Thầy cô hãy tự xây dựng KHDH môn Đạo đức và chia sẻ kế hoạch của mình với đồng nghiệp cả nước

HĐ1. Kế hoạch dạy học cho từng năm học:

a. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa, tác dụng của kế hoạch dạy học

* Thảo luận các vấn đề sau:

– Quan niệm thế nào là một kế hoạch dạy học nói chung và dạy học môn Toán ở TH nói riêng?

– Chương trình môn Toán ở TH có phải là một kế hoạch dạy học không?

– Phân biệt chương trình dạy học và

kế hoạch dạy học.

NV2. Trình bày các kết quả thảo luận.

NV3. Nhận xét, góp ý

NV2. Thảo luận để lựa chọn đúng các công việc cần làm khi xây dựng một kế hoạch dạy học của năm học cho một lớp ở TH.

NV2. Trình bày các kết quả thảo luận.

NV3. Nhận xét, góp ý

NV3. Thực hành xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán của năm học cho các lớp 1, 2, 4, 5 (mỗi tổ 1 lớp).

* Nhiệm vụ: NV1. Đọc kế hoạch dạy học bài “Diện tích hình bình hành” (Toán 4) trong SGK trang 137-139.

NV2. Thảo luận để lựa chọn đúng các công việc cần làm khi xây dựng một kế hoạch dạy học của năm học cho một tiết dạy học Toán cụ thể ở TH (có vd minh họa).

NV2. Trình bày các kết quả thảo luận.

NV3. Nhận xét, góp ý

* Nhiệm vụ:

NV1. Đọc kế hoạch dạy học bài “Diện tích hình bình hành” (Toán 4) trong SGK trang 137-139.

NV2. Thảo luận và ghi ra giấy trả lời các câu hỏi sau: Cấu trúc của một kế hoạch dạy học toán (cho 1 tiết lên lớp) bao gồm mấy phần cơ bản? Đó là các phần nào? Trong mỗi phần của kế hoạch dạy học trình bày nội dung gì? Có gì đáng chú ý trong khi trình bày các nội dung đó?

NV3. Trình bày các kết quả thảo luận.

NV.Thảo luận nhóm và xây dựng kế hoạch năm học trong chương trình môn Toán ở Tiểu học (trước khi đến lớp)

– Nhóm 1,2: Soạn kế hoạch năm học Toán 2

– Nhóm 3,4: Soạn kế hoạch năm học Toán 3.

Các nhóm trao đổi thảo luận và trình bày kết quả thảo luận

 I. Kế hoạch dạy học cho từng năm học:

1. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa, tác dụng của kế hoạch dạy học. Một số kết luận cần đưa ra:

– Ý nghĩa của kế hoạch dạy học môn Toán: vạch rõ, sắp đặt tiến trình thực hiện chương trình dạy học ND môn Toán cho phù hợp với đối tượng cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và thời gian triển khai. Nó tạo thế chủ động cho GV khi thực hiện chương trình dạy học, thấy rõ Nv cụ thể cho tới từng kì và từng tuần.

– So sánh: Kế hoạch dạy học môn Toán:

+ Một bản thể hiện tiến trình thực hiện các ND môn Toán trong một học kì(năm học) ở một số lớp cụ thể.

+ Cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình và SGK vào điều kiện cụ thể. Nghĩa là:

– Tùy thuộc ít nhiều vào đối tượng học tập cụ thể.

– Có một số chi tiết về đồ dùng dạy học và hình thức tổ chức thực hiện dạy học

– Cụ thể hóa các mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đối với ND dạy học cho đối tượng cụ thể.

– Có thời gian, thời điểm thực thi các nộ

dung dạy học.

Các vấn đề về nội dung, hình thức, thời gian kiểm tra đánh giá định kì và cả năm.

Chương trình dạy học môn Toán:

+ Là bản quy định chung về mục tiêu dạy học, về các nội dung môn Toán bắt buộc đạt được với mọi đối tượng HS trong phạm vi của lớp nào đó ( hoặc cả bậc học)

+ Không phụ thuộc vào đối tượng cụ thể ở một địa phương, lớp học nào đó.

+ Không có các chi tiết về đồ dùng dạy học hoặc về hình thức tổ chức dạy học.

+ Có hướng dẫn làm rõ mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với các nội dung dạy học cần đạt được khi dạy học.

+ Không quy định thời điểm thực thi nội dung dạy học một cách cụ thể.

2. Tìm hiểu cấu trúc và cách xây dựng kế hoạch dạy học của năm học

* Ví dụ: Kế hoạch năm học cho học sinh lớp 3 đối tượng đại trà

II. Mục tiêu dạy học môn toán lớp 3

+ Về số học

+ Về đo đai lượng

+ Về hình học

+ Về yếu tố thống kê

+ Về giải toán

III. Kế hoạch cụ thể

– Các công việc cần làm khi xây dựng một kế hoạch dạy học của năm:

+ Nghiên cứu kết quả học tập của đối tượng HS trong năm học trước.

+ Tìm hiểu chương trình môn Toán của cả bậc học

+ Nghiên cứu kĩ chương trình môn Toán của lớp sẽ dạy trong năm.

+ Tìm hiểu SGK + SGV + VBT và các tài liệu tham khảo.

+ Tìm hiểu thời gian bắt đầu và kết thúc kì học, năm học để lập kế hoạch phân chia cụ thể.

+ Nghiên cứu phân phối chương trình.

– Trong kế hoạch dạy học của năm học cần thể hiện rõ các nội dung sau:

+ Xác định đúng mục tiêu cần đạt được của môn Toán trong lớp sẽ dạy. Ngoài các mục tiêu chung nhất theo yêu cầu của chương trình, cần cụ thể hóa mục tiêu đối với đối tượng HS trong lớp sẽ dạy.

+ Làm rõ ND trọng tâm của chương trình và lập kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện các nội dung đó trong năm học.

+ Phân phối thời gian cho từng nội dung một cách hợp lí.

+ Lập kế hoạch đăng kí sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học.

+ Liệt kê hệ thống tài liệu tham khảo cần thiết.

+ Lập kế hoạch cho các hoạt động ngoại khóa.

+ Điều chỉnh kế hoạch dạy học khi cần thiết, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

IV. Kế hoạch dạy học cho từng tiết lên lớp

1. Tìm hiểu kế hoạch dạy học 1 tiết lên lớp

– Kế hoạch dạy học Toán cho một tiết (còn gọi là giáo án) là một bản thể hiện khá chi tiết tiến trình thực hiện một tiết dạy học trên lớp ( trong khoảng thời gian 35 – 40 phút tùy từng khối). Nó là sản phẩm của quá trình chuẩn bị cho giàu dạy học Toán và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của giờ dạy.

– Để xây dựng được một kế hoạch dạy học tốt, người GV cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu nội dung Toán sẽ được dạy trong tiết học.

+ Xem xét vai trò, vị trí của ND tiết dạy học trong chương trình và mối quan hệ với các tiết học trước và sau nó.

+ Suy nghĩ tìm tòi các phương tiện dạy học, các đồ dùng minh họa sao cho hiệu quả giờ dạy tốt nhất.

+ Tìm hiểu đối tượng tiếp thu nội dung tiết dạy, dự kiến các tình huống sư phạm khi thực thi tiết dạy.

+ Trình bày kế hoạch dạy học.

+ Giúp GV hiểu rõ mục tiêu cần đạt được trong tiết dạy học.

+ Chủ động giải pháp chuyển tải nội dung tới người học: lường trước được tình huống có thể xảy ra trong quá trình dạy học, chuẩn bị được phương tiện hỗ trợ cho việc giảng giải từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học của tiết dạy.

2. Tìm hiểu cấu trúc cơ bản của kế hoạch dạy học môn Toán cho 1 tiết lên lớp

– Nhìn chung một kế hoạch dạy học Toán ở TH gồm 3 phần cơ bản:

+ Mục tiêu của tiết dạy: Ghi rõ các yêu cầu cần đạt sau tiết dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Chú ý ngắn gọn nhưng đúng, đủ, cụ thể.

+ Đồ dùng dạy học: Nêu rõ các đồ dùng của GV và HS cần chuẩn bị để đạt được hiệu quả cho giờ dạy.

