Đề thi kiến thức giáo viên tiểu học

TÀI LIỆU ÔN THI

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

[DÙNG CHO TUYỂN VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TIỂU HỌC]

1. Kế hoạch bài dạy [ Giáo án]

2. Các bước thiết kế một giáo án

– Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu [yêu cầu] vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm [dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì].

– Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh; xác định trình tự logic của bài học.

Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Mỗi GV không chỉ có kỹ năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kỹ năng định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho học sinh. GV nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GV tin cậy. Việc đọc SGK, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng.

Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng. Nếu nắm vững nội dung bài học, GV sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài một cách thích hợp.

– Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những kiến thức, kỹ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu học sinh để lựa chọn phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, GV phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh. Nói cách khác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của học sinh, được xuất phát từ : những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có một cách chắc chắn, vững bền; những kiến thức, kỹ năng mà học sinh chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của các em. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, GV đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của học sinh với những biểu hiện rất đa dạng. Do vậy, dù mất công nhưng mỗi GV nên dành thời gian để xem qua bài soạn của học sinh trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn kiến thức, kỹ năng đã có của các em.

– Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen với lối dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng học sinh trong giờ học.

– Bước 5: Thiết kế giáo án.

Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án – thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GVvà hoạt động học tập của học sinh.

CongChuc24h.Com giới thiệu tới các bạn bộ “200 đề trắc nghiệm kiến thức chung tiểu học có đáp án miễn phí“ trên website.

Các câu hỏi trắc nghiệm được tổng hợp từ bộ “Tài liệu ôn thi viên chức tiểu học kiến thức chung vòng 1” với 591 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung có đáp án đã được cập nhật luật mới nhất và được tập hợp từ nhiều chuyên đề như: câu hỏi trắc nghiệm luật viên chức, luật giáo dục, câu hỏi trắc nghiệm về điều lệ trường tiểu học [các bạn click vào link trên để xem chi tiết danh mục tài liệu].
Ngoài ra, các bạn có thể tải các tài liệu thi công chức, viên chức trên website hoặc các tài liệu ôn thi giáo viên khác tại đây.Mỗi đề thi trắc nghiệm bao gồm 30 câu trắc nghiệm đúng sai.Các bạn làm hết nút check kết quả sẽ hiện ra. Để xem kết quả các bạn làm theo hướng dẫn của website.Hy vọng bộ đề thi trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn.

Nếu có sai sót, các bạn trực tiếp comment bên dưới, AD sẽ sửa câu hỏi.

Câu 1: Theo Luật giáo dục 2019. “Phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” là yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở cấp học nào sau đây?
A. Giáo dục tiểu học
B. Giáo dục trung học phổ thông
C. Tất cả các cấp học phổ thông
D. Giáo dục trung học cơ sở
Câu 2: Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT; 4/9/2020. Ban hành Điều lệ trường Tiểu học. Xác định phương án sai?
A. Giáo viên tiểu học không được chấm điểm 0 bài kiểm tra định kỳ.
B. Không có phương án nào sai
C. Giáo viên Tiểu học không gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh.
D. Giáo viên Tiểu học không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục
Câu 3: Theo Luật giáo dục 2019. Xác định phương án đúng về Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Hội đồng phải có ít nhất bao nhiêu tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng?
A. Một phần ba
B. Một nửa
C. Một phần tư
D. Hai phần ba
Câu 4: Theo Luật Giáo dục 2019. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Cơ quan nào thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non?
A. Sở giáo dục và Đào tạo
B. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
C. Chính phủ
D. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Câu 5: Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT; 4/9/2020. Ban hành Điều lệ trường Tiểu học. Mỗi lớp học có không quá bao nhiêu học sinh do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách?
A. 40 học sinh
B. 35 học sinh
C. 30 học sinh
D. 45 học sinh
Câu 6: Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
đư
A. Điều 53
B. Điều 54
C. Điều 55
Câu 7: Theo Luật Giáo dục 2019. Cơ quan nào quyết định thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục đối với trường trung cấp trực thuộc?
A. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tich nước
D. Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
Câu 8: Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT; 4/9/2020. Ban hành Điều lệ trường Tiểu học.Biển tên trường. Ở giữa, đối với điểm trường thì ghi?
A. Tên điểm trường ghi dòng dưới dòng Phòng Giáo dục và Đào tạo
B. Trường Tiểu học và tên riêng điểm trường
C. Tên điểm trường ghi dòng dưới dòng Trường Tiểu học và tên riêng của trường
D. Tên điểm trường
Câu 9: Theo Luật giáo dục 2019. Xác định phương án đúng về nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục?
A. Trung thực, công khai, minh bạch
B. Độc lập, khách quan, đúng pháp luật
C. Tất cả các phương án đều đúng
D. Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ
Câu 10: Đánh giá Viên chức theo quý, tháng hoặc tuần là kết quả đánh giá làm căn cứ để thực hiện đánh giá Viên chức:
A. Đánh giá hàng năm
B. Đánh giá trước khi kết thúc thời gian tập sự, ký kết tiếp hợp đồng làm việc, thay đổi vị trí việc làm
C. Đánh giá trước khi xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch
D. Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 11: Theo Luật giáo dục 2019. Xác định phương án đúng về Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên?
A. Học từ xa
B. Tất cả các phương án đều đúng
C. Vừa làm vừa học
D. Tự học, tự học có hướng dẫn; Hình thức học khác theo nhu cầu của người học
Câu 12: Viên chức bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài bao nhiêu tháng?
A. 03 tháng
B. 04 tháng
C. 05 tháng
D. 06 tháng
Câu 13: Thời điểm đánh giá Viên chức ở phương án nào sau đây có nội dung không đúng?
A. Không có phương án đúng
B. Đánh giá trước khi ký kết tiếp hợp đồng làm việc, thay đổi vị trí việc làm
C. Đánh giá trước khi xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch
Câu 14: Theo Luật giáo dục 2019.  Học sinh nào trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí?
A. tiểu học và trung học cơ sở
B. tiểu học
C. trung học phổ thông
D. trung học cơ sở
Câu 15: Theo Luật giáo dục 2019. Hoạt động khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ của tổ chức nào?
A. Cơ sở giáo dục
B. Viện nghiên cứu
C. Trung tâm khoa học
D. Cơ sở khoa học
Câu 16: Theo Luật Viên chức sửa đổi năm 2019: Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được?
a. Hưởng trợ cấp thôi việc
b. Trợ cấp mất việc làm
c. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
d. Cả 3 đều đúng
Câu 17: Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá bao nhiêu ngày
A. 15 ngày
B. 20 ngày
C. 30 ngày
D. 10 ngày
Câu 18: Theo Luật giáo dục 2019. Cơ quan nào có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội?
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Nhà nước
D. Bộ giáo dục và đào tạo
Câu 19: Theo Luật giáo dục 2019. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là?
A. Giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.
B. Giáo viên thỉnh giảng
C. Giảng viên thỉnh giảng.
D. Thầy, cô thỉnh giảng
Câu 20: Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT; 4/9/2020. Ban hành Điều lệ trường Tiểu học. Tài liệu giáo dục địa phương do cơ quan nào chỉ đạo tổ chức biên soạn và thẩm định đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học về mục tiêu, nội dung giáo dục và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt?
A. Phòng Giáo dục và Đào tạo
B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
C. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện
D. Sở Giáo dục và Đào tạo
Câu 21: Điều 37: Bổ nhiệm viên chức quản lý có bao nhiêu khoản:
A. 4 khoản
B. 5 khoản
C. 6 khoản
D. 7 khoản.
Câu 22: Theo Luật giáo dục 2019. Cơ quan nào quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
A. Sở giáo dục và Đào tạo
B. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
C. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở giáo dục và Đào tạo
Câu 23: Theo Luật giáo dục 2019. Giáo dục phổ thông được chia thành bao nhiêu giai đoạn?
A. 02 giai đoạn
B. 02 giai đoạn hoặc 03 giai đoạn
C. 04 giai đoạn
D. 03 giai đoạn
Câu 24: Cơ quan nào quy định việc xử lý kỷ luật đối với viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác?
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Bộ nội vụ
D. Nhà nước
Câu 25: Hình thức kỷ luật nào sau đây áp dụng đối với Viên chức không quản lý?
A. Khiển trách
B. Buộc thôi việc
C. Cảnh cáo
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 26: Luật Viên chức gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
a. 6 chương, 60 điều
b. 7 chương, 62 điều.
c. 6 chương, 62 điều
d. 7 chương, 70 điều
Câu 27: theo Điều 29: Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc quy định: Viên chức có mấy năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.
A. 1 năm
B. 2 năm
C. 3 năm
D. D. 4 năm
Câu 28: Theo Luật giáo dục 2019. “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” là?
A. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
B. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông
C. Chương trình giáo dục phổ thông
D. Yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông
Câu 29: Luật Giáo dục 2019. Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau bao nhiêu năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ.
A. 04 năm
B. 03 năm
C. 01 năm
D. 02 năm
Câu 30: Theo Luật giáo dục 2019. Cơ quan nào quy định chi tiết việc chuyển đổi loại hình nhà trường quy định Việc chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân?
A. Bộ giáo dục và Đào tạo
B. Chính phủ
C. Nhà nước
D. Quốc hội

Video liên quan

Chủ Đề