Ở người chứng huyết áp cao biểu hiện khi nào năm 2024
à hiện tượng huyết áp cao hơn so với mức bình thường do áp lực của máu lớn tác động lên thành động mạch. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim, đột quỵ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không chữa trị, ổn định huyết áp kịp thời. 2. Huyết áp bao nhiêu là cao? Khi nói về huyết áp, thường dùng một số thuật ngữ y khoa phổ biến sau:
Tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu biểu hiện ở mức ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. 3. Làm thế nào để biết mình có bị tăng huyết áp hay không? Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. 4. Đo huyết áp phải được tiến hành như thế nào cho đúng ? Huyết áp phải được đo khi người bệnh trong trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi (không gắng sức ít nhất 15 phút trước khi đo), không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (thuốc lào – thuốc lá; trà, cà phê). Huyết áp phải được đo ít nhất 2 lần cách nhau 2-5 phút, giá trị huyết áp là con số trung bình cộng của 2 lần đo. 5. Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp như thế nào? Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số trường hợp có thể xuất hiện một số dấu hiệu nhưng thường không rõ ràng. Chỉ khi bệnh tăng huyết áp trở nặng, người bệnh mới cảm nhận rõ ràng những triệu chứng tăng huyết áp. Biểu hiện của Tăng huyết áp rất nghèo nàn, không đặc hiệu cho bệnh. Chính vì vậy người bệnh rất chủ quan và chỉ chịu khám và điều trị khi đã xảy ra các biến chứng. Tăng huyết áp có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như : Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng, Chảy máu mũi, đau ngực, khó thở, tim đập nhanh. Chóng mặt.Mắt nhìn mờ. Mặt đỏ, buồn nôn, ói mử. Mất ngủ, suy nhược cơ thể…. Chính vì sự nghèo nàn của các triệu chứng nên cách phát hiện bệnh sớm duy nhất là kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là khi có các dấu hiệu nghi ngờ, hoặc khi con số huyết áp gần tới mức tối đa cho phép (gần đến giá trị 140/90 mmHg). Tình trạng có thể diễn biến nguy hiểm nếu chờ khi có dấu hiệu rõ ràng. Dấu hiệu đầu tiên có thể là cơn đột quỵ hoặc đau tim. Do đó việc đi khám sức khỏe định kì là vô cùng quan trọng. Nếu gia đình bạn có người bị bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc có các yếu tố nguy cơ của bệnh, bác sĩ có thể tư vấn bạn đi kiểm tra huyết áp trong vài tháng. Hoặc có thể mua thiết bị đo huyết áp tại các nhà thuốc. 6. Nguyên nhân nào dẫn đến tăng huyết áp? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên THA. Tuy nhiên, khoảng >90% các trường hợp không phát hiện được nguyên nhân. Cao huyết áp tự phát (không có nguyên nhân gây bệnh). Cao huyết áp thứ phát (do các bệnh tim mạch, thận… gây ra). Cao huyết áp thai kỳ (tiền sản giật)… Một số nguyên nhân tăng huyết áp khác: béo phì, lối sống không lành mạnh, dùng một số loại thuốc. 7. Tăng huyết áp có nguy hiểm không? Tăng huyết áp rất nguy hiểm vì: Tỷ lệ mắc bệnh rất cao và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam: trên một nửa dân số có tuổi >50 bị tăng huyết áp ở các nước phát triển. Còn ở Việt Nam, nghiên cứu tại Viện tim mạch năm 2015 cho thấy tỷ lệ THA khoảng 47% dân số. Bệnh gây nên rất nhiều các biến chứng, để lại hậu quả rất nặng nề cho người bệnh cũng như cho xã hội như: nhồi máu cơ tim; đột quỵ; suy tim; suy thận; giảm thị lực dẫn tới mù loà,… 8. Chữa bệnh tăng huyết áp như thế nào? - Việc điều trị tăng huyết áp nhằm 2 mục đích: + Phòng ngừa lâu dài các biến chứng của bệnh. + Nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. - Tuân thủ 1 nguyên tắc quan trọng nhất: điều trị tăng huyết áp là một điều trị suốt đời. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được các tai biến. 9.Các biện pháp giúp ổn định huyết áp 1. Tự theo dõi sức khỏe: Quan sát các triệu chứng hằng ngày và theo dõi huyết áp thường xuyên 2. Sử dụng thuốc an toàn: Đúng thuốc theo toa, đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc, ngưng thuốc hoặc bỏ bớt thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ. 3. Thay đổi lối sống : Bỏ những thói quen xấu như uống rượu bia nhiều, thức khuya, dùng các chất kích thích.... 4. Vận động, phục hồi chức năng: Duy trì các hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe đạp, đi dạo...phải thường xuyên, liên tục |