Tại sao gọi là thịt kho tàu

Tác giả Chủ đề: [HN] Nguồn Gốc Món Thịt Kho Tàu  [Đã xem 27836 lần]

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Tags:

Ý nghĩa về tên gọi của món thịt "kho tàu":

Chuyện kể rằng, ngày xưa khi dân làng chài lên tàu ra khơi. Người ta thường nấu một nồi thịt kho thật to để có thể ăn được nhiều ngày khi lênh đênh trên biển thậm chí có khi đến cả tháng. Từ đó, người ta gọi món thịt này là "thịt kho tàu".

Ngoài ý nghĩa này ra thì chữ "tàu" trong văn hoá Nam Bộ còn có nghĩa là "mặn ngọt lờ lợ". Do vậy món thịt kho tàu có thể hiểu là thịt kho lạc bởi hương vị lờ lợ của nó và có thể ăn được nhiều ngày. Khi các chợ ngày xưa vẫn còn nghĩ Tết chưa mở lại.

Dù là với ý nghĩa nào thì thịt kho tàu đều bắt nguồn từ văn hóa xa xưa của người dân Việt, là món ăn được truyền qua nhiều đời.

Dưới đây, gợi ý cách làm thịt kho tàu thơm ngon và có màu sắc bắt mắt chỉ dùng nước mắm và nước dừa tươi:

Miếng thịt kho tàu thơm mềm, màu nước kho vàng ươm, sóng sánh [Ảnh minh họa].

Nguyên liệu:

Thịt ba chỉ hay thịt đùi 1kg.

Trứng vịt luộc 10 quả, trứng cút 10 quả.

Nước dừa tươi 1 lít.

Hành băm 1 muỗng canh.

Tỏi băm 1 muỗng canh.

4 gốc hành băm.

Nước mắm 7 muỗng canh.

Đường 3 muỗng canh.

Hạt nêm 1 muỗng canh.

Tiêu 1 muỗng cà phê.

Cách làm:

Ướp thịt:

Thịt rửa sạch với nước muối để ráo cho vào tô. Cho hết hỗn hợp 1 muỗng hành băm, 1 muỗng tỏi băm, 3 muỗng nước mắm, 4 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng cà phê tiêu, trộn đều.

Dùng màng bọc thực phẩm bọc tô thịt lại, ướp từ 2-3 tiếng cho thịt thấm gia vị.

Bí quyết: Để mỡ sau khi kho trong veo thì khi ướp thịt xong, mang đi phơi nắng [phơi đến khi se mặt thịt và nước ướp hầu như ngấm hết vào thịt].

Kho thịt:

- Đun sôi nước dừa tươi, khi nước sôi thì cho hết thịt vào [cả nước ướp]. Đợi nồi thịt sôi trở lại thì vặn lửa nhỏ kho liu riu, được 1 tiếng thì cho trứng vịt và trứng cút đã luộc, lột vỏ vào nồi kho cùng.

- Kho tiếp tục lửa nhỏ 1 đến 1 tiếng rưỡi, khi thấy thịt và trứng đã lên màu đẹp rồi thì mình thêm 4 muỗng canh nước mắm còn lại vào, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp. Vậy là xong rồi, nếu ngày hôm sau ăn thấy nồi thịt cạn nước thì thêm 1 trái dừa vào nấu đun sôi lại là được.

Lưu ý:

- Để có được màu thịt kho nước trong không bị đục và vàng đẹp. Thì trong quá trình kho, tuyệt đối không đậy nắp.

- Nếu số lượng thịt nhiều từ 2-3kg trở lên, nên kho lâu hơn, khoảng hơn 3 tiếng.

- Vì sử dụng nước dừa tươi và thời gian kho riu mấy tiếng nên khi nấu xong, thịt kho sẽ tự lên màu vàng đẹp tự nhiên. Dùng nước lọc vẫn được nhưng sẽ không thơm ngon và có màu đẹp bằng.

Nguồn Facebook: Zalan Nguyen

Ánh Dương [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/tai-sao-lai-goi-la-thit-kho-tau-va-cong-thuc-chuan-de-che-bien-mon-nay-mem-ngon-tham-vi-110368.html

  • Tag
  • thịt kho tàu
  • tại sao gọi là thịt kho tàu
  • món ngon

Thịt kho tàu là một món ăn đã phổ biến trong các mâm cơm gia đình. Chúng ta thường xuyên ăn món thịt kho tàu hằng ngày, nhưng chúng ta có bao giờ thắc mắc xem món ăn này có nguồn gốc từ đâu và xuất hiện từ bao giờ hay chưa. Ngày hôm nay, chúng ta hãy đi tìm hiểu nguồn gốc của món ăn này nhé!

I. Nguồn gốc của món thịt kho tàu

Thit kho tàu khi nghe qua cái tên thì chúng ta tưởng rằng đó là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc vì trong món ăn có chứ “tàu”. Tuy nhiên nghĩa của từ “tàu” ở đây không phải muốn nói về Trung Quốc, mà tàu ở đây ý nói là tàu thuyền.

