Tại sao trong không khí các vật lại rơi nhanh chậm khác nhau

  • Luyện 100 đề thi thử 2021. Đăng ký ngay!

Với bài Sự rơi của các vật trong không khí là gì sẽ tóm tắt các khái niệm, định nghĩa cũng như tính chất của môn Vật Lí lớp 10 giúp học sinh học tốt môn Vật Lí 10.

Câu hỏi: Sự rơi của các vật trong không khí là gì?

Trả lời:

Thả một vật từ một độ cao nào đó trong không khí để nó chuyển động không có vận tốc đầu, vật sẽ chuyển động xuống phía dưới. Đó là sự rơi của vật trong không khí. Ví dụ:

Thí nghiệm 1: Thả một tờ giấy và một hòn sỏi [nặng hơn tờ giấy] từ cùng một độ cao, kết quả là hòn sỏi rơi nhanh hơn tờ giấy.

Thí nghiệm 2: Thả một tờ giấy được vo tròn nén chặt lại và một hòn sỏi từ cùng một độ cao, kết quả là hai vật rơi nhanh như nhau.

Thí nghiệm 3: Thả hai tờ giấy, một tờ để phẳng, một tờ vo tròn từ cùng một độ cao, kết quả là tờ giấy bị vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng.

Thí nghiệm 4: Thả một hòn sỏi nhỏ [nhỏ như hòn bi ở trong líp của xe đạp] và một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang [nặng hơn viên sỏi] từ cùng một độ cao, kết quả là hòn sỏi rơi nhanh hơn tấm bìa.

Kết luận: Trong không khí các vật rơi nhanh chậm khác nhau. Nguyên nhân là do sức cản của không khí đã ảnh hưởng đến sự rơi của các vật.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 10 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

I. SỰ RƠI TRONG KHÔNG KHÍ VÀ SỰ RƠI TỰ DO

1. Sự rơi của các vật trong không khí

a] Thả một vật từ một độ cao nào đó chuyển động không có vận tốc đầu, vật sẽ chuyển động xuống phía dưới. Đó là sự rơi của vật.

Dưới đây là một số thí nghiệm để xem trong không khí vật nặng có luôn luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không?

Trong các thí nghiệm này ta đổng thời thả nhẹ nhàng hai vật rơi xuống từ cùng một độ cao, rổi quan sát xem vật nào rơi tới đất trước.

- Thí nghiệm 1.Thả một tờ giấy và một hòn sỏi [nặng hơn tờ giấy].

- Thí nghiệm 2.Như thí nghiệm 1, nhưng giấy vo tròn và nén chặt.

- Thí nghiệm 3.Thả hai tờ giấy cùng kích thước, nhưng một tờ giấy để phẳng còn tờ kia thì vo tròn và nén chặt lại.

- Thí nghiệm 4.Thả một vật nhỏ [chẳng hạn, hòn bi ở trong líp của xe đạp] và một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang.

     b]Trả lời câu hỏi

     c]Sau khi tiến hành thí nghiệm, ta thấy : Không thể nói trong không khí, vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

Hãy suy nghĩ xem yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí ?

2. Sự rơi của các vật trong chân không [sự rơi tự do]

a]

Ống Newton

Newton làm thí nghiệm với một ống thuỷ tinh trong có chứa một hòn bi chì và một cái lông chim.

- Cho hai vật nói trên rơi ở trong ống còn đầy không khí thì hòn bi chì rơi nhanh hơn cái lông chim.

- Hút hết  không khí ở trong ống ra, rồi cho hai vật nói trên rơi ở trong ống thì thấy chúng rơi nhanh như nhau.

Kết luận

Từ nhiều thí nghiệm như trên, ta đi đến kết luận : Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong trường hợp này gọi là sự rơi tự do.

Thực ra, muốn có sự rơi tự do ta còn phải loại bỏ nhiều ảnh hưởng khác nữa như ảnh hưởng của điện trường, của từ trường... Vì vậy, khái niệm chính xác về sự rơi tự do là :

Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

II. NGHIÊN CỨU SỰ RƠI TỰ DO CỦA CÁC VẬT

1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do

a] Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng.

b] Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

c] Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Công thức tính vận tốc của vật rơi tự do là:

$v = gt$  

trong đó $g$ là gia tốc của chuyển động rơi tự do, gọi tắt là gia tốc rơi tự do.

c] Công thức tính quãng đường đi được của vật rơi tự do :

$s = \frac{1}{2}g{t^2}$

trong đó $s$ là quãng đường đi được, còn$ t$ là thời gian rơi.

2. Gia tốc rơi tự do

Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vât đều rơi tự do với cùng một gia tốc $g.$

Tuy nhiên, ở những vĩ độ khác nhau, gia tốc rơi tự do sẽ khác nhau.

Ví dụ:

Ở đia cực, $g$ lớn nhất : $g \approx 9,8324m/{s^2}$

Ở xích đạo, g nhỏ nhất : $g \approx 9,7805m/{s^2}.$

Ở Hà Nội, $g \approx 9,7872m/{s^2}.$

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, $g \approx 9,7867m/{s^2}.$
        Nếu không đòi hỏi độ chính xác cao, ta có thể lấy $g \approx 9,8m/{s^2}$  hoặc $g \approx 10m/{s^2}.$

Khang Anh

- Lực cản của không khí là nguyên nhân chính gây ra sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí.

+ Nếu hai vật cùng kích thước, khối lượng khác nhau: Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

+ Nếu hai vật cùng khối lượng, kích thước khác nhau: Vật có bề mặt tiếp xúc với không khí nhỏ sẽ rơi nhanh hơn vật có bề mặt tiếp xúc với không khí lớn.

- Ngoài ra các yếu tố: Từ trường, điện trường, lực hấp dẫn của những vật xung quanh… cũng ảnh hưởng đến sự rơi của các vật.

0 Trả lời 09:05 14/10

  • Kim Ngưu

    Do sức cản của không khí tác dụng lên các vật khác nhau. Ngoài ra các yếu tố: Từ trường, điện trường, lực hấp dẫn của những vật xung quanh… cũng ảnh hưởng đến sự rơi của các vật.

    0 Trả lời 09:05 14/10

    • Thùy Chi

      bạn tham khảo tại //vndoc.com/giai-bai-tap-vat-ly-10-bai-4-su-roi-tu-do-134500 này bạn ơi

      0 Trả lời 09:06 14/10

      • Video liên quan

        Chủ Đề