Stoploss coin là gì

Stop loss là một khái niệm cơ bản đồng thời là một trong những điều quan trọng nhất mà một nhà giao dịch ngoại hối bắt buộc phải có. Nhưng để THỰC SỰ hiểu Stop loss là gì và làm thế nào để đặt nó đúng cách chưa bao giờ là vấn đề đơn giản. Đặc biệt với những trader vừa mới bước chân vào thị trường Forex. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn khái niệm lệnh Stop loss là gì? Và mình cũng sẽ hướng dẫn các bạn đặt lệnh stop loss trên các sàn giao dịch phổ biến nhé!

Tìm hiểu thêm : OLYMP TRADE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Stop loss là gì?

Stop loss là gì

Stop loss [viết tắt SL] có nghĩa là cắt lỗ hay lệnh dừng lỗ tự động. Nó được thêm vào phiên giao dịch nhằm mục đích để ngăn chặn thua lỗ không vượt quá một mức mà bạn đã tính toán trước. Bằng cách sử dụng lệnh stop loss; nhà đầu tư chỉ cần xác định mức giá thua giới hạn cho phiên giao dịch. Còn lệnh Stop loss sẽ tự đóng giao dịch khi giá đạt đến giới hạn do bạn dự định trước. Stop loss [lệnh cắt lỗ] được các nhà đầu tư sử dụng khá phổ biến trong thị trường ngoại hối. Một trader giàu kinh nghiệm sẽ biết cách đặt lệnh stop loss trong chiến lược giao dịch của mình.

Ví dụ 

Giả sử bạn mua loại tiền tệ EUR / USD với mức giá 1,1500$; và dự đoán cặp tiền này sẽ tăng. Sau đó để bảo vệ giao dịch của mình, bạn đặt lệnh dừng lỗ ở 1,1450 đô la. Nghĩa là giao dịch tự kết thúc khi giá giảm xuống 1,1450 đô la. Như vậy theo lý thuyết, khoản lỗ của bạn chỉ giới hạn ở mức 50 pips.

Ưu, nhược điểm của lệnh Stop loss là gì?

Stop loss là gì

Về cơ bản, lệnh Stop loss là 1 lệnh rất hữu ích trong Forex. Để bạn có cái nhìn khách quan nhất về lệnh; dưới đây là 1 số thông tin thống kê ưu nhược điểm của nó

Ưu điểm của Stop loss là gì?

  • Stop loss là lệnh được sử dụng miễn phí
  • Khi sử dụng lệnh cắt lỗ là kiểm soát cảm xúc tuyệt đối
  •  Lệnh cắt lỗ sẽ luôn tuân thủ theo quy tắc. Chỉ cần giao dịch chạm mức giới hạn quy định thì lập tức lệnh tự đóng lại.

Nhược điểm của Stop loss là gì?

  • Mặc dù lệnh cắt lỗ giúp bạn ngăn chặn được nguy hiểm nhưng trong 1 vài trường hợp; thị trường quay đầu một cách bất ngờ. Có thể ban đầu thị trường sẽ đi lệch hướng bạn dự đoán 1 chút nhưng về sau; thị trường sẽ nhảy lên mức giá cao hơn. Nếu áp dụng Stop loss trong trường hợp này; giao dịch của bạn sẽ kết thúc và bạn không được nhận khoản lợi nhuận đó

Các loại Stop loss cơ bản trong Forex

Lệnh Hard Stop Loss

Lệnh Hard Stop có cách vận hành vô cùng đơn giản. Lệnh sẽ cắt lỗ đúng vào vị trí bạn đã giới hạn từ trước. Bạn chỉ cần đặt mức cắt lỗ phù hợp và không phải làm bất cứ gì cả. Lệnh này phù hợp cho những phiên giao dịch có tỷ lệ rủi ro cao; hoặc do bạn mạo hiểm thử sức.

Lệnh Trailing Stop Loss

Cách thức vận hành của lệnh Trailing Stop Loss có một vài điểm khác biệt so với lệnh Hard Stop Loss. Khi giá đã chạm đến mức giới hạn; lệnh Trailing Stop vẫn thực hiện nhiệm vụ cắt lỗ tương tự như Hard Stop Loss. Tuy nhiên, sau khi cắt lỗ mà giá bắt đầu di chuyển theo hướng có lợi thì lệnh cắt lỗ sẽ tăng dần theo hướng đó. Nói chung lệnh còn thêm nhiệm vụ theo dõi quá trình biến động của giá khi giá di chuyển theo hướng dự định của bạn

Ví dụ: Bạn chọn điểm dừng ở phía sau giá là 50 pips. Lệnh Trailing Loss sẽ di chuyển theo hướng giá khi cặp ngoại hối; di chuyển có lợi cho nhà đầu tư. Nhưng nếu cặp ngoại hối di chuyển ngược lại với giao dịch, lệnh sẽ đứng yên.

Tham khảo : CÁCH KIẾM BITCOIN HIỆU QUẢ

Cách đặt lệnh Stop loss hiệu quả

Một nguyên tắc bất biến trong Forex là; không bao giờ mạo hiểm nhiều hơn 1 – 2% tổng số vốn giao dịch. Đối với những nhà giao dịch mới, bạn nên tuân thủ quy tắc rủi ro tài khoản 1%. Còn đối với những nhà giao dịch có kinh nghiệm hơn, bạn có thể mạo hiểm 2%. Từ tỷ lệ rủi ro này, bạn sẽ tính được mức đặt lệnh stop loss hợp lý.

Tùy thuộc vào phương pháp giao dịch tài chính mà các NĐT sẽ có cách đặt lệnh cắt lỗ khác nhau. Nhìn chung cách đặt lệnh sẽ được chia thành hai trường hợp phổ biến sau

  • Kiểu ngẫu hứng: Các NĐT không có chiến lược giao dịch rõ ràng nên họ chỉ ước lượng mức cắt lỗ phù hợp. Mức cắt lỗ này có thể không đem lại cho họ lợi nhuận. Nhưng đảm bảo mức thua lỗ ở ngưỡng chấp nhận được
  • Kiểu đặt theo chiến lược: Các nhà đầu tư sẽ không đặt lệnh một cách ngẫu nhiên mà có sự tính toán rõ ràng. Điểm đặt lệnh stop loss phải dựa theo tỷ lệ lãi lỗ mong muốn của nhà đầu tư. 

Hướng dẫn các bước cài đặt Stop loss đúng cách

Chỉ hiểu rõ về bản chất của Stop Loss là chưa đủ để phát huy vai trò của nó trong giao dịch ngoại hối. Một chiến lược với các quy trình cài đặt SL trong Forex rõ ràng sẽ giúp các trader kiểm soát và quản lý rủi ro tốt nhất. Cài đặt SL không tuân thủ theo một quy trình mặc định cụ thể nào nhưng nó vẫn có những nguyên tắc nhất định mà các nhà đầu tư cần biết để có thể cài đặt và sử dụng hiệu quả loại công cụ này.

Bước 1: Xác định vị trí giao dịch

Xác định vị trí giao dịch là bước quan trọng đầu tiên cần làm trước khi tiến hành cài đặt Stop Loss. Việc xác định khoảng cách về giá dựa trên tính toán điểm vào lệnh sẽ giúp các nhà đầu tư phát hiện thời điểm không thuận lợi; hình thành những dự đoán ban đầu để cài đặt Stop Loss. 

Bước 2: Xác định vị trí Take profit và Stop Loss

Các trader cần xác định vị trí của Take profit trên biểu đồ giá của cặp tiền tệ để xác định được khoảng pip mình thực hiện đặt lệnh. Khoảng cách SL phải tỷ lệ tương ứng với khoảng cách Stop – gain. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được tình trạng giá phá vỡ cấu trúc gây hỏng chiến lược hỗ trợ của bạn. 

Bước 3: Xem xét về tỷ lệ Risk:Reward [tỷ lệ SL và TP]

Tỷ lệ Risk:Reward là một nhân tố quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét. Nếu  tỷ lệ này không tốt thì tuyệt đối không nên tiến hành đặt lệnh mà hãy chờ đợi cơ hội khác thích hợp hơn để đặt Stop Loss. Còn nếu ví dụ tỷ lệ R:R = 1:1 hoặc R:R = 1:2 và có thể hơn tùy theo đánh giá của mỗi người thì các nhà đầu tư hoàn toàn có thể tiến hành đặt lệnh. 

Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch

Hãy xác định khối lượng giao dịch và nghĩ đến trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến những khoản lỗ mà bạn có thể chấp nhận được. Khoản lỗ trong mỗi giao dịch tuyệt đối không được vượt quá số tiền có trong tài khoản. Ví dụ bạn quy định rủi ro tối đa mỗi lệnh là 1 – 2% tổng số vốn trong tài khoản để làm tham chiếu xác định quy tắc SL. Quy trình này sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát được nguồn vốn hiện có; và giảm thiểu được những rủi ro. 

Bước 5: Tiến hành đặt lệnh

Sau khi tính toán các yếu tố trên cũng như đã phân tích xong biểu đồ giá thì hãy tiến hành đặt Stop Loss tại thời điểm thích hợp. Cần kết hợp với việc phân tích kỹ thuật, các chỉ báo, hoặc xác định hỗ trợ và kháng cự…. để đo lường và tính toán khoảng cách cài đặt Stop Loss cho phù hợp. 

Tham khảo bài viết: TRADE COIN LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN TRADE COIN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Lời kết

Stop loss là gì

Stop loss là gì? Là loại lệnh mà các nhà đầu tư luôn đánh giá cao và cân nhắc sử dụng trong mỗi phiên giao dịch. Hiểu được bản chất cũng như các bước cài đặt Stop loss đúng cách sẽ giúp các trader yên tâm hơn khi đầu tư và giảm thiểu được những tổn thất. Bạn cần có một chiến thuật rõ ràng và lựa chọn sàn Forex uy tín để có thể phát huy tối đa vai trò và hiệu quả của lệnh SL. Hy vọng bài viết trên của mình đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích và cần thiết về lệnh Stop loss. Và đừng quên Remitano là lựa chọn tốt nhất cho bạn trong đầu tư BTC nhé!

Video liên quan

Chủ Đề