Trong thời xa xưa, khi những người đi tàu vào dip tết, họ thường đi xa nên phải mang theo đồ ăn trên tàu để có thể sử dụng nhiều ngày. Món thịt kho tàu được nấu kĩ nên có thể để được lâu hơn so với các món khác. Chính vì thế mà món thịt kho mang lên tàu cho các thủy thủ được gọi là món thịt kho tàu.

Đây là món ăn truyền thống của người dân miền Nam vào các dịp tết, giống như món thịt kho đông của người miền Bắc.

II. Cách chế biến món thịt kho tàu đúng chuẩn

Món thịt kho tàu ngon đúng chuẩn thì chúng ta cần phải chọn nguyên liệu đảm bảo. Thịt kho đúng chuẩn phải là thịt ba chỉ với đủ mỡ đủ nạc vừa phải. Khi kho thit thì phần mỡ sẽ mềm và tạo nên độ béo ngậy cho món ăn. Phần trứng thì có thể chon trứng vịt, trứng gà, hoặc có thể sử dụng với trứng cút cũng rất ngon.

Trước khi chúng ta kho thì cần thắng đường để tạo nước hàng màu cánh gián, có thêm chút nước cốt dừa để tạo mùi thơm cho món ăn thì càng hấp dẫn hơn. Và điều đặc biệt là món ăn này không thể thiếu gia vị hạt tiêu. Hạt tiêu tạo mùi thơm và độ cay nồng cho món ăn, tạo cảm giác ấm bụng vào ngày đông.

Khi kho thịt kho tàu thì cần phải kho thật lâu tới khi thịt mềm ra, khi đó phần nước sẽ trở nên sền sệt, phần mỡ sẽ bớt ngấy hơn và trở nên béo ngậy.

Món ăn này ăn với rau luộc và cơm trắng vào mùa đông thì đảm bảo có thể đánh bay cả nồi cơm mà chưa thấy no.

Tại sao lại gọi là "thịt kho tàu" ?


Khoảng 9,10 năm trước, trong một buổi sinh hoạt với đồng hương để chuẩn bị cho một buổi picnic. Tham dự buổi sinh hoạt đa số là quý đồng hương lớn tuổi. Tôi có đưa ra một câu hỏi là: “Tại sao chúng ta gọi là thịt kho tàu, trong khi đó, món thịt kho này là món ăn thuần túy của người Việt, và cũng là một trong những món ăn truyền thống của chúng ta?” Hơn 30 người đều xì xào nhưng không có ai trả lời được. Cuối cùng có một bà thím giơ tay lên và trả lời rất hóm hỉnh. Bà thím đã nói như sau: “Thịt kho tàu thì miếng thịt phải cắt to, vì vậy khi kho nó nổi lên trong nồi như những chiếc tàu, nên ông bà mình đặt tên là thịt kho tàu.”

Mọi người cười vang thích thú. Tôi bèn hỏi: “Ở đây có ai ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long không?” Nhiều người giơ tay, tôi nói thêm: “Ở miền tây có sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ, ở Cần Giờ có sông Lòng Tàu. Vậy riêng chữ “Tàu” ở đây có nghĩa là gì?”

Mọi người im lặng. Tôi nói tiếp: “Theo nhà văn Nguyễn Đức Lập, cũng như theo nhà văn mà cũng là nhà nghiên cứu nổi tiếng Bình Nguyên Lộc, thì chữ “Tàu” nói theo ngôn ngữ miền tây có nghĩa là “mặn ngọt lờ lợ”. Những dòng sông có nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ mình gọi là sông Cái Tàu Thượng, sông Cái ở phía dưới thì gọi là sông Cái Tàu Hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ.”

Bà thím khi nảy góp vui vào: “Như vậy mấy thằng chệt mà mình gọi là ba tàu là mấy thằng chệt nửa mặn nửa ngọt hả thầy?"

Tất cả cười vang. Tôi đáp:

“Cái này lại là chuyện khác, nghe đâu khi bọn chệt đến Việt Nam, chúng nó đi trên 3 chiếc tàu và đậu ngoài biển, bà con mình thấy vậy nên đặt cho lũ chệt là Ba Tàu vì chúng đến Việt Nam trên 3 chiếc tàu.” Bà thím nói theo:

“Tới tuổi này mà bây giờ tui mới biết thịt kho tàu là món ăn chính cống của người Việt mình. Chữ “Tàu” có nghĩa là ngọt mặn lờ lợ. Thịt kho tàu là thịt kho ngòn ngọt, mằn mặn…ăn với cải chua dưa giá thì khỏi chê.”

[Theo nhà văn người miền nam Bình Nguyên Lộc, thì chữ “tàu” mà người nam quen gọi món "thịt kho tàu" có nghĩa là món thịt kho nhạt - mặn lờ lợ, chứ không quá mặn như cá kho mặn.]

