Tại sao an rau muống bị sẹo lồi

21/11/2019 13:30:54 GMT+7

Nhiều người đã được khuyên không nên ăn rau muống khi đang có vết thương hở để tránh bị sẹo lồi. Tuy nhiên, không phải ai cũng giải thích được lý do vì sao.

Quan niệm của người xưa đó là đối với những người vừa mới phẫu thuật có vết thương hở hay do chấn thương, trầy xước tuyệt đối không được ăn rau muống. Tuy chưa có công trình nghiên cứu nào hay tài liệu khoa học nào chứng minh được việc này, nhưng thực tế là kinh nghiệm dân gian đã chứng minh việc ăn rau muốn gây sẹo lồi là hoàn toàn đúng.

 Sẹo lồi là do quá trình tăng trưởng quá mức các sợi collagen lành tính, được hình thành do sự đáp ứng dư thừa của mô đối với vùng tổn thương trên da trong quá trình phục hồi. Vậy vì sao ăn rau muống lại gây sẹo lồi?

Lý do được giải thích như sau: Khi trên người có những vết thương hở, nếu bạn ăn rau muống trong thời gian này, các chất Madecassol trong rau sẽ thúc đẩy quá trình lên da và tăng biểu mô nhiều hơn, sản sinh ra các sợi Collagen khiến cho các vùng da bị thương tổn được làm đầy một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trật tự sắp xếp của các sợi này không đồng nhất dẫn đến một sự chồng chéo tại vết thương. Chính hiện tượng này là lý do khiến vùng da đó có nhiều lớp mô xơ cứng, được gọi là sẹo lồi.

Tuy nhiên, cứ ăn rau muống là bị sẹo lồi mà yếu tố hình thành nên sẹo lồi còn liên quan tới cơ địa, sự kiêng cử của bạn và thuốc dùng trị sẹo. Nhưng vì rau muống là yếu tố chính dẫn đến sẹo lồi nên trong thời gian bị thương hoặc vừa phẫu thuật thì bạn không nên ăn rau muống.

TH [Nguoiduatin.vn]

Theo kinh nghiệm dân gian, khi chị em bị trầy da, chảy máu thì không nên ăn rau muống vì ăn rau muống gây sẹo lồi. Tuy nhiên theo các bác sĩ, chuyện kiêng cữ kiểu này vốn không có căn cứ khoa học.

Ăn rau muống gây sẹo lồi, đúng hay sai? [Hình ảnh minh họa]

Chị Mỹ Hoa, trú tại Hội An, Quảng Nam cho hay: "Tôi vừa sinh mổ cháu đầu được vài ngày, chồng tôi nấu rau muống luộc cho ăn liền bị mẹ chồng mắng té tát và dặn nhất định không được ăn rau muống, vì rau muống gây sẹo lồi rất to". Chị Hoa tỏ ra băn khoăn không biết thực hư thông tin mẹ chồng nhắc nhở là có cơ sở khoa học hay không? Bởi rau muống là món khá phổ biến vào mùa hè, và cũng là món ăn chị rất ưa thích. Tương tự, chị Thúy Quỳnh cũng đã chia sẻ suy nghĩ trên một diễn đàn mạng như sau: "Trong lúc nấu ăn, mình vô tình làm đứt tay khi dùng dao cắt thịt. Mình đã kiêng rau muống tuyệt đối nhưng cuối cùng vết sẹo vẫn lồi ra chừng 5mm. Về sau, mình đi hỏi bác sĩ thì biết, với vết cắt như mình thì chỉ có nước khâu lại mới khắc phục được. Còn rau muống không ảnh hưởng gì hết đến sẹo lồi hay lõm".

Chị Quỳnh đã kiêng rau muống tuyệt đối nhưng vết sẹo vẫn lồi ra chừng 5mm. [Hình ảnh minh họa]

1. Tại sao cơ thể của chúng ta bị sẹo lồi? Sẹo lồi là sẹo hình thành do quá trình tăng sinh quá mức các sợi collagen lành tính, nhằm sự đáp ứng dư thừa của mô đối với vùng tổn thương trên da trong quá trình hồi phục vết thương. BS Trương Anh Mậu cho biết, khi một vết thương hở miệng xảy ra do phỏng, do dao cắt hoặc nhiều nguyên nhân khác thì quá trình lành sẹo của vết thương cũng đồng thời xảy ra. Quá trình lành sẹo này nhanh hay chậm, xấu hay đẹp còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: kích thước và độ sâu của vết thương [vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết thương to mà sâu], vết thương có bị bầm dập mô nhiều hay ít [vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn], vết thương sạch hay bẩn [vết thương sạch sẽ mau lành hơn] …. sau đó mới kể đến chế độ dinh dưỡng. Nói chung, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo, trong đó ăn uống chỉ là một phần trong quá trình lành sẹo mà thôi.

