Biến trở ký hiệu là gì

Biến trở dùng để làm gì?

Nếu bạn làm trong ngành kỹ thuật, chắc chắc bạn không thể không tiếp xúc với biến trở!

Nhưng thực tế, trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều những ứng dụng của biến trở mà có thể bạn không để ý hoặc chưa biết đến.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu về những công dụng của biến trở trong công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày nha.

Đầu tiên, ta cần phải tìm hiểu sơ sơ về biến trở như:

Biến trở là gì?

Nói một cách đơn giản thì biến trở là một loại điện trở có thể thay đổi giá trị được.

Ví dụ như khi ta nói biến trở 5k thì tức là giá trị của nó có thể thay đổi giá trị từ 0 đến 5000Ω

Còn nếu là điện trở 5k thì nó sẽ có giá trị chính xác là 5000Ω.

Có thể tham khảo thêm về điện trở tại địa chỉ:

Điện trở là gì? Phân loại và ứng dụng

Ký hiệu biến trở:

Trong mạch điện, biến trở được biểu diễn bởi cac ký hiệu sau:

Ký hiệu của biến trở

Đơn vị của biến trở:

Trong hệ tiêu chuẩn, biến trở có đơn là ohm [Ω], đọc là ôm. Đơn vị này được đặt tên dựa theo nhà vật lý học người Đức Georg Simon Ohm.

Các loại biến trở:

Để phân loại, người ta chia biến trở thành 3 loại chính: biến trở con chạy, biến trở tay quay và biến trở than. Trong đó biến trở than là được sử dụng nhiều và phổ biến nhất. Còn 2 loại biến trở kia thường chỉ được dùng trong phòng thí nghiệm.

Biến trở con chạy:

Cấu tạo của biến trở này bao gồm 1 lõi hình trụ dài được làm bằng sứ, được quấn quanh bởi 1 dây kim loại có điện trở suất lớn [thường được làm bằng nicken hoặc nicrom] và 1 con chạy.

Biến trở con chạy

Khi con chạy trượt dọc theo cuộn dây sẽ làm thay đổi số vòng dây của dây dẫn, từ đó làm thay đổi giá trị của biến trở.

Chính vì nó có cấu tạo gồm 1 con chạy trượt dọc trên cuộn dây nên có tên là biến trở con chạy.

Biến trở tay quay:

Xét về cấu tạo, loại biến trở này cũng có các thành phần tương tự như biến trở con chạy. Tuy nhiên thay vì con chạy trượt dọc theo cuộn dây thì ở loại biến trở này, con chạy sẽ xoay xung quanh cuộn dây. Chính vì vậy nên cuộn dây cũng phải được thiết kế hình tròn thay vì là hình trụ.

biến trở tay quay

Và vì nó xoay quanh cuộn dây nên nó được gọi là biến trở tay quay.

Biến trở than – chiết áp:

Đây là loại biến trở mà ta sẽ thường gặp nhất.

Loại biến trở này có phần lõi được làm bằng than. Nên nó được gọi là biến trở than.

Về nguyên lý hoạt động, nó tương tự như loại biến trở tay quay. Nghĩa là cũng bao gồm 1 con chạy xoay quanh 1 trục than được quấn dây dẫn [hay còn được gọi là vết than].

Biến trở than – chiết áp

Khi con chạy xoay quanh trục này sẽ làm thay đổi số vòng dây dẫn và từ đó làm thay đổi giá trị của biến trở.

Biến trở dùng để làm gì?

Thực tế trong công nghiệp có rất nhiều những ứng dụng của biến trở. Cũng như trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều những ứng dụng của loại thiết bị này.

Một vài những ứng dụng của biến trở như sau:

Biến trở volume:

Bạn có thể bắt gặp biến trở trong các nút vặn volume [âm lượng] của các loại loa, amply.

Khi ta xoay phần núm vặn, âm thanh sẽ tăng/giảm theo.