Tất cả lai cười ồn ào, rồi tôi nói tiếp: “Vì vậy, các cô chú bác nhớ rằng và cũng nên nói lại cho người mình quen biết rằng thịt kho tàu có nghĩa là thịt kho nhạt - mặn lờ lợ, là món ăn chính gốc của người Việt Nam mình, chớ không có liên quan gì đến Ba Tàu, Made in China gì cả.

//lamthitkhotau.com/gioi-thieu/y-nghia-mon-thit-kho-tau-trong-tet-nguyen-dan

Tết đến xuân về là lúc gia đình đoàn viên hân hoan. Đây là khoảng thời gian ẩm thực lên ngôi với nhiều món ngon. Món ăn quốc dân không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết là thịt kho tàu. Đây là món ăn dễ ăn dễ làm được ưa chuộng của nhiều gia đình. Đa phần mọi người đều cho rằng món ăn được du nhập từ Trung Quốc vì có chữ “tàu” trong tên gọi. Thật ra thịt kho tàu là món ăn thuần tuý của người Việt Nam. Bài viết này sẽ giải mã nguồn gốc thật sự của và ý nghĩa của cái tên thịt kho tàu.

Nguồn gốc của chữ “Tàu” món ăn thịt kho tàu

Thịt kho tàu là món ăn thuần Việt không liên quan gì đến ẩm thực Trung Hoa, nhưng chữ tàu lại xuất hiện trong tên gọi của món ăn khiến nhiều người lầm tưởng.

Câu chuyện thực tế là món ăn này được lưu truyền từ xa xưa với tên gọi đơn giản là thịt kho. Trải qua thời gian cùng nhiều cách biến tấu khi chế biến món ăn. Người ta dừng lại ở món ăn hỗn hợp thịt và trứng. Với gia vị ngọt lợ lợ thêm chút cay để ăn cùng cơm trắng ngon tuyệt.

Tên gọi món ăn này được hình thành từ khi các chuyến tàu thuyền ra khơi. Người ta thường nấu một nồi thịt kho để ăn được nhiều ngày trên biển. Dân vùng biển gọi là thịt kho tàu, tức là thịt kho để mang đi tàu ăn. Đây là cách gọi dân dã của người dân miền biển chân chất.

Đối với những chuyên gia văn hóa ẩm thực thì chữ tàu đơn giản là văn hóa người miền Tây. Chữ tàu đơn giản có nghĩa là vị của món ăn đó có vị lờ lợ như nước sông cái. Những dòng sông cái dân Nam Bộ gọi là sông cái tàu thượng. Do vậy món ăn có tên là thịt kho tàu vì nó có vị ngọt lờ lợ giống nước sông cái tàu thượng.

Dù ý nghĩa được giải thích thế nào thì đây được coi là món ăn thuần Việt được nhiều người ưa chuộng và thích thú.

Ý nghĩa của món ăn thịt kho tàu

Món ăn trở thành thân quen với nhiều người, nhiều tầng lớp dù giàu hay nghèo. Chỉ cần nhắc đến tên thịt kho tàu mọi người dễ dàng cảm nhận được không khí sum vầy đoàn viên. Dấu hiệu của một năm mới thuận lợi thành công và no đủ. Những quả trứng được để nguyên khi kho biểu tượng cho một năm mới trọn vẹn đầy đủ cho gia chủ. Cùng những miếng thịt xắt to kho tượng trưng cho đời đời ấm no. Với những ý nghĩa mà món ăn này mang lại, đây thực sự là món ăn thuần Việt được nhà nhà ưa chuộng. Thịt kho tàu được kho đi kho lại trên tàu đi đánh cá khiến món ăn trở nên mặn mà giống hương vị của biển.

Công thức nấu món thịt kho tàu chuẩn

Để nấu được nồi thịt kho tàu không khó. Cái khó là làm sao để mọi người biết được đây là món ăn thuần Việt.

Nguyên liệu chính của món ăn là thịt heo. Các bà nội trợ thường chọn những phần thịt có cả nạc và mỡ để khi kho thịt nhanh mềm và trông đẹp mắt hơn. Hai loại thịt ngon nhất để thực hiện món này là nọng heo và ba rọi rút sườn. Bạn có thể xem công thức thực hiện tại đây

Món ăn có thể kết hợp cùng nhiều món ăn khác như dưa, bánh tét, vị mặn, vị ngọt, vị béo của thịt kết hợp vị cay cay của dưa cải bẹ. Tất cả tạo nên hương vị đậm đà quyến rũ trong những bữa cơm gia đình.

Trung Quốc có món thịt kho Đông Pha cho kết quả khá giống thịt kho tàu. Màu sắc món này sậm hơn và cách thực hiện có phần cầu kỳ hơn.

Video liên quan

Chủ Đề