Tập cận bình tiếng trung là gì năm 2024
Các đại biểu đã bầu đồng chí Tập Cận Bình tiếp tục làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; đồng chí Triệu Lạc Tế, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị làm Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội); đồng chí Hàn Chính làm Phó Chủ tịch nước. Các đại biểu cũng bầu các Phó Chủ tịch Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội. Show Sau khi được bầu, các lãnh đạo Nhà nước và Quốc hội Trung Quốc đã tiến hành tuyên thệ nhậm chức trước Hiến pháp, dưới sự chứng kiến của các đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sinh năm 1953, quê quán: huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây; tốt nghiệp chuyên ngành Lý luận chủ nghĩa Mác và giáo dục chính trị tư tưởng tại Viện Xã hội nhân văn, Trường Ðại học Thanh Hoa; có bằng tiến sĩ luật. Đồng chí gia nhập Ðảng Cộng sản Trung Quốc năm 1974 và từng giữ các chức vụ: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Phúc Kiến; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Chiết Giang; Bí thư Thành ủy Thượng Hải, Hiệu trưởng Trường Ðảng Trung ương, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Đồng chí là Ủy viên dự khuyết Trung ương Ðảng khóa 15, Ủy viên Trung ương Ðảng các khóa 16 đến 20, Bí thư Ban Bí thư khóa 17, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị các khóa 17 đến 20. Tại Hội nghị Trung ương 1 khóa 18 tháng 11/2012, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 3/2013, đồng chí được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Hội nghị Trung ương 1 khóa 19 tháng 10/2017, đồng chí tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 3/2018, đồng chí tiếp tục được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Hội nghị Trung ương 1 khóa 20 tháng 10/2022, đồng chí tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các đại biểu Quốc hội Trung Quốc tại phiên họp. (Ảnh: Tân Hoa Xã) Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Triệu Lạc Tế, sinh năm 1957, quê quán: thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây; tốt nghiệp chuyên ngành Triết học Trường Đại học Bắc Kinh, nghiên cứu sinh tại Trường Đảng Trung ương; gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1975 và từng giữ các chức vụ: Tỉnh trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hải; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thiểm Tây; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Ðồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa 16 đến 20; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư khóa 18; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị các khóa 19, 20. Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính, sinh năm 1954, quê quán: thành phố Từ Khê, tỉnh Chiết Giang; tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới Trường Đại học Sư phạm Hoa Đông, có bằng thạc sĩ kinh tế; gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1979 và từng giữ các chức vụ: Thị trưởng, Bí thư Thành ủy Thượng Hải; Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Ðồng chí là Ủy viên Trung ương Ðảng các khóa 16 đến 19; Ủy viên Bộ Chính trị khóa 18; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19. Tại phiên họp toàn thể, các đại biểu Quốc hội Trung Quốc đã biểu quyết thông qua dự thảo quyết định về Phương án cải cách bộ máy Quốc vụ viện, tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực khoa học-cộng nghệ và tài chính-ngân hàng. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ được tối ưu hóa; thành lập Cục Quản lý dữ liệu nhà nước, Tổng cục Giám sát tài chính nhà nước; cải cách hệ thống chi nhánh Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC)… Theo chương trình kỳ họp, trong các ngày 11-12/3, Quốc hội Trung Quốc sẽ quyết định nhân sự Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc vụ và lãnh đạo các cơ quan thuộc Quốc vụ viện, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban Quân sự Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; bầu Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát nhà nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; biểu quyết, thông qua dự thảo danh sách nhân sự Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên các Ủy ban thuộc Quốc hội. Kỳ họp sẽ bế mạc ngày 13/3 tới. "Tôi bấm một like cho các em", bà Bành nói khi cùng bà Phan Thị Thanh Tâm - phu nhân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng giao lưu với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng 13/12. Bà Bành Lệ Viên, phu nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và bà Phan Thị Thanh Tâm, phu nhân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng 13/12. Ảnh: Giang Ngọc Theo phu nhân ông Tập, ngôn ngữ là cầu nối trong giao tiếp hằng ngày. Học tiếng Trung giúp sinh viên Việt Nam hiểu biết nhiều hơn về Trung Quốc. Sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt sẽ có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn văn hóa Việt Nam. Bà mong rằng khi tình hữu nghị Việt - Trung không ngừng đi vào chiều sâu, những nhân tài học tiếng Trung sẽ "cung không đủ cầu trên thị trường". Nhấn mạnh thanh niên và nhân tài có vai trò quan trọng xây dựng đất nước tương lai, GS Bành Lệ Viên hy vọng sinh viên Việt Nam và Trung Quốc tăng cường trao đổi, giao lưu; số lượng sinh viên Việt Nam sang Trung Quốc du học ngày càng nhiều hơn. "Tôi rất hy vọng các em sẽ làm cho tình hữu nghị hai nước Việt Nam - Trung Quốc được sâu sắc hơn nữa", bà Bành Lệ Viên nói. Bà Bành Lệ Viên, phu nhân Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên đang có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 12-13/12. Chiều qua, bà Bành Lệ Viên và bà Ngô Thị Mận, phu nhân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Tổng thống Trung Quốc tên là gì?Tập Cận BìnhTrung Quốc / Tổng thốngnull Năm 1979 ai là Tổng bí thư Trung Quốc?Danh sách Tổng Bí thư qua các thời kỳ. Ai là chủ tịch đầu tiên của Trung Quốc?Chủ tịch nước. Bà Bành Lệ Viên sinh năm bao nhiêu?Bành Lệ Viện (giản thể: 彭丽媛; phồn thể: 彭麗媛; bính âm: Péng Lìyuán; sinh ngày 20 tháng 11 năm 1962) là ca sĩ dân gian đương đại nổi tiếng Trung Quốc, phu nhân của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, giữ danh hiệu Đệ Nhất Phu nhân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.nullBành Lệ Viện – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Bành_Lệ_Việnnull |