm 2011: Ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII. Và cũng tại kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội khóa XIII, Đinh La Thăng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Đến tháng 1 năm 2016, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, sau đó được Trung ương bầu vào Bộ chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

Ngày 7/5/2017, ông Đinh La Thăng bị kỷ luật, cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII. Nguyên nhân là do những sai phạm ông mắc phải khi còn làm ở tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.

3 Những điều ông Đinh La Thăng đã làm được trong quá trình công tác

Tieu su đinh la thăng là ai
Đinh La Thăng và quá trình làm việc

Khi làm bộ trưởng Bộ giao thông ông đã đưa ra nhiều quyết định nghiêm minh và nhiều chính sách nhằm phát triển, cải thiện tình hình giao thông như:

  • Tiêu hủy xe đua
  • Thay đổi giờ học và giờ làm việc công sở
  • Đề xuất tăng phí lưu thông xe và hạn chế xe cá nhân
  • Ký văn bản cách chức tổng giám đốc công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội

Khi giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: Điểm nổi bật nhất khi làm Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng đã ra chỉ đạo ngừng chúc tụng đầu năm, giảm tội phạm, thành lập đường dây nóng….

Không thể phủ nhận những điều mà ông Đinh La Thăng đã làm, đóng góp cho đất nước trong quá trình công tác. Tuy nhiên, bên cạnh đó với những sai phạm đã mắc phải, ông Đinh La Thăng đã bị thi hành án kỷ luật. Ngày 8/12/2017, ông bị tạm đình chỉ chức Đại biểu Quốc hội, bị khởi tố và tạm giam. Trong quá trình điều tra, ông bị kết án tổng 30 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trên đây là tóm tắt tiểu sử của ông Đinh La Thăng, hi vọng bạn đọc đã có cho mình những thông tin bổ ích.

Tham khảo: PHẠM NHẬT VƯỢNG