Quá trình lành sẹo này nhanh hay chậm là do cơ địa của mỗi người. [Hình ảnh minh họa]

2. Rau muống có đóng vai trò gì trong việc hình thành sẹo hay không? Để giải đáp cho câu hỏi ăn rau muống có gây sẹo lồi không? Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt cũng đã đưa ra câu trả lời: “Quan niệm ăn rau muống gây sẹo lồi cho người vừa phẫu thuật hoặc có vết thương hở, thật ra đến nay chỉ được lưu truyền trong dân gian theo kinh nghiệm. Thực tế, chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều này. Có thể có sự trùng lặp ngẫu nhiên ở người có cơ địa này với việc ăn rau muống khi bị thương, nên người ta "đổ oan" cho thứ thực phẩm thông dụng này”. Theo các bác sĩ thuộc Trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng, việc có hình thành sẹo lồi hay không còn liên quan đến cơ địa, chế độ ăn uống và sử dụng các loại thuốc phục hồi sau phẫu thuật.

Chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định rau muống gây sẹo lồi [Hình ảnh minh họa]

Nếu vẫn lo lắng ăn rau muống sẽ gây sẹo lồi thì trong thời gian hồi phục vết thương, thì chị em có thể hạn chế ăn chúng và thay bằng các loại rau khác tốt cho sức khỏe. 3. Những ai thì nên kiêng ăn rau muống? Rau muống là loại thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin và các thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong 100gr rau muống có thể chứa đến 2,5 g carbohydrate; 3,2 g protein; 1 g chất xơ và nhiều khoáng chất khác, cung cấp khoảng 23 Kcal năng lượng cho cơ thể. Như vậy, ăn rau muống bị lồi sẹo là không đúng nha các chị. Đây là món rau dễ ăn lại còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những bệnh thực sự cần kiêng rau muống. Các chị lưu ý nhé. Người bị gout, sỏi thận: Hàm lượng oxalat cao trong rau muống không tốt cho những ai đang mắc các bệnh về đường tiết niệu do sỏi thận, hoặc người bị gout. Người đau xương khớp: Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, khi ăn vào, nó chỉ khiến chỗ đau thêm tê nhức.

Người đau nhức xương khớp không nên ăn rau muống [Hình ảnh minh họa]

Người đang uống thuốc Đông y: mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh [độc trị độc] mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này. Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng: Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng cho chị em. 4. Khi mới bị thương, cần làm gì để không bị sẹo? Để hạn chế sẹo lồi, chị em cần lưu ý vài điều sau: Cần xử lý tốt ngay từ lúc bị thương, điều trị và vệ sinh đúng cách để cho mau liền. Uống nước ép rau má: Loại nước này thanh nhiệt, giải độc, góp phần điều hòa quá trình lành sẹo, khiến vết sẹo mau lành. Chị em có thể bôi một số thuốc có thành phần Corticoit nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ. Chị em nên dùng nghệ, nhưng cần đúng cách và đúng lúc bởi nếu vội vàng bôi nghệ vào lúc vết thương chưa kịp lên da non có thể làm vết sẹo sau này đen bóng lại. Chị em muốn xóa sẹo ở tay và chân thì nên chà vỏ chanh lên chỗ sẹo 5-7 phút mỗi ngày, làm 2 lần/ ngày trong vòng một tuần. Ăn uống đủ chất, không cần kiêng bất cứ món nào, kể cả rau muống, trứng... Ngoài ra, khi vết sẹo mới hình thành, sáu tháng đầu, chị em nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có cực tím [thường lúc 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều] nếu không muốn vết sẹo đậm màu, bị tổn thương, thậm chí là ung thư da.

Xem thêm video: Bắt quả tang cơ sở nhúng rau muống vào hóa chất tạo màu//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/09/sonkZ0ddZS-480x360.jpg

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

bởi Dun Dun

Wed, 03 Jan 2018 17:54:00 GMT

Từ xưa đến nay người ta luôn quan niệm, không nên ăn rau muống sau khi có vết thương hay vừa phẫu thuật xong, vì sẽ có sẹo lồi xuất hiện. Vậy theo bạn điều này có đúng hoàn toàn hay chỉ dựa trên kinh nghiệm của ông bà ta, khi mà rau muống là loại rau bổ sung nhiều chất sơ và có tác dụng điều trị những vùng da bị tổn thương?

Từ xưa đến nay người ta luôn quan niệm, không nên ăn rau muống sau khi có vết thương hay vừa phẫu thuật xong, vì sẽ có sẹo lồi xuất hiện. Vậy theo bạn điều này có đúng hoàn toàn hay chỉ dựa trên kinh nghiệm của ông bà ta, trong khi đó rau muống lại là loại rau bổ sung nhiều chất sơ và có tác dụng điều trị những vùng da bị tổn thương?

Rau muống có nhiều chất xơ

Trong 100g rau muốn có chứa 3g chất xơ, 3g protein, và 90% nước, 23 Kcal cung cấp năng lượng. Bên cạnh đó rau muống còn chứa rất nhiều vitamin khoáng chất, chẳng hạn như vitamin B1, vitamin C [23mg], canxi [100mg], kali [331mg]...

Bởi vì trong rau muống có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên đem lại lợi ích với sức khỏe những người mắc bệnh loãng xương, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai… Theo Từ điển thực vật, rau muống được xem là loại rau thuốc có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, lợi tiểu và giải độc. Và đặc biệt, rau muống còn dùng để chữa ngộ độc thức ăn, hay ngộ độc lá ngón, thạch tín…

Vậy tại sao người ta lại quan niệm ăn rau muống gây sẹo lồi?

Quan niệm ăn rau muống gây sẹo lồi khi có vết thương hay với những người vừa mới phẫu thuật thật ra chỉ là lời nói miệng, được lưu truyền trong dân gian. Và chưa có công trình nghiên cứu nào hay tài liệu khoa học nào chứng minh được việc này, và theo các Thạc sĩ của Viện Dinh Dưỡng khẳng định việc sẹo lồi nảy sinh là do cơ địa từng người, chế độ ăn uống và việc sử dụng thuốc kháng sinh sau khi mổ/bị thương.

Nói đến sẹo lồi, vậy bạn có biết lí do tại sao lại có sẹo lồi không? Sẹo lồi là do quá trình tăng trưởng quá mức các sợi collagen lành tính, được hình thành do sự đáp ứng dư thừa của mô đối với vùng tổn thương trên da trong quá trình phục hồi.


Hình ảnh minh họa về sẹo lồi

Việc có sẹo lồi do có vết thương hở miệng hay phẫu thuật thì quá trình lành sẹo của vết thương cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví như kích thước và độ sâu của vết thương, bị bầm nhiều hay ít, vết thương có được vệ sinh sạch sẽ hay không, chế độ dinh dưỡng [bệnh nhân thiếu vitamin và kẽm thì vết thương lâu lành hơn], bệnh lý riêng của từng người…

Và yếu tố dinh dưỡng chỉ là một phần giúp cho vết thương lành lại, và cũng chỉ góp một phần hồi phục sẹo lành hay sẹo lồi. Cho nên việc ăn rau muống khi bị vết thương hở tạo nên sẹo lồi chỉ có thể do sự trùng lặp vô tình, do người có cơ địa không hợp với việc ăn rau muống khi bị thương mà thôi.

Nên ăn gì để tránh sẹo lồi?

  • Ăn các loại rau như rau má, diếp cá, rau ngót… vì chúng lành tính và còn có chức năng kháng khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Ăn thịt heo kho nghệ tươi, vì trong nghệ có 1 lượng lớn curcumin có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn hình thành sẹo lồi.
  • Ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.

Xem và lưu lại cách làm Thịt ba chỉ kho nghệ

Nếu vẫn còn lo lắng về việc có sẹo lồi khi ăn rau muống thì có thể hạn chế ăn và thay thế bằng các loại rau khác tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó để tránh tối đa sẹo lồi, nhiều bác sĩ đã đưa ra lời khuyên cho người bệnh rằng, nên tránh tuyệt đối những thức ăn trước khi bị sẹo dễ bị dị ứng, chăm sóc vệ sinh vết thương, băng ép có tác dụng rất tốt cho việc chống sẹo lồi. Không cần kiêng quá mức cần thiết khi đang bị thương, cần ăn thực phẩm nhiều vitamin, giàu đạm, giàu khoáng chất để bổ sung sức đề kháng.

Tránh tuyệt đối những thực phẩm gây sẹo lồi dưới đây:

  • Hải sản -  vì dễ gây ngứa, dị ứng và hình thành sẹo lồi.
  • Thịt gà - chúng dễ khiến vết thương lâu lành
  • Trứng gà, thịt bò, đồ cay, trà và cà phê…
  • Những món ăn từ gạo nếp - gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng mủ cho vết thương.

Đừng "đổ oan" rau muống nữa bạn nhé!

Xem nội dung đầy đủ

Video liên quan

Chủ Đề