+ Các hoạt động dạy học chủ yếu trên lớp: Bao gồm các cột ghi hoạt động của GV và học sinh, thời gian thực hiện, nội dung cơ bản, phương tiện dạy học.

+ Thực hành: Thực hành soạn kế hoạch dạy học môn Toán cả năm học của một lớp (tự chọn) *) Chú ý: Xác định mục tiêu của kế hoạch dạy học cả năm học cần căn cứ vào mấy yếu tố sau:

– Căn cứ vào nội dung chương trình

– Căn cứ vào quan hệ lôgíc của chương trình năm học với chương trình các năm học trước sau đó hệ thống kiến thức.

– Căn cứ vào đối tượng học sinh cụ thể trên địa bàn dạy học

– Căn cứ vào điều kiện dạy học cụ thể: Phương tiện dạy học, cơ sở vật chất,… *)

Cấu trúc cơ bản:

– Mục tiêu dạy học môn Toán lớp…;

– Nội dung;

– Thời gian thực hiện từ…đến…;

– Yêu cầu cần đạt;

– Các kiến thức trọng tâm;

– Chú ý về PP và HT tổ chức;

– Đồ dùng dạy học cần thiết

Câu hỏi:

Ví dụ minh họa kế hoạch dạy học môn đạo đức của một nhà trường.

Trả lời:

Trước hết, chúng tôi đưa ra giả định một trường tiểu học có những bối cảnh như

- Sự đáp ứng trình độ, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên nhà trường đối với việc thực hiện chương trình: Điểm mạnh của đội ngũ giáo viên nhà trường là đa số tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, nắm được chương trình môn Đạo đức, nhận thức được những điểm tương đồng và khác biệt giữa chương trình môn Đạo đức 2006 (hiện hành) so với chương trình mới 2018, giữa dạy học định hướng nội dung so với dạy học định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, biết vận dụng các phương pháp dạy học tích cực... Bên cạnh đó, còn có một số giáo viên có năng lực chuyên môn chưa tốt, chưa coi trọng môn Đạo đức...

- Các điều kiện đáp ứng việc thực hiện chương trình mới: Nhà trường có đủ những tài liệu dạy học, các loại đồ dùng, phương tiện dạy học, các dụng cụ lao động... cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động dạy học môn Đạo đức.

- Khả năng, trình độ, mức độ được giáo dục của học sinh liên quan các nội dung, bài học đạo đức đối với mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình: Đa số học sinh nhà trường có những năng lực cần thiết để học tập tốt môn Đạo đức theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, về cơ bản, các em thực hiện được những hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày qua các mối quan hệ khác .. Bên cạnh đó, còn có những học sinh học chậm, ỷ lại vào giáo viên và bạn bè, thiếu tích cực trong học tập, thực hiện những hành vi sai trái...

- Bối cảnh xã hội, thực tiễn địa phương liên quan việc thực hiện chương trình mới: Các thành phần gia đình của học sinh là đa dạng (phụ huynh học sinh là nông dân, công nhân, viên chức, buôn bán...), nhìn chung, các cơ quan, đoàn thể địa phương quan tâm đến giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng, tuyệt đại đa số gia đình học sinh không theo tôn giáo nào, vị trí địa lý – xã hội của địa phương thuộc vùng ven đô nơi xe cộ qua lại tấp nập, môi trường tự nhiên địa phương có nhiều nguồn nước, nhiều cây .. Bên cạnh đó, tại địa phương, còn tồn tại những hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến giáo dục học sinh như: gây ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định về an toàn giao thông, ứng xử thiếu văn hoá, bán hàng rong với nguồn thực phẩm không được kiểm soát... Ngoài ra, còn xảy ra các hiện tượng tai nạn đáng tiếc, nhất là đối với trẻ em, như: ngã do trèo cây, tai nạn giao thông, đuối nước, ngộ độc thực phẩm...

Dựa vào bối cảnh này, có thể xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức lớp 1 được minh hoạ sau đây.

a. Hệ thống các bài đạo đức và yêu cầu cần đạt

Bài đạo đức

Yêu cầu cần đạt

Bài 1. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ

– Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc thể hiện lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.

– Nhận biết được sự cần thiết của lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.

– Kính trọng, yêu quý, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

– Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.

– Thể hiện được lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.

Bài 2. Yêu thương anh chị em trong gia đình

– Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương anh chị em trong gia đình.

– Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu anh chị em trong gia đình.

– Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương anh chị em trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không tình yêu thương anh chị em trong gia đình.

– Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương anh chị em trong gia đình.

Bài 3. Tự giác làm việc của mình

– Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.

– Biết vì sao phải tự giác làm việc của mình.

– Thực hiện được hành động tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.

Bài 4. Không nói dối

– Nêu được một số biểu hiện của việc nói thật, không nói dối.

– Biết vì sao phải nói thật, không nói dối.

– Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà.

– Thực hiện được lời nói thật và không nói dối; biết nhận lỗi khi nói sai.

Bài 5. Trả lại của rơi

– Nêu được một số cách trả lại của rơi cho người đánh mất.

– Biết vì sao phải trả lại của rơi.

– Đồng tình với những hành vi trả lại của rơi; không đồng tình với những hành động không trả lại mà sử dụng của rơi của người đánh mất.

– Thực hiện được hành vi trả lại của rơi khi nhặt được.

Bài 6. Sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp

– Nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp.

– Biết vì sao phải sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp.

– Thực hiện được những hành vi thể hiện sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp như: sắp xếp góc học tập, thu dọn đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa...

Bài 7. Sinh hoạt đúng giờ

– Nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt đúng giờ.

– Biết vì sao phải sinh hoạt đúng giờ.

– Thực hiện được những hành vi sinh hoạt đúng giờ trong học tập, rèn luyện ở trường, trong sinh hoạt ở nhà.

Bài 8. Thực hiện nội quy trường, lớp

– Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

– Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

– Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.

– Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

Bài 9. Tự chăm sóc bản thân

– Nêu được những việc làm tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề; ...

– Biết vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân.

– Tự làm được các việc chăm sóc bản thân vừa sức của mình.

Bài 10. Phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã

– Nêu được một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích do ngã của trẻ em.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích do ngã.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã.

Bài 11. Phòng, tránh đuối nước

– Nêu được một số trường hợp, hiện tượng đuối nước của trẻ em.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn đuối nước.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn đuối nước của trẻ em.

Bài 12. Phòng, tránh tai nạn giao thông

– Nêu được một số hiện tượng tai nạn giao thông.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn giao thông.

Bài 13. Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm

– Nêu được một số trường hợp, hiện tượng ngộ độc thực phẩm.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của ngộ độc thực phẩm.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm.

Bài 14. Phòng, tránh điện giật

– Nêu được một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích do điện giật.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích do điện giật.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích do điện giật.

Bài 15. Phòng, tránh bị bỏng

– Nêu được một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích bị bỏng.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích bị bỏng.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích bị bỏng.

b. Những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức

Bài đạo đức

Nội dung cơ bản

Bài 1. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ

– Lòng kính trọng, biết ơn thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành vi, việc làm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

– Công ơn, tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu của mình.

– Một số hành vi liên quan lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ để học sinh giải quyết.

– Những hành vi thể hiện lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ mà học sinh cần thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.

Bài 2. Yêu thương anh chị em trong gia đình

– Tình yêu thương anh chị em được biểu hiện biểu hiện lời nói, cử chỉ, hành vi, việc làm của anh chị em dành cho nhau.

– Anh chị em cùng được sinh ra trong gia đình có cùng ông bà, cha mẹ, tình yêu thương lẫn nhau giúp cho gia đình thêm vui vẻ, hạnh phúc.

– Một số hành vi liên quan tình yêu thương anh chị em để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan tình yêu thương anh chị em để học sinh giải quyết.

– Những hành vi thể hiện tình yêu thương anh chị em mà học sinh cần thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.

Bài 3. Tự giác làm việc của mình

– Những việc học sinh cần tự giác làm liên quan việc học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt ở nhà, ở trường.

– Tác dụng của việc tự làm lấy việc của mình là giúp cho công việc trở nên hiệu quả, học sinh càng tiến bộ.

– Một số hành vi liên quan tự làm lấy việc của mình để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan tự làm lấy việc của mình để học sinh giải quyết.

– Những hành vi thể hiện tự làm lấy việc của mình mà học sinh cần thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.

Bài 4. Không nói dối

– Nói thật là nói những điều có thật, đúng như xảy ra, nói dối là nói điều không có thật.

– Người nói thật, không nói dối được mọi người tin tưởng, tôn trọng.

– Một số hành vi liên quan việc nói thật, nói dối để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan nói thật, nói dối để học sinh giải quyết.

– Những lời nói thật và không nói dối học sinh biết cư xử qua các mối quan hệ, biết nhận lỗi khi nói sai.

Bài 5. Trả lại của rơi

– Những cách cách trả lại của rơi cho người đánh mất: báo cho những người xung quanh biết của rơi, tìm người đánh mất rồi trả cho họ, nhờ thầy cô giáo, cha mẹ, công an tìm người đánh rơi để trả lại...

– Của rơi thuộc về người đánh mất, việc trả lại của rơi mang lại niềm vui cho họ. Người trả lại của rơi được người khác tôn trọng, yêu mến.

– Một số hành vi (đúng hoặc sai) liên quan việc nhặt và trả lại của rơi.

– Một số tình huống đạo đức liên quan trả lại của rơi.

– Những hành vi trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, trong sinh hoạt ở nhà, nơi công cộng mà học sinh cần thực hiện.

Bài 6. Sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp

– Một số biểu hiện của sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp ở nhà, ở trường.

– Lợi ích của sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp.

– Một số hành vi liên quan sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp để học sinh giải quyết.

– Những hành vi thể hiện sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp như: sắp xếp góc học tập, thu dọn đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa...

Bài 7. Sinh hoạt đúng giờ

– Một số biểu hiện của sinh hoạt đúng giờ trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt ở nhà, ở trường.

– Lợi ích của sinh hoạt đúng giờ giúp cho ta làm được nhiều việc có hiệu quả.

– Một số hành vi liên quan sinh hoạt đúng giờ để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan sinh hoạt đúng giờ để học sinh giải quyết.

– Những hành vi sinh hoạt đúng giờ trong học tập, rèn luyện ở trường, trong sinh hoạt ở nhà mà học sinh cần thực hiện.

Bài 8. Thực hiện nội quy trường, lớp

– Những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp về học tập, lao động, thể dục, bảo vệ môi trường, cư xử với thầy cô giáo, bạn bè...

– Lợi ích của thực hiện đúng nội quy trường, lớp; tác hại của việc vi phạm nội quy trường, lớp.

– Một số hành vi liên quan thực hiện đúng nội quy trường, lớp để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan thực hiện đúng nội quy trường, lớp để học sinh giải quyết.

– Những hành vi học sinh cần thực hiện nội quy của trường, lớp như: đi học đúng giờ, giữ trật tự trong giờ học, vệ sinh trường lớp, chào hỏi thầy cô giáo...

Bài 9. Tự chăm sóc bản thân

– Những biểu hiện tự chăm sóc bản thân về vệ sinh cá nhân, tập thể dục, trang phục...

– Lợi ích tự chăm sóc bản thân là giúp cho cơ thể sạch, đẹp.

– Một số hành vi liên quan tự chăm sóc bản thân để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan tự chăm sóc bản thân để học sinh giải quyết.

– Những hành vi tự chăm sóc bản thân mà học sinh cần thực hiện: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể, ăn mặc chỉnh tề...

Bài 10. Phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã

– Một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích do ngã của trẻ em ở nhà, ở trường, nơi công cộng.

– Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích do ngã.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã để học sinh giải quyết.

– Những hành vi phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã được hành vi thực hiện: không leo trèo cao, chạy nhảy nơi trơn trượt, cầu thang...

Bài 11. Phòng, tránh đuối nước

– Một số trường hợp, hiện tượng đuối nước của trẻ em nơi ao hồ, ruộng, sông...

– Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn đuối nước.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh đuối nước để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh đuối nước để học sinh giải quyết.

– Những hành vi phòng, tránh đuối nước mà học sinh cần thực hiện: tránh xa các nguồn nước sâu, không đùa nghịch khi bơi lội, không tắm ở ao hồ...

Bài 12. Phòng, tránh tai nạn giao thông

– Một số hiện tượng tai nạn giao thông mà có thể xảy ra với trẻ em khi đi bộ, ngồi sau xe đạp, xe máy.

– Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh tai nạn giao thông để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh tai nạn giao thông để học sinh giải quyết.

– Những hành vi phòng, tránh tai nạn giao thông mà học sinh cần thực

hiện: đi bộ đúng phần đường dành cho người đi bộ, đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, không chơi nơi có xe cộ qua lại...

Bài 13. Phòng, tránh ngộ độc

– Một số trường hợp, hiện tượng ngộ độc thực phẩm khi ăn uống ở nhà, ở trường, nơi công cộng.

– Nguyên nhân và hậu quả của ngộ độc thực phẩm.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh ngộ độc thực phẩm để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh ngộ độc thực phẩm để học sinh giải quyết.

– Những hành vi phòng, tránh ngộ độc thực phẩm mà học sinh cần thực hiện: ăn chín, uống sôi, chỉ ăn những đồ có xuất xứ rõ ràng, không ăn đồ ôi thiu...

Bài 14. Phòng, tránh điện giật

– Một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích do điện giật ở nhà, ở trường, nơi công cộng.

– Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích do điện giật.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh điện giật để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh điện giật để học sinh giải quyết.

– Những hành vi học sinh thực hiện để phòng, tránh điện giật: không nghịch điện, sử dụng đồ điện theo hướng dẫn, không chơi gần đường điện, không leo trèo cột điện...

Bài 15. Phòng, tránh bị bỏng

– Một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích bị bỏng nhiệt, lửa, bỏng nước nóng, thức ăn nóng...

– Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích bị bỏng.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh bị bỏng để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh bị bỏng để học sinh giải quyết.

– Những hành vi được học sinh thực hiện để phòng, tránh bị bỏng: không đùa nghịch với các nguồn nhiệt như bếp lửa, bật lửa..., không sờ các vật nóng, không chơi gần phích nước nóng...

c. Thời gian thực hiện

- Thời gian dành cho các bài đạo đức: 31 tiết.

- Thời gian dành cho đánh giá định kỳ cuối học kỳ 1: 2 tiết.

- Thời gian dành cho đánh giá định kỳ cuối cuối năm học: 2 tiết.

- Tổng thời gian dành cho môn Đạo đức: 35 tiết.

Bài đạo đức

Thời gian thực hiện (tiết)

Bài 1. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ

2

Bài 2. Yêu thương anh chị em trong gia đình

2

Bài 3. Tự giác làm việc của mình

2

Bài 4. Không nói dối

2

Bài 5. Trả lại của rơi

2

Bài 6. Sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp

2

Bài 7. Sinh hoạt đúng giờ

2

Bài 8. Thực hiện nội quy trường, lớp

3

Bài 9. Tự chăm sóc bản thân

2

Bài 10. Phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã

2

Bài 11. Phòng, tránh tai nạn đuối nước

2

Bài 12. Phòng, tránh tai nạn giao thông

2

Bài 13. Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm

2

Bài 14. Phòng, tránh điện giật

2

Bài 15. Phòng, tránh bị bỏng

2

d. Phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức

- Giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm học sinh lớp mình về kinh nghiệm sống, những hành vi đúng, những hành vi sai theo các bài học, hoàn cảnh gia đình...

- Giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm môi trường, bối cảnh địa bàn dân cư nơi học sinh lớp mình sống, thường qua lại...

- Cần vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học phù hợp với bài học đạo đức (dạy học nội khoá và ngoại khoá, dạy học trong lớp, trong trường và ngoài trường, dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân...).

- Cần đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học

- Cần phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

e. Các điều kiện thực hiện

Căn cứ vào kế hoạch dạy học môn Đạo đức, giáo viên cần dự kiến cụ thể và chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, môi trường tổ chức các hoạt động giáo dục... cho từng bài cụ thể.

Loạt bài Tài liệu hay nhất