Thế nào là một hệ quy chiếu đứng yên

Động học chất điểm - Tính tương đối của chuyển động

Quan tâm

0

Đưa vào sổ tay

1. Tính tương đối của chuyển động
Kết quả xác định vị trí và vận tốc của cùng một vật tùy thuộc hệ qui chiếu. Vị trí [do đó quỹ đạo] và vận tốc của một vật có tính tương đối.

2. Ví dụ về chuyển động của người đi trên bè
Xét chuyển động của một người đi trên một chiếc bè đang trôi trên sông.
Ta gọi hệ qui chiếu gắn với bờ sông là hệ qui chiếu đứng yên, hệ quy chiếu gắn với bè là hệ qui chiếu chuyển động. Vận tốc của người đối với hệ qui chiếu đứng yên gọi là vận tốc tuyệt đối; Vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động gọi là vận tốc tương đối; vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên gọi là vận tốc kéo theo. Ta hãy tìm công thức liên hệ giữa các vận tốc này.
a. Trường hợp người đi dọc từ cuối về phía đầu bè
Ta chứng minh được $\overrightarrow{v_{1,3}} = \overrightarrow{v_{1,2}} + \overrightarrow{v_{2,3}}$ [1]
Trong đó:
$\overrightarrow{v_{1,3}}$ là vận tốc của người [1] đối với bờ [3], là vận tốc tuyệt đối.
$\overrightarrow{v_{1,2}}$ là vận tốc của người [1] đối với bè [2], là vận tốc tương đối
$\overrightarrow{v_{2,3}}$ là vận tốc của bè [2] đối với bờ [3], là vận tốc kéo theo.
b. Trường hợp người đi ngang trên bè từ mạn này sang mạn kia
Tương tự ta cũng chứng minh được :

$\overrightarrow{v_{1,3}} = \overrightarrow{v_{1,2}} + \overrightarrow{v_{2,3}}$ [2]


3. Công thức vận tốc
Tại mỗi thời điểm, vectơ vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ vận tốc tương đối và vectơ vận tốc kéo theo.

$\overrightarrow{v_{1,3}} = \overrightarrow{v_{1,2}} + \overrightarrow{v_{2,3}}$



Chuyển động

hủy

Trợ giúp

Nhập tối thiểu 8 ký tự, tối đa 255 ký tự.

Thẻ

Chuyển động ×201

Lượt xem

2058

  • Lớp 12
    • Chương I: Động lực học vật rắn
      • Chương II: Dao động cơ
        • Chương III: Sóng cơ
          • Chương IV: Dao động và sóng điện từ
            • Chương V: Dòng điện xoay chiều
              • Chương VI: Sóng ánh sáng
                • Chương VII: Lượng tử ánh sáng
                  • Chương VIII: Sơ lược về thuyết tương đối hẹp
                    • Chương IX: Hạt nhân nguyên tử
                      • Chương X: Từ vi mô đến vĩ mô
                      • Lớp 11
                        • Chương I: Điện tích. Điện trường
                          • Chương II: Dòng điện không đổi
                            • Chương III: Dòng điện trong các môi trường
                              • Chương IV: Từ trường
                                • Chương V: Cảm ứng điện từ
                                  • Chương VI: Khúc xạ ánh sáng
                                    • Chương VII: Mắt. Các dụng cụ quang học
                                    • Lớp 10
                                      • Chương I: Động học chất điểm
                                        • Chương II: Động lực học chất điểm
                                          • Chương III: Tĩnh học vật rắn
                                            • Chương IV: Các định luật bảo toàn
                                              • Chương V: Cơ học chất lưu
                                                • Chương VI: Chất khí
                                                  • Chương VII: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể
                                                    • Chương VIII: Cơ sở của nhiệt động lực học

                                                    Liên quan

                                                    Bài 1567

                                                    Bài 509

                                                    Bài 255

                                                    Bài 179

                                                    Bài 176

                                                    I - TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG

                                                    1. Tính tương đối của quỹ đạo

                                                    Quỹ đạo của chuyển động có tính tương đối, quỹ đạo trong các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau.

                                                    2. Tính tương đối của vận tốc.

                                                    Vận tốc của chuyển động có tính tương đối, vận tốc trong các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau.

                                                    II - CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

                                                    1. Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động

                                                    - Hệ qui chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ qui chiếu đứng yên.

                                                    - Hệ qui chiếu gắn với vật vật chuyển động  gọi là hệ qui chiếu chuyển động.

                                                    2. Công thức cộng vận tốc.

                                                    \[\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \]

                                                    Trong đó:

                                                         + Số 1: gắn với vật cần tính vận tốc

                                                         + Số 2: gắn với hệ quy chiếu là các vật chuyển động

                                                         + Số 3: gắn với hệ quy chiếu là các vật đứng yên

                                                         + \[{v_{12}}\]: vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động gọi là vận tốc tương đối

                                                         + \[{v_{23}}\]: vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên gọi là vận tốc kéo theo

                                                         + \[{v_{13}}\]: vận tốc của vật so với hệ quy chiếu đứng yên gọi là vận tốc tuyệt đối.

                                                    - Độ lớn của vận tốc tuyệt đối:

                                                    \[{v_{13}} = \sqrt {v_{12}^2 + v_{23}^2 + 2{v_{12}}{v_{23}}{\rm{cos}}\alpha } \]  với \[\alpha  = \left[ {\overrightarrow {{v_{12}}} ,\overrightarrow {{v_{23}}} } \right]\]

                                                    - Các trường hợp đặc biệt:

                                                    • \[\overrightarrow {{v_{12}}} \uparrow  \uparrow \overrightarrow {{v_{23}}}  \to {v_{13}} = v{}_{12} + {v_{23}}\] 
                                                    • \[\overrightarrow {{v_{12}}} \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{v_{23}}}  \to {v_{13}} = \left| {v{}_{12} - {v_{23}}} \right|\]
                                                    • \[\overrightarrow {{v_{12}}} \bot \overrightarrow {{v_{23}}}  \to {v_{13}} = \sqrt {v_{12}^2 + v_{23}^2} \]

                                                    Video liên quan

                                                    Chủ Đề