Tại sao chó bị chảy máu mũi

Chó chảy máu mũi khiến chủ nuôi hoang mang không biết phải xử lý thế nào? Bạn hãy bình tĩnh và tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân và cách điều trị chó bị chảy máu mũi liên tục một cách hiệu quả nhất.

Chó bị chảy máu mũi là bệnh gì?

Chảy máu mũi bỏ ăn là tình trạng máu khó đông ở các chú cún cưng, bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh chó sẽ có các biểu hiện yếu ớt, mệt mỏi, mất máu và tụt huyết áp. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì thế, việc xác định nguyên nhân và cách điều trị là điều cần thiết cho người nuôi. Đây được coi là căn bệnh mạn tính và thường không được chữa trị dứt điểm có có thể tái phát lại nhiều lần.

Chó bị chảy máu mũi là bị gì?

Tại sao chó bị chảy máu mũi

Chó bị chảy máu mũi không cầm được là do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể chia ra làm hai nhóm nguyên nhân chính: Do di truyền và do tác động bên ngoài.

Chó chảy máu mũi do di truyền hoặc do tác động từ bên ngoài

1. Nguyên nhân do di truyền

Chó chảy máu mũi do di truyền xuất hiện ở một số giống cho nhất địch. Bệnh được di truyền từ bố mẹ sang con. Nguyên nhân này xuất phát từ việc bị khiếm khuyết nhân tố đông máu thứ 8 khiến chức năng tạo sợi Fibrin gắn kết hồng cầu bị ảnh hưởng. 

Tình trạng này sẽ khiến chó bị chảy máu mũi liên tục cực kỳ nguy hiểm. Trường hợp này lượng màu chảy ra sẽ nhiều hơn nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẩn đến tỷ lệ tử vong cao. Các giống chó Rottweiler và Becgie Đức [GSD] thường gặp phải hiện tượng này.

2. Nguyên nhân do tác động bên ngoài

Một số tác động bên ngoài cũng có thể khiến chó chảy máu mũi, tiêu biểu như:

  • Chó bị chấn thương hoặc bị va đập mạnh ở vùng mũi. Đây có thể là hậu quả của việc vui chơi quá đà khiến chúng bị va đập vào các chướng ngại vật nào đó.
  • Chó bị dị ứng bởi các dị vật, các loại côn trùng ký sinh ở khu vực này dẫn đến hiện tượng hắt hơi nhiều gây vỡ niêm mạc.
  • Chó bị nhiễm nấm Penicillium và Aspergillus Fumigatus, nguyên nhân này khó phát hiện, cần được chẩn đoán bởi bác sĩ thú y.
  • Chó ăn phải bả, thuốc diệt chuột gây vô hiệu hóa sự đông máu.
  • Sốc nhiệt hoặc say nắng cũng khiến chó bị chảy máu mũi, tình trạng này thường xảy ra ở các giống chó nhập ngoại quen sống ở vùng khs hậu lạnh.

Ngoài ra, trong một vài trường hợp nguyên nhân là do ve chó gây ra. Chúng ký sinh trên vùng da ở ngoài cơ thể, sinh sống và phát triển ở hốc mũi. Sau một thời gian chúng sinh sôi, nảy nở và gây áp lực lên thành mao mạch khiến mao mạch bi vỡ và dẫn đến hiện tượng chó bị chảy mũi không cầm được.

Trong một nghiên cứu của Bisset và công sự năm 2007, họ đã liệt kê nguyên nhân cơ bản trong 115 trường hợp mắc bệnh ở dưới đây:

Tỷ lệ [%] Nguyên nhân
29%

Tổn thương ở vùng mũi

30% Xuất hiện khối u ở mũi
10% Tiểu cầu thấp
17% Viêm mũi
2% Huyết áp cao
3% Máu đông bất thường

==>> XEM THÊM => Tại sao chó bị tiêu chảy

Cách chữa chó bị chảy máu mũi

1. Sơ cứu cầm máu

Nếu phát hiện thú cưng của mình bị chảy máu mũi thì bạn cần phải bình tĩnh để tiến hành sơ cứu cầm máu cho chúng. 

  • Bước 1: Giữ cho nằm yêu ở nơi bằng phẳng, ngửa mặt lên trời, tránh để chó cử động để hạn chế lượng máu chảy nhiều ra ngoài. Nên đặt chúng ở nơi có nhiệt độ thoáng mát, không quá nóng cũng không quá lạnh. 
  • Bước 2: Nhỏ vài giọt Adrenalin vào mũi có tác dụng cầm máu cho chó. Trong trường hợp chưa chuẩn bị được thuốc thì bạn có thể sử dụng khăn lạnh chườm lên mũi để tăng khả năng đông máu, giúp các mạch máu co lại, giảm lượng máu chảy ra.  

2. Đến phòng khám thú y

Sau khi đã thực hiện cầm máu cho cho bạn cần đưa chúng đến phòng khám thú y để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Bởi vì tình trạng chó chảy máu mũi cực kỳ nguy hiểm, nếu cho không được điều trị sẽ bị mất máu nhiều dẫn đến tụt huyết áp, mệt mỏi thậm chí là tử vong.

Chó bị chảy máu mũi phải làm sao?

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu để xác định thiếu máu, số lượng tiểu cầu,...
  • Xét nghiệm sinh hóa nhằm xác định chức năng gan thận, lượng protein trong máu,...
  • Xét nghiệm nước tiểu cho chó xem có gì khác thường không
  • Chụp X-Quang kiểm tra vùng mũi, họng, vùng ngực,...
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thêm các phương pháp test nhanh ký sinh trùng, vi khuẩn, virus gây bệnh bằng Pockit PCR.
  • Xét nghiệm đông máu, đo huyết áp cho chó

Phòng tránh hiện tượng chó bị chảy máu mũi

Trong trường hợp chó chảy máu mũi là do di truyền thì việc điều trị không thể khỏi 100%. Do đó, điều tốt nhất là bạn cần phải theo dõi, quan sát thú cưng để xử lý kịp thời. Trường hợp chó bị bệnh do các nguyên nhân bên ngoài thì cần phải áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, cung cấp đầu đủ Vitamin C, canxi Clorrua, rau xanh,... 
  • Hạn chế cho chó tiếp xúc hoặc va chạm với các con vật khác. Trang bị thêm các loại đồ chơi cho chó để chúng chơi đùa an toàn hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, loại bỏ mầm bệnh. 
  • Thường xuyên cho chó đi cắt tỉa lông gọn gàng
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo định kỳ

Biện pháp phòng bệnh trên chó

Chó bị chảy máu mũi rất nguy hiểm, người nuôi cần lưu lại những thông trên đây để kịp thời ứng phó khi chó bị bệnh. Tham khảo thêm cách chữa trị các bệnh thường gặp ở chó tại website happyvet.vn.

Tìm kiếm liên quan:

- Chó bị chảy máu miệng

- Chó bị sốc nhiệt chảy máu mũi

Trong quá trình chăm sóc và nuôi nấng cún cưng, chắc hẳn bạn đã từng gặp không ít vấn đề đau đầu như cún bị ốm vặt rồi phải không ạ? Tuy nhiên, một số người lại quan niệm rằng, ốm vặt là tình trạng không thể tránh khỏi, bệnh thường chỉ xảy ra ở thể nhẹ nên không cần quan tâm nhiều.

Nhưng các bạn có biết, nếu chó cưng bị chảy máu mũi, ho hay thở gấp lại rất có thể là những triệu chứng đầu tiên của một bệnh nào đó vô cùng nguy hiểm không? Hiểu rõ tình trạng này, Siêu Pet sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh.

 NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHI CHÓ BỊ CHẢY MÁU MŨI

Nguyên nhân chó bị chảy máu mũi

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chú chó cưng bị chảy máu mũi, như: 

Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị chảy máu mũi

– Bị va đập mạnh, khiến vùng mũi chấn thương.

– Dị ứng với lông thú.

– Chó đã bị nhiễm nấm, do Aspergillus fumigatus với Penicillium gây nên.

– Khí quản bị tổn thương.

– Ve chó sinh sôi trên mũi, làm mao mạch bị vỡ.

– Ăn trúng bả.

– Do khiếm khuyết nhân tố tụ máu thứ 8, khiến sợi Fibrin không thể gắn kết hồng cầu.

- Chó bị sốc nhiệt hoặc bị say nắng

Biện pháp

Với tình trạng chó chảy máu mũi liên tục trong thời gian dài. Bạn nên nhanh chóng đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y gần đó nhất để khám. Vì mất máu quá nhiều cũng rất nguy hiểm.

Nên nhanh chóng đưa đến gặp bác sĩ thú y gần đó nhất để khám

Còn nếu thú cưng của bạn mới bị gần đây, thì sau đây Siêu Pet sẽ chỉ ra một vài cách có thể cầm máu nếu cún bị chảy cũng như phòng tránh:

– Cho chó nằm xuống, ngửa mặt lên.

– Lấy thuốc Adrenalin nhỏ vài giọt ở mũi để ngăn máu chảy tiếp.

– Tìm kiếm khăn, nhúng nước lạnh rồi chườm lên chỗ đang chảy máu mũi.

– Khẩu phần ăn nên thêm rau muống.

– Thường xuyên cho chó cưng uống các loại sữa dành cho chúng.

– Thỉnh thoảng thêm vào thực đơn của cún Vitamin C [có thể dạng sủi như của người], tiêm Canxi Clorua để mạch máu vững hơn.

Chó bị sổ mũi

Bên cạnh tình trạng cún cưng bị chảy máu mũi đó là tình trạng chúng bị chảy nước mũi thường xuyên, không kiểm soát được. Có khá nhiều lý do khác nhau khiến cho thú cưng của bạn có hiện tượng hắt xì, mũi bị nghẹt.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này phần lớn vì đường hô hấp của cún có vấn đề. Ngoài ra, tác động của ngoại cảnh cũng có thể làm cún bị chảy nước mũi.

Đây cũng được xem như triệu chứng của bệnh viêm mũi, hoặc viêm phổi.

Sổ mũi cũng được xem như triệu chứng của bệnh viêm mũi, hoặc chó bị viêm phổi.

Nếu chó của bạn bị bệnh viêm mũi thì cách chữa trị như sau:

–  Rửa sạch mũi và phần rỉ bám quanh chóp mũi bằng nước cho hết.

– Dùng dung dịch tên Natri Cacbonat, nhỏ xung quanh. Nếu bạn không có dung dịch này thì có thể thay thế bằng muối ăn pha loãng.

– Bạn nên nhỏ dung dịch axit boric mỗi ngày khoảng từ 2-3 lần, mỗi lần 6-8 giọt.

– Lấy Vaseline để bôi quanh chóp 2 lỗ mũi của chó bạn để giữ độ ẩm cho mũi.

Khi bạn nhận thấy chó cưng không phải bị bệnh viêm mũi, nên quan sát vài ngày. Nếu thấy thân nhiệt của chúng tăng cao tới 40 độ, chất nhầy từ mũi chảy dài, chó có những cơn ho đứt quãng thì rất có thể chúng đã bị viêm phổi.

Khi nhận thấy chó không phải bị bệnh viêm mũi, nên quan sát vài ngày.

– Bạn nên cho cún uống Penixiline, Sunfadimezin [ở các tiệm thuốc] cùng sữa nóng mỗi ngày từ 2 đến 3 cốc.

– Thay đổi khẩu phần ăn, chỉ nên cho cún ăn thịt hầm nhuyễn hoặc xay chín. Tuyệt đối không được cho cún ăn đồ sống. Vì hiện tại chúng đang rất yếu, sức đề kháng hoàn toàn không có khả năng phòng bị.

Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, bạn tốt nhất nên đưa thú cưng của mình đến các bác sĩ để kịp thời chữa trị.

Chó bị ho khạc

Ho khạc là một tình trạng xảy ra tương đối phổ biến. Nhiều chủ nuôi chưa có kinh nghiệm thường cho rằng đây là một tình trạng bình thường và chúng hoàn toàn vô hại. Thế nhưng họ không biết rằng, hiện tượng ho khạc kéo dài lâu ngày sẽ trở thành một căn bệnh nguy hiểm đối với thú cưng.

Thường xuyên rửa sạch chóp mũi và khoé mắt, lau rỉ mủ đọng bằng nước muối.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ho khạc ở thú cưng rất có thể là do bạn chưa cho cún tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine định kỳ. Hoặc cún cưng bị nhiễm khuẩn tai, mũi, họng hay mắc các bệnh như viêm amidan, bị thiếu vitamin A.

Biểu hiện thường sẽ là chảy nước mũi, chó bị ho khạc như vướng gì trong cuống họng, dễ xuất hiện vào các thời tiết lạnh, ban đêm, trời mưa.

Bạn có thể phòng ngừa hiện tượng này bằng cách ra các tiệm thuốc thú y mua Bromhexine, Dexamethasone; viên Ambron, Theophylin,.. Cho chó cưng uống theo toa thuốc của bác sĩ và đọc kỹ cách sử dụng của thuốc.

Nên ra các tiệm thuốc thú y có chất lượng để mua thuốc cho chó uống

Sau khi cún được uống thuốc mà tình trạng ho khạc vẫn kéo dài. Kết hợp với hiện tượng thở khò khè, chó thở gấp, thường xuyên bỏ ăn, mắt đỏ, thân nhiệt cao, ho nhiều vào ngày với đêm, đi đứng yếu ớt. Thì cách tốt nhất, Siêu Pet khuyên bạn nên nhanh chóng đưa cún tới cơ sở khám bệnh, gặp các bác sĩ thú y.

Đối với trường hợp nhẹ thì bạn cũng có thể chăm sóc ở nhà. Bằng cách giữ ấm cơ thể, cho chó nghỉ ngơi, hạn chế không cho cún vận động quá mạnh khiến nhịp thở rối loạn. Thường xuyên rửa sạch chóp mũi và khoé mắt, lau rỉ mủ đọng bằng nước muối cung cấp gel, vitamin cần thiết cũng như các thuốc Streptomycin, Kanamycin,…

 CÁCH PHÒNG TRÁNH KHI CHÓ MẮC BỆNH

Dĩ nhiên chúng ta ai cũng không hề mong muốn thú cưng của mình mắc phải những căn bệnh như trên. Vì vậy, Siêu Pet sẽ đưa ra một số phương pháp phòng bệnh:

Vào những thời điểm giao mùa, bạn nên chú ý hơn đến biểu hiện của thú cưng.

Có rất nhiều cách như việc bạn dọn dẹp vệ sinh nơi ở của cún hoặc các trò chơi chúng hay dùng. Thường xuyên dẫn chó đi tiêm vacxin đúng định kỳ. Ngoài ra, bạn cần cung cấp cho cún một chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý.

Mỗi tháng dẫn chó đi khám, tiện lợi cho việc theo dõi tình trạng của chó cưng. Vào những thời điểm giao mùa, bạn nên chú ý hơn đến biểu hiện của thú cưng.

Phía bên trên là những thông tin cơ bản về tình trạng chảy máu mũi, sổ mũi và ho đối với cún cưng. Siêu Pet hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có những kiến thức cần thiết để xử lý và phòng những bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với thú cưng. 

Nguồn: //sieupet.com/cho-bi-chay-mau-mui.html

Video liên quan

Chủ Đề