Sonde dạ dày lưu được bao lâu

Đặt sonde dạ dày là một kỹ thuật quan trọng trong y khoa được sử dụng để truyền thức ăn, thăm khám, chẩn đoán điều trị cho bệnh nhân bị hôn mê. Kỹ thuật này còn có tên gọi khác là đặt thông ống dạ dày. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về vai trò, mục đích và quá trình đặt sonde dạ dày ở thông tin dưới đây.

Bạn đang xem: Cách đặt sonde dạ dày

1. Đặt sonde dạ dày là gì?

Đặt ống thông dạ dày chỉ định cho bệnh nhân không thể tự ăn uống

Đặt sonde dạ dày được áp dụng đối với bệnh nhân không có khả năng ăn uống. Bác sĩ sẽ đưa ống thông dạ dày đi từ đường mũi hoặc miệng vào dạ dày để chuyển thức ăn nuôi dưỡng người bệnh. Đồng thời, sonde dạ dày còn giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi, chẩn đoán sức khỏe, hút dịch và điều trị bệnh.

Hiện tại, đặt sonde dạ dày được thực hiện theo 2 đường:

Đặt ống theo đường mũi đi vào dạ dày. Phương pháp được sử dụng phổ biến vì ống có thể lưu giữ nhiều ngày. Đồng thời không ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng, giao tiếp của người bệnh.

Đưa ống thông đi vào từ miệng đến dạ dày để đưa thức ăn nuôi dưỡng bệnh nhân. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ áp dụng với bệnh nhân bị tổn thương mũi hoặc không cần lưu ống. Hoặc bệnh nhân không thể nói chuyện được. Bởi đặt sonde dạ dày qua miệng dễ khiến bệnh nhân cắn phải ống, ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày.

2. Những đối tượng nào cần đặt sonde dạ dày?

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa phòng khám gia đình Tâm Đức cho biết, kỹ thuật đặt sonde dạ dày được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân sau:

Bệnh nhân bị hôn mê, bất tỉnhBệnh nhân bị liệt mặt dẫn đến khó nhai nuốtĐối tượng người bệnh mắc ung thư thực quản hoặc ung thư lưỡiNgười bệnh bị ung thư dạ dày, đại tràng hoặc các trường hợp viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tínhTrẻ em nghi ngờ bị viêm phổi, lao phổiNgười bệnh sau phẫu thuật gặp hiện tượng chướng bụngBệnh nhân bị dị dạng ở đường tiêu hóa gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Họ có thể bị suy hô hấp, ngạt thở khi ăn uống.Trường hợp người bệnh sau phẫu thuật gặp hiện tượng chướng bụngBệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm phải rửa dạ dàyNgười bệnh từ chối ăn hoặc ăn quá ít không đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định đặt sonde dạ dày phù hợp. Hiện nay, dịch vụ đặt sonde tại nhà cũng rất phổ biến giúp các gia đình giảm gánh nặng.

3. Quy trình đặt sonde dạ dày chuẩn y tế

Đặt sonde dạ dày cần được thực hiện đúng quy định của bộ y tế

Để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh. Toàn bộ các bước đặt ống thông dạ dày cần thực hiện đúng chuẩn quy định của bộ y tế.

Bước 1: Chuẩn bị đặt sonde dạ dày

Trước khi thực hiện đặt sonde dạ dày cho người bệnh. Bệnh nhân phải được đặt ở tư thế trước khi thực hiện đặt ống thông dạ dày. Trường hợp người bệnh tỉnh nên đặt ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Nếu bệnh nhân bị hôn mê, bất tỉnh nên đặt đầu thấp, mặt nghiêng về phía bên trái.

Đo chiều dài ống sonde, có thể xác định bằng cách đo từ cánh mũi đến dái tái vòng xuống mũi ức. Khoảng cách 40-50 cm là ngang phần đáy dạ dày, hoặc từ răng đến rốn. Sau đó, bơi trơn đầu ống thông trong khoảng 5cm. Tránh để dầu bị đọng lại trong ống sẽ khiến bệnh nhân bị sặc, ngạt thở.

Bước 2: Cách đặt sonde dạ dày cho bệnh nhân

Bệnh nhân cần há miệng để đưa ống thống vào. Trường hợp bệnh nhân hôn mê bác sĩ cần dùng dụng cụ mở miệng để luồn ống thông đi qua miệng. Nếu gặp khó khăn khi đặt sonde dạ dày theo đường miệng có thể chọn luồn vào theo đường mũi.

Quá trình đặt sonde dạ dày cần được thao tác nhẹ nhàng để tránh tổn thương niêm mạc. Đưa ống từ từ vào miệng, đi sát má, tránh chạm phải vòm họng và lưỡi gà. Vừa đặt vừa khuyên bảo bệnh nhân nuốt dù có gây khó chịu. Lúc này cần điều dưỡng phụ trợ đẩy ống từ từ vào cho đến khi vạch đánh dấu chạm cung răng thì dừng. Trường hợp bệnh nhân bị sặc, ho dữ dội, nếu có biểu hiện tím mặt mày cần phải rút ra và thao tác lại.

Bước 3: Kiểm tra ống thông kĩ càng sau khi đặt

Sau khi đặt sonde dạ dày xem ống đã vào đúng dạ dày hay chưa. Có 3 cách để kiểm tra:

Cách 1: Bơm khoảng 30ml khí vào và lắng nghe ở vùng thượng vị có tiếng sục của khí đi qua nước.Cách 2: Dùng bơm tiêm hút một chút dịch vị dạ dày.Cách 3: Nhúng đầu ống thông vào một cốc nước sạch không thấy sủi khí. Cuối cùng, dùng băng dính để cố định ống sonde dạ dày và lắp túi dẫn lưu vào đầu ống thông dạ dày.

Bước 4: Ghi thông tin hồ sơ bệnh án sau khi đặt sonde dạ dày

Trong thông tin hồ sơ bệnh án cần ghi rõ loại ống thông đã sử dụng, thông số kích thước, chiều dài. Làm rõ sự phối hợp của bệnh nhân trong quá trình đặt sonde dạ dày. Cuối cùng, ghi phương pháp kiểm tra vị trí của ông thông mà bác sĩ đã sử dụng.

Xem thêm: Cách Tra Cứu Mã Vận Đơn Vnpost : Bưu Điện Việt Nam, Định Vị Bưu Gửi

4. Các bước cho ăn qua sonde dạ dày

Cho bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày cần thận trọng

Sau khi đặt sonde dạ dày, cho bệnh nhân ăn qua ống thông cũng rất quan trọng ngay từ khâu chuẩn bị đồ ăn.

Cách chuẩn bị trước cho ăn sau khi đặt sonde dạ dày

Cần chọn thức ăn lỏng đã được pha chế sẵn: Cháo lỏng, sữa…Quang truyền dịch và ống dẫn dịch được vô trùngTúi hoặc bát đựng thức ăn.Dụng cụ bơm tiêm cho ăn 50ml.

Lