Tài chính ngân hàng có thất nghiệp

Em tên Huỳnh Thúc Định, năm tới định thi vào ngành tài chính – ngân hàng, tuy nhiên theo thực trạng hiện nay ngành này đào tạo khá nhiều, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp cao. Theo thầy, nhận định về ngành này như thế nào?

TS Trần Thế Hoàng: trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Trong thời gian qua, trên các phương tiện thông tin, các bạn cũng thấy khá nhiều trường ĐH, CĐ mở ngành tài chính – ngân hàng. Việc mở ngành mới tại các trường được Bộ Giáo dục – đào tạo thẩm định và cho phép. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này trong thời điểm kinh tế toàn cầu suy giảm, dẫn đến cơ hội việc làm không cao như dự báo 5-7 năm trước đây, đặc biệt bị ảnh hưởng là các chuyên ngành ngân hàng, chứng khoán…

Theo tôi, khi nền kinh tế thế giới hồi phục và phát triển, nhu cầu ngành tài chính – ngân hàng vẫn khá cao, đặc biệt là trình độ ĐH, sau ĐH.

Nếu thích lĩnh vực này, em có thể chọn đăng ký dự thi, vì có thích thú, đam mê mới có thể học tốt, thực hiện các mục tiêu do mình đặt ra. Cơ hội việc làm sẽ mở rộng đối với người học nếu tốt nghiệp từ các trường có kinh nghiệm đào tạo, có đội ngũ giảng viên trình độ cao, được trang bị các kỹ năng cần thiết phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Trong ngành tài chính – ngân hàng của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ngoài ngân hàng, chứng khoán, còn có các chuyên ngành khác thu hút rất nhiều sinh viên giỏi đăng ký hằng năm như: tài chính doanh nghiệp, tài chính công, bảo hiểm… Năm 2011, 2012 trường tổ chức các lớp đào tạo chất lượng cao, trong đó sinh viên ngành tài chính – ngân hàng chiếm đa số và có kết quả học tập rất đáng phấn khởi.

Chúc em mạnh khỏe, học tốt, mạnh dạn đăng ký vào ngành mình yêu thích.

Theo TTO

TS.Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng NTU chia sẻ với các bạn tân sinh viên cùng những thí sinh còn đang băn khoăn lựa chọn hướng đi cho mình, về những đổi mới của chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng năm 2015 tại Nhà trường.

TS.Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng NTU

PV: Là một người có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Thầy có thể nhận xét về tình hình nhân sự của ngành Tài chính – Ngân hàng hiện nay?

TS.Nguyễn Thanh Tùng: Tài chính – Ngân hàng luôn luôn là ngành “Hot” nhất về nhân sự . Là ngành có môi trường làm việc cạnh tranh và áp lực rất cao, đương nhiên là một trong những ngành có sức hút nhân sự nhất hiện nay .

Đây cũng là ngành đòi hỏi cao về chất lượng nhân sự, từ chuyên môn tới kỹ năng làm việc. Yêu cầu cao về Đạo đức nghề nghiệp, tính cam kết, kỷ luật và tuân thủ…

Có thể nói về tình hình nhân sự hiện nay của ngành Tài chính – Ngân hàng là đang rất thiếu nhân sự có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc.

PV: Khoa Tài chính – Ngân hàng NTU đã và đang làm gì để giúp các sinh viên ra trường sớm tìm được việc làm?

TS.Nguyễn Thanh Tùng: Khoa Tài chính – Ngân hàng NTU đã tiến hành định vị 12 vị trí công việc chính trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, là những vị trí cốt lõi trong hoạt động ngân hàng và tài chính.

Những vị trí này thu hút nhiều nhân sự nhất và được mô tả lộ trình thăng tiến rõ nhất. Chúng tôi đã nghiên cứu và mô tả kỹ lưỡng yêu cầu của 12 vị trí công việc này. Trên cơ sở đó, đã xây dựng phương pháp giảng dạy và chương trình học mang tính thực hành, ứng dụng thực tế. Chắc chắn sẽ hấp dẫn việc học tập và nếu sinh viên viên đáp ứng tốt thì sẽ đảm bảo khả năng làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp.

Cụ thể với chương trình học, khối lượng kiến thức lý thuyết cơ bản được rút gọn hơn, kiến thức chuyên ngành được giảng dạy sớm. Đặc biệt chúng tôi đã bổ sung   tới 11 môn học về nghiệp vụ thực tế hiện nay. Như vậy các em sẽ vừa đảm bảo được tính hệ thống trong nghiên cứu học tập, lại vừa đảm bảo được học nghiệp vụ thực tế ngay.

Chương trình học đảm bảo được tỷ lệ 30% học tập kiến thức lý thuyết về nghiệp vụ tại trường, 70% là học tập nghiệp vụ thực tế và thực tập tại các ngân hàng lớn, các doanh nghiệp. Đảm bảo ngay từ năm thứ nhất các em được tiếp xúc với thực tế.

Về phương pháp học tập cũng có những thay đổi theo hướng hiện đại. Các em được tiếp cận theo phương pháp mới là giảng dạy và học tập theo phong cách dự án, bố trí theo các chủ đề và chương trình học. Với phương pháp này các em sẽ chủ động tham gia vào các chủ đề học tập, tránh được phương pháp dạy và học thụ động như trước đây.  

Bắt đầu từ K15 tức là năm nay, sinh viên Tài chính Ngân hàng sẽ tham gia vào các buổi giảng chuyên ngành theo hướng mở. Các em sẽ tham gia vào các dự án mô phỏng doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, ngân hàng và đóng vai các vị trí công việc của chính các nơi mà các em sau này.

Về giảng viên, chúng tôi chủ trương mời nhiều giảng viên là lãnh đạo, chuyên gia đang làm việc tại các ngân hàng và doanh nghiệp về giảng dạy cho các em. Chính các giảng viên này đã tham gia vào xây dựng chương trình học cho các em, nay lại trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá các em.

Bên cạnh đó, chúng tôi đã và đang xây dựng một thư viện điện tử về học liệu và giáo trình tài liệu. Sinh viên của Khoa được cấp username và password để có thể truy cập và nghiên cứu trước. Các buổi học tại giảng đường chủ yếu tập trung vào việc dạy kiến thức chuyên ngành, giải đáp và nghiệp vụ thực tế cho các em.

Ngoài ra, trong suốt quá trình học từ năm nhất cho tới khi ra trường, các em sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng thực tế, kỹ năng mềm bằng các khóa học dạy về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, văn hóa doanh nghiệp, làm việc nhóm, thậm chí cả mô hình doanh nghiệp và kỹ năng lãnh đạo.

PV: Nhiều học sinh THPT khi tìm hiểu thông tin về khoa Tài chính – Ngân hàng NTU thắc mắc về vấn đề  hỗ trợ việc làm cho sinh viên. Thầy có thể nói rõ hơn về điều này ?

TS.Nguyễn Thanh Tùng: Chúng tôi đang triển khai tích cực mô hình đào tạo nhà trường gắn liền với doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, ngoài việc sinh viên được tiếp xúc với kiến thức thực tế ngay từ năm thứ nhất tại các doanh nghiệp, ngân hàng … thì cơ hội việc làm đối với sinh viên được mở ra rộng và từ sớm.
Khả năng làm được việc của sinh viên NTU nói chung và sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng nói riêng là rất sớm, có thể nói là ngay từ khi hết năm học đầu tiên các em đã có thể làm được những công việc nghiệp vụ đơn giản tại doanh nghiệp.

Nhà trường và khoa có bộ phận hỗ trợ việc làm cho sinh viên giúp các em kết nối với doanh nghiệp vừa hỗ trợ sinh viên có những cơ hội nghề nghiệp. Khoa Tài chính ngân hàng cũng là đầu mối về dự án Hệ sinh thái Khởi nghiệp liên kết giữa NTU và Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây cũng là điều kiện tốt để trang bị cho các em kiến thức và hành trang vào đời cho các em ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Vẫn phải nhấn mạnh về khía cạnh đào tạo. Chúng tôi quyết tâm đào tạo các sinh viên có năng lực làm việc thực tế, đáp ứng và phù hợp với nhu cầu xã hội.

PV: Năm học 2015 – 2016, NTU sẽ mở rộng mô hình đào gắn với doanh nghiệp giúp sinh viên thực tập, làm việc ngay từ năm thứ nhất. Với mô hình đào tạo vừa học vừa làm này, liệu có đảm bảo được chương trình học của Bộ GD&ĐT không?

TS.Nguyễn Thanh Tùng: Chúng tôi đã có những tính toán thời khóa biểu hợp lý để đảm bảo việc đi làm thêm [nếu có] của sinh viên ngay từ năm thứ nhất, chủ yếu là mang tính tìm hiểu thực tế và thực hành. Trong khuôn khổ nội dung hợp tác được ký kết giữ NTU và các Ngân hàng, doanh nghiệp vừa qua chúng tôi cũng lưu ý tới nội dung này để đảm bảo việc đi thực tế, đi làm thêm không ảnh hưởng tới lịch trình học tập cũng như thời gian nghiên cứu của các em.

Việc đi làm ngay từ năm thứ nhất là rất tốt và tạo cho các em một tư duy khởi nghiệp từ sớm. Cùng với chương trình và phương pháp học tập được cải tiến như hiện nay chắc chắn sẽ mang lại cho các em sinh viên NTU nói chung và sinh viên khoa Tài chính Ngân hàng nói riêng sẽ có được tư duy duy ứng dụng kiến thức học tập vào thực tế từ sớm, tránh được việc học quá tập trung vào lý thuyết mà thiếu đi trải nghiệm thực tế.

PV: Trân trọng cảm ơn Thầy!

NTU

Tài chính ngân hàng được biết đến là một ngành rất tiềm năng nên thu hút nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, thực tế cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng như thế nào? Sinh viên học ngành tài chính ngân hàng có dễ xin việc không? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

==========

BẠN QUAN TÂM?

==========

Ngành tài chính ngân hàng là ngành gì?

Ngành tài chính ngân hàng là ngành gì?

Tài chính – ngân hàng là một ngành học khá rộng, nó liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ của một ngân hàng, doanh nghiệp hay công ty, tổ chức nào đó.

Ngành Tài chính ngân hàng liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm, chuyên ngành ngân hàng, tài chính thuế…..

Với một ngành học liên quan đến nhiều lĩnh vực như vậy, liệu cơ hội việc làm ngành tài chính có rộng mở? Học ngành tài chính ngân hàng có dễ xin việc không?

Học tài chính ngân hàng có dễ xin việc không?

Học tài chính ngân hàng có dễ xin việc không?

Trước khi quyết định đăng ký vào bất kỳ một ngành học nào, chắc hẳn điều được các bạn thí sinh và quý phụ huynh rất quan tâm chính là cơ hội việc làm. Và ngành tài chính ngân hàng cũng vậy. Cơ hội việc làm của ngành tài chính ngân hàng trong tương lai như thế nào?

Ở mỗi quốc gia hiện nay, ngành tài chính ngân hàng luôn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Bởi đất nước nào cũng rất cần có hệ thống ngân hàng với các  tập đoàn tài chính hay các công ty bảo hiểm….

Đặc biệt Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế mở cửa hội nhập, do đó ngành tài chính ngân hàng lại chiếm vị trí quan trọng.

Không chỉ vậy, theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tốc độ tăng trưởng quy mô ngành ngân hàng luôn ở mức lớn. Cùng với đó thị trường chứng khoán sôi động, bất động sản phẩm triển đã và đang mang lại cơ hội nghề nghiệp lớn cho những người làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Và như vậy, để xin được một công việc về tài chính ngân hàng sẽ không phải là điều quá khó khăn hiện nay.

Cơ hội việc làm cho ngành tài chính ngân hàng

Từ những thông tin trên, ngành tài chính ngân hàng có cơ hội nghề nghiệp lớn. Vậy cơ hội nghề nghiệp ngành tài chính ngân hàng cụ thể như thế nào?

Dưới đây chúng tôi xin liệt kê các cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng để bạn tham khảo và yên tâm theo đuổi niềm đam mê của mình nhé.

Theo thống kê, Việt Nam hiện nay có hơn 500.000 doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp này sẽ cần có một bộ phận đảm nhận công việc tài chính ngân hàng. Chính vì vậy, Tài chính ngân hàng dù ở thời đại nào cũng giữ vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Đó cũng là lý do khiến tài chính ngân hàng trở thành ngành học được nhiều trường Đại học chú trọng.

Tại trường Đại học Đông Á, ngành Tài chính ngân hàng được đẩy mạnh thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng lớn hiện nay như SeAbank, Sacombank….Theo đó, các ngân hàng này sẽ đồng ý tiếp nhận 100% sinh viên tài chính ngân hàng được thực tập 3 học kỳ đồng thời được đào tạo nghiệp vụ theo chuẩn của ngân hàng.

Từ quá trình theo dõi và đánh giá hiệu suất công việc cho các bạn sinh viên, ngân hàng sẽ có căn cứ để tuyển dụng sinh viên có tiềm năng vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp tại hệ thống ngân hàng ở thành phố Đà Nẵng hoặc trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Được biết hiện nay nhu cầu tuyển dụng tại các ngân hàng này lên đến 100% dành cho sinh viên tài chính ngân hàng của trường Đại học Đông Á đáp ứng các yêu cầu công việc theo chức danh tại ngân hàng.

Không những vậy, khoa Tài chính ngân hàng Đại học Đông Á còn mở rộng mạng lưới doanh nghiệp liên kết nhằm đảm bảo lộ trình thực tập nghề nghiệp và cơ hội việc làm cho sinh viên.

Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng cho sinh viên ĐH Đông Á

Các ngân hàng thường xuyên tiếp nhận sinh viên kiến tập, thực tập hiện nay gồm:

  • Ngân hàng HDbank
  • Ngân hàng Sacombank
  • Ngân hàng SeAbank
  • Tập đoàn Savico
  • Tập đoàn Vneci
  • Tổng công ty dệt may Hòa Thọ
  • Công ty Dinco
  • Công ty Agriseco CN Đà Nẵng
  • Công ty tài chính VN Direct…

Từ những thông tin trên có thể thấy, đối với tài chính ngân hàng cơ hội việc làm luôn rộng mở, chỉ cần bạn yêu thích, đam mê, quyết tâm theo đuổi ngành này, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về vấn đề học tài chính ngân hàng có thất nghiệp hay không.

Ngành tài chính ngân hàng yêu cầu những gì?

Khi tìm hiểu về ngành tài chính ngân hàng có dễ xin việc không, bạn cũng đừng quên tìm hiểu những yêu cầu cần có của người học tài chính ngân hàng nhé.

Người học tài chính ngân hàng cần có những tố chất sau:

  • Có khả năng tính toán, trí nhớ tốt, tư duy logic.
  • Luôn trung thực, tỉ mỉ, cẩn trọng, chính xác.
  • Có đam mê, nhiệt huyết, sáng tạo, năng động.
  • Khả năng giao tiếp tốt.

Qua nội dung bài viết được chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng hiện nay như thế nào? Học tài chính ngân hàng có dễ xin việc hay không? Nếu bạn có đầy đủ những tố chất trên và thật sự muốn theo đuổi ngành tài chính ngân hàng, hãy nỗ lực học tập thật tốt từ hôm nay nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề