Chương trình học ngành truyền thông đa phương tiện

Search

  • Ngân hàng
  • Tài chính
  • Marketing
  • Tuyển sinh
  • Toán ứng dụng

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều thay đổi trong các lĩnh vực, trong đó có ngành Truyền thông Đa phương tiện. Những chuyên gia truyền thông hiện nay không chỉ có kiến thức về báo chí mà còn biết cách ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp tư duy sáng tạo để xây dựng nên các sản phẩm độc đáo, nhắm đúng mục tiêu truyền thông. Nắm bắt được nhu cầu của xã hội, trường Đại học Thăng Long đã thiết kế và xây dựng ngành TTDPT nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Trang bị kiến thức cơ bản và hướng dẫn các kỹ thuật chuyên môn để sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường:

  • Hiểu và vận dụng tư duy thẩm mỹ, nghệ thuật để tạo ra những sản phẩm ấn tượng.
  • Có thể sử dụng các phần mềm thiết kế 2D, 3D, lên ý tưởng, viết kịch bản, quay dựng phim, biên tập hậu kỳ. 
  • Có tư duy logic, đánh giá, triển khai các chiến dịch truyền thông
  • Có khả năng thực các tác phẩm báo chí đa phương tiện.
     

  • Tin và viết tin
  • Nhiếp ảnh
  • Phần mềm thiết kế
  • Hình họa
  • Xử lý ảnh
  • Thiết kế hoạt hình 2D
  • Marketing và truyền thông
  • Kịch bản truyền thông
  • Phương pháp thu thập thông tin xã hội
     

  • Quảng cáo và sản xuất phim quảng cáo
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông
  • Thiết kế nhận diện thương hiệu và quảng cáo
  • Biên tập hậu kỳ
  • Kỹ thuật ghi hình
  • Tòa soạn đa phương tiện
  • Dựng hình 3D cơ bản
     

  • Quảng cáo và sản xuất phim quảng cáo
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông
  • Thiết kế nhận diện thương hiệu và quảng cáo
  • Biên tập hậu kỳ
  • Kỹ thuật ghi hình
  • Tòa soạn đa phương tiện
  • Dựng hình 3D cơ bản
     

  • Có thể làm việc tại các cơ quan thông tấn như các báo, tạp chí, đài truyền hình, đài phát thanh.
  • Xây dựng kịch bản, lên ý tưởng sản xuất các sản phẩm truyền thông cho doanh nghiệp
  • Thiết kế đồ họa 2D, 3D, chỉnh sửa âm thanh, hình ảnh, dựng phim
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông trong doanh nghiệp

Dựa trên nền tảng học thức về quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị truyền thông đa phương tiện [QTTTĐPT] cung cấp cho sinh viên kiến thức sâu rộng về sự kết hợp giữa truyền thông marketing và mỹ thuật đa phương tiện, đi kèm với những ứng dụng về công nghệ thông tin trong thiết kế. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được bao quát toàn bộ quá trình xây dựng các chiến lược, hoạch định truyền thông thông qua những góc nhìn về mặt thiết kế, tư duy mỹ học. Cụ thể, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về kỹ năng sử dụng ngôn từ, hình ảnh, âm thanh cùng kỹ năng tạo lập nội dung trong quá trình xây dựng các sản phẩm truyền thông.

Trong giai đoạn chuyên ngành, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về hoạt động nghiệp vụ truyền thông cũng như nguyên lý vận dụng công nghệ đa phương tiện vào thực tiễn và trong nghiên cứu. Đến với chuyên ngành này, sinh viên không chỉ được hướng dẫn chi tiết về phương pháp tối ưu hóa các công cụ media mà còn được trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện các sản phẩm truyền thông cũng như đi sâu vào các khâu tổ chức sự kiện về mặt thực tiễn lẫn lý thuyết. Đặc biệt, đến với chuyên ngành QTTTĐPT, sinh viên còn được rèn luyện bản thân thông qua các môn học cung cấp phương pháp làm việc khoa học, tư duy phân tích có hệ thống, các thức trình bày, giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.

Địa điểm học: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Triển vọng nghề nghiệp về chuyên ngành Quản trị truyền thông đa phương

  • Tại các cơ quan báo chí-truyền thông: Các cơ quan tuyên giáo của các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý của nhà nước về báo chí, truyền thông ở trung ương và các địa phương.
  • Tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như: thiết kế, quảng cáo, điện ảnh, các cơ quan báo chí, phát thanh-truyền hình, viễn thông, phát triển công nghệ thông tin-truyền thông, Hội nhà báo Việt Nam, Hội truyền thông số Việt Nam, các công ty quan hệ công chúng [PR] và quảng cáo, các công ty tổ chức kinh doanh truyền thông số, phát triển ứng dụng truyền thông đa phương tiện,…
  • Tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tập huấn liên quan đến truyền thông đa phương tiện. Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm:
    • Phóng viên [truyền thông đa phương tiện]
    • Biên tập viên quảng cáo
    • Chuyên viên truyền thông
    • Chuyên viên nội dung
    • Quản trị các kênh truyền thông trực tuyến
    • Chuyên viên marketing trực tuyến
    • Chuyên viên/giám đốc tổ chức sự kiện
    • Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng
    • Nhà nghiên cứu
    • Chuyên viên quản lý mạng xã hội
    • Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu:
    • Giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, đạo diễn, phóng viên, biên tập viên truyền hình, chuyên viên truyền thông tổng hợp, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên chăm sóc khách hàng, chuyên viên quản trị web, chuyên viên quản lý sự kiện, chuyên viên mạng xã hội, chuyên viên quan hệ công chúng,…

Chương trình đào tạo

Học Kỳ Học Phần Kỹ năng đạt được 
Nền tảng
  • Định hướng
  • Rèn luyện tập trung
  • Vovinam 1
  • Tiếng Anh chuẩn bị
  • Học kỳ tiếng Anh Summit 2 tại nước ngoài
  • Sinh viên có phương pháp học tập hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hóa năng lực não bộ, cải thiện kết quả học tập.
  • Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.
  • Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.
  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.
Học kỳ 1
  • Kỹ năng học tập đại học
  • Nhập môn quản lý
  • Nguyên lý Marketing
  • Các loại hình truyền thông đương đại
  • Tâm lý học truyền thông
  • Vovinam 2
  • Sinh viên được cung cấp những khái niệm cơ bản về hệ thống máy tính, công nghệ thông tin.
  • Sinh viên có kiến thức nền tảng về Truyền thông đa phương tiện, các khái niệm, cơ sở lý luận để nghiên cứu chuyên sâu trong những học kỳ tiếp theo.
  • Sinh viên có kiến thức để sử dụng tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh.
Học kỳ 2
  • Kỹ năng giao tiếp và cộng tác
  • Nguyên lý Kế toán
  • Truyền thông doanh nghiệp
  • Sản xuất nội dung sáng tạo
  • Công cụ thiết kế trực quan 1
  • Vovinam 3
  • Sinh viên nắm vững cách sử dụng màu sắc phù hợp, phông chữ và các bộ lọc hình ảnh… sử dụng trong các sản phẩm truyền thông. Sử dụng hình ảnh phù hợp trong tiếp thị truyền thông xã hội giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ đến khách hàng.
  • Sinh viên được trang bị kiến thức về Marketing để vận dụng trong lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện hiệu quả.
  • Sinh viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp, khoa học, kỷ luật, có hiệu quả và thích ứng nhanh với môi trường làm việc đa văn hóa.
Học kỳ 3
  • Nhiếp ảnh
  • Marketing mạng xã hội
  • Công cụ thiết kế trực quan 2
  • Sản xuất âm thanh
  • Truyền thông Marketing tích hợp
  • Sinh viên có thể nhận biết về ấn tượng, định kiến, quan điểm, các yếu tố quy luật tâm lý trong quá trình giao tiếp của đối tượng mục tiêu khi truyền thông.
  • Sinh viên được tăng cường kiến thức về thiết kế đồ họa, có tư duy hình họa, nắm vững các nguyên lý cơ bản để tạo nên những sản phẩm truyền thông đẹp mắt, ấn tượng của riêng mình.
  • Sinh viên được trang bị kiến thức về phương tiện, thông điệp… về quảng cáo và truyền thông.
Học kỳ 4
  • Nghệ thuật thuyết phục và bán ý tưởng
  • Viết cho truyền thông đa phương tiện
  • Sản xuất video
  • Quản trị dự án
  • Ngoại ngữ 1
  • Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng viết các sản phẩm truyền thông chuyên nghiệp, tạo ấn tượng.
  • Sinh viên được học phương thức, bố cục và trải nghiệm chụp ảnh trong studio hiện đại.
  • Bên cạnh tiếng Anh, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện được trang bị thêm ngoại ngữ thứ 2 để sẵn sàng cho môi trường làm việc đa quốc gia.
Học kỳ 5
  • Nguyên lý thiết kế và trải nghiệm người dùng
  • Lập kế hoạch truyền thông
  • Thuật kể chuyện đa phương tiện
  • Quản trị thương hiệu
  • Ngoại ngữ 2
  • Sinh viên được học các công cụ và thực hành cách tạo nên các sản phẩm truyền thông bằng video, âm thanh độc đáo.
  • Sinh viên được trau dồi các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ 2 thuần thục.
Học kỳ 6
  • Thực tập làm việc thực tế tại doanh nghiệp
  • Vận dụng kiến thức chuyên ngành vào các tình huống công việc cụ thể.
Học kỳ 7
  • Kỹ năng viết bài nghiên cứu
  • Môn chuyên ngành tự chọn 1, 2, 3, 4
  • Sinh viên được biết cách áp dụng các giải pháp quản trị liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.
  • Sinh viên biết cách thiết lập, duy trì truyền thông hai chiều giữa một tổ chức và công chúng. Trong đó bao gồm quản lý những vấn đề hay sự kiện mà doanh nghiệp cần phải nắm được dư luận và có trách nhiệm thông tin cho công chúng.
Học kỳ 8
  • Dự án sản xuất sản phẩm TTĐPT
  • Phương pháp nghiên cứu trong truyền thông
  • Luật sở hữu trí tuệ
  • Triết học Mác-Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • Môn tự chọn 5
  • Sinh viên có đạo đức nghề nghiệp.
  • Sinh viên có ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân.
  • Được trang bị kỹ năng đàm phán để có thể đạt được mục tiêu trong các buổi thương lượng.
Học kỳ 9
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Tư tưởng HCM
  • Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Khởi sự doanh nghiệp
  • Khoá luận tốt nghiệp TTĐPT
  • Sinh viên biết cách quản trị dự án thành công.
  • Sinh viên tự tin làm việc trong lĩnh vực truyền thông tại các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

Tốt nghiệp:

Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và chứng chỉ theo yêu cầu. Nhà trường tổ chức 3 đợt tốt nghiệp vào các tháng 1, 5, 9 hàng năm

Video liên quan

Chủ Đề