Đó chính là ứng dụng của biến trở volume.

Biến trở dùng trong tăng/giảm volume

Ta có thể tham khảo sơ đồ mạch điện điều khiển âm lượng như sau:

Ta có một mạch điện được cấp nguồn từ 0-10V, 1 biến trở và 1 loa.

Khi ta tăng/giảm giá trị của biến trở bằng cách xoay con chạy B dọc theo 2 đầu C và A của biến trở thì sẽ làm tăng/giảm dòng điện đi qua loa. Từ đó sẽ làm tăng/giảm âm lượng của loa.

Biến trở công suất:

Cũng giống như biến trở thông thường. Nhưng thay vì đơn vị là điện trở [ohm] thì đơn vị của loại biến trở này là W.

Ứng dụng của nó là dùng để tăng/giảm công suất của động cơ.

Ví dụ như bạn muốn động cơ tăng/giảm tốc độ thì ta sẽ dùng loại biến trở công suất này.

Biến trở nhiệt:

Mục đích của việc sử dụng này là để tăng/giảm nhiệt độ một cách đơn giản nhất.

Ứng dụng mà bạn có thể thấy dễ nhất chính là phần điều chỉnh nhiệt độ trong các máy nước nóng dùng trong gia đình.

Biến trở nhiệt

Khi ta điều chỉnh phần xoay của máy, nhiệt độ của nước sẽ tăng/giảm tùy ý.

Biến trở điều chỉnh độ sáng của đèn:

Cũng giống như biến trở volume, người ta sử dụng biến trở để tăng/giảm độ sáng của đèn.

Biến trở dùng để điều khiển độ sáng của đèn

Ví dụ như ta có thể tham khảo mô hình sử dụng biến trở như sau:

Biến trở dùng trong công nghiệp:

Trong công nghiệp, ta có thể thấy ứng dụng của biến trở như:

Sử dụng để nâng/hạ các pít-tông của hệ thống uốn/cán thép.

Hoặc dùng trong các bộ phát dòng analog.

Trên đây là những chia sẻ của mình về thông tin biến trở dùng để làm gì. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các thông tin khác về biến trở tại địa chỉ:

Biến trở là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

10:24:4715/10/2019

Biến trở chính là một loại linh kiện được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng diện và được ứng dụng rất nhiều trong thực tế như: Điều chỉnh tiếng tivi, radio, độ sáng bóng đèn, tốc độ quay của cánh quạt,... Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết Biến trở là gì? Biến trở được cấu tạo ra sao và hoạt động như thế nào? Có ứng dụng gì trong kỹ thuật? qua bài viết này.

I. Biến trở, Cấu tạo và hoạt động của Biến trở

1. Biến trở là gì? các loại biến trở

• Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Các loại biến trở:

  • Biến trở con chạy
  • Biến trở tay quay
  • Biến trở than [chiết áp]

Ký hiệu của biến trở:

* Câu C4 trang 29 SGK Vật Lý 9: Trên [hình 10.2 SGK] vẽ các kí hiệu sơ đồ của biến trở. Hãy mô tả hoạt động của biến trở có kí hiệu sơ đồ a, b, c, d.

° Lời giải Câu C4 trang 29 SGK Vật Lý 9:

- Khi dịch chuyển con chạy thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua và do đó làm thay đổi điện trở của biến trở.

- Cụ thể nếu đầu con chạy dịch chuyển sang bên trái thì chiều dài phần điện trở tham gia vào mạch điện sẽ giảm dẫn đến điện trở của biến trở lúc này giảm theo. Nếu dịch con chạy sang bên phải thì điện trở của phần biến trở tham gia mạch điện sẽ tăng.

2. Công dụng của biến trở, sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện

- Biến trở được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó.

- Biến trở được dùng trong kĩ thuật, chẳng hạn như các mạch điện của radio, tivi,...

II. Các Điện trở dùng trong kỹ thuật

• Thường trong các mạch điện tử, trên mỗi điện trở có ghi thông số kỹ thuật và giá trị của điện trở.

• Có hai cách ghi trị số các điện trở

  • Trị số được ghi ngay trên điện trở
  • Trên điện trở có sơn các vòng màu sắc biểu thị giá trị của điện trở

* Câu C7 trang 30 SGK Vật Lý 9: Trong kĩ thuật, chẳng hạn trong các mạch điện của Radio, tivi… người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể tới vài trăm megavon [1MΩ = 106Ω ]. Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lỏi cách điện [thường bằng sứ]. Hãy giải thích vì sao lớp than hay lớp kim loại mỏng đó lại có điện trở lớn.

° Lời giải Câu C7 trang 30 SGK Vật Lý 9:

- Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lỏi cách điện [thường bằng sứ], nên khi áp điện vào hai đầu thì điện trở tham gia vào mạch sẽ có tiết diện S rất nhỏ [không được nhầm lẫn với tiết diện của lõi sứ].

- Mặt khác: 

 nên khi S rất nhỏ thì R rất lớn, có thể lên tới MΩ.

* Câu C8 trang 30 SGK Vật Lý 9: Hãy nhận dạng hai cách ghi trị số các điện trở kĩ thuật nêu dưới đây.

- Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở 

- Cách 2: Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn điện trở

° Lời giải Câu C8 trang 30 SGK Vật Lý 9:

Cách 1: Các điện trở có kích thước lớn thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.

- Cách 2: Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch màu theo một quy ước chung của thế giới.

- Cách đọc: Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng màu, điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng màu

Trị số điện trở quy định bởi các vòng màu

III. Vận dụng đọc thông số của Biến trở

* Câu C9 trang 30 SGK Vật Lý 9: Đọc trị số của các điện trở cùng loại như hình 10.4a có trong bộ dụng cụ thí nghiệm.

° Lời giải Câu C9 trang 30 SGK Vật Lý 9:

- Màu của vòng 1 và của vòng 2 cho hai số đầu của trị số điện trở, màu của vòng 3 cho luỹ thừa của 10 nhân với hai số đầu đã xác định trên đây. Vòng 4 cho trị số của sai số.

- Ví dụ: Vòng 1 màu đỏ tương ứng với số 2 cho trong bảng trên, vòng 2 màu lục tương ứng với số 5, vòng 3 màu tím tương ứng với x107 Ω. Như vậy, trị số điện trở với 3 vòng màu đỏ, lục, tím là: 25.107 Ω = 250.106 Ω = 250 MΩ.

* Câu C10 trang 30 SGK Vật Lý 9: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20Ω. Dây điện trở của biến trở là dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,5mm2 và được quấn đều chung quanh một lõi sứ tròn đường kính 2cm. Tính số vòng dây của biến trở này.

° Lời giải Câu C10 trang 30 SGK Vật Lý 9:

- Ta có: Tiết diện của dây dẫn: S = 0,5 mm2 = 0,5.10-6 m2

- Tra bảng 1 [trang 26 SGK] ta tìm được dây nicrom có điện trở suất: ρ = 1,10.10-6 [Ωm]

- Chiều dài của dây hợp kim là:  l = RS/ρ = 20.0,5.10-6/[1,1.10-6] = 9,09[m].

- Vì dây được quấn đều chung quanh một lõi sứ tròn với đường kính d = 2cm = 0,02m nên một vòng quấn sẽ chiếm một chiều dài bằng chu vi của lõi: C = π.d [lấy π = 3,14]

- Số vòng dây của biến trở là: N = l/[πd] = 9,09/[3,14.0,02] = 145[vòng].

Hy vọng với bài viết hệ thống lại kiến thức về Biến trở, Cấu tạo và công dụng của Biến trở, Điện trở dùng trong kỹ thuật và Bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Video liên quan

Chủ Đề