Tại sao cần khởi động sao tam giác

    Như chúng ta đã biết việc chọn phương pháp khởi động cho động cơ cũng là yếu tố quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật cũng như kinh tế .

  • Làm sụt áp lưới điện ảnh hưởng đến thiết bị khác
  •   Ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ, độ bền của các thiết bị đóng cắt và dây dẫn


Theo kinh nghiệm người  ta thường xác định các giải công suất như sau : Công suất nhỏ hơn 7kw  dùng khởi động trực tiếp ,công suất từ 7kw đến 45kw chúng ta sử dụng khởi động sao – tam giác ,công suất lớn hơn 45kw chúng ta thường sử dụng biến tần hoặc khởi động mềm . 

1- Mạch khởi động sao tam giác.

   Nguyên lý của phương pháp khởi động sao tam giác là đầu tiên chúng ta cho động cơ chạy chế độ sao để giảm giá trị dòng khởi động xuống 1/3 so với định mức, sau một khoảng thời gian thì chuyển sang chế độ tam giác để đảm bảo công suất động cơ và nhu cầu của tải. Thông số động cơ sử dụng được phương pháp khởi động sao tam giác. Chúng ta căn cứ vào công suất và đặc tính của tải để lựa chọn phương pháp khởi động cho phù hợp.

Tại sao cần khởi động sao tam giác

   Không phải động cơ không đồng bộ ba pha nào cũng dùng được phương pháp khởi động sao tam giác. Với điện lưới ba pha là 380 V, động cơ phải có thông số sao/ tam giác là 380/660 thì mới dùng được phương pháp này, lưu ý khi ký hiệu sao/tam giác là 220/380 thì chúng ta không dùng được.

    Sơ đồ mạch sao tam giác. Được chia làm hai phần chính  là mạch động lực và mạch điều khiển như trên hình vẽ.

Tại sao cần khởi động sao tam giác

Hình 1: Sơ đồ đấu nối mạch khởi động sao/tam giác

2. Các thiết bị có trong tủ điện điều khiển mạch khởi động sao/ tam giác:

Ví dụ động cơ P=11kw trên dòng định mức Iđm = 22A cũng chính là dòng chạy ở chế độ tam giác . Dòng chạy chế độ sao Isao = 13A như vậy ta chọn 

  • Aptomat đóng cắt : Mạch chính  MCCB3P -50A- 10KA 
  • Role nhiệt  (16-22A)
  • Contactor  Mạch chính MC 3P-40A ,Mạch tam giác MC 3P- 40A ,Mạch sao MC 3P-30A
  • Chọn tiết diện cáp S cáp chính  = 10mm2 , S cáp tam giác ,sao = 6mm2
  • Role trung gian 
  • Role thời gian
  • Đèn báo
  • Nút nhấn để điều khiển
  • Động cơ 3 pha 3P-380V- 11KW

      Tùy vào thiết kế của từng người, từng phương pháp mà số lượng thiết bị hay danh mục thiết bị khác nhau. Có nhiều cách thiết kế mạch khởi động động sao/tam giác, tùy vào yêu cầu thiết kế và yêu cầu hoạt động của hệ thống thực tế.

3.Nguyên lý hoạt động tủ điện điều khiển sao tam giác động cơ 3 pha:

Khi nhấn công tắc ON k1 có dòng điện chạy do mạch kín (k1 cuộn dây công tắc tơ cấp điện cho động cơ 3 pha), khi đó role thời gian bắt đầu đếm, các tiếp điểm vẫn giữ nguyên trạng thái, nên lúc này contactor K1-2 kín, động cơ chạy với kiểu sao, đồng thời vào thời điểm này thường đóng của rơ le thời gian làm cho dòng điện chạy qua do mạch kín làm tiếp điểm thường mở của rơ le đóng lại duy trì sự có điện của K1-1, Khi nhả nút ON thì K1 vẫn kín vì tiếp điểm duy trì NO. Động cơ chạy sao cho đến khi role thời gian đếm đủ thời gian đặt trước, sau đó các tiếp điểm đảo trạng thái, lúc này cuộn K1-1 hở và cuộn K1-2 kín, động cơ chạy theo kiểu tam giác. Các tiếp điểm thường đóng của K1-1, K1-2 được bố trí trước các contactor để khóa chéo lẩn nhau nhằm an toàn. nếu K1-1 đóng thì K1-2 nhả và ngược lại.
nếu có sự cố gì đó như mất pha, làm rờ le nhiệt nhảy thì tiếp điểm thường đóng OLR2 hở, mạch điều khiển mất điện toàn bộ , công tắc tơ nhả hết, động cơ dừng lại.

Chúc các bạn thành công !

VNK EDU có rất nhiều tài nguyên về cơ điện được chia sẻ tại đây, hy vọng nó sẽ giúp ích được anh em kỹ sư trong công việc. Theo dõi VNK và nhận tài liệu tài đây nhé!

Nhận tài liệu

Bạn gặp khó khăn trong tính toán thiết kế hệ thống điện .Hãy đăng ký học thử miễn phí 01 buổi cùng các chuyên gia của chúng tôi . Chúng tôi sẽ giúp bạn.

Tại sao cần khởi động sao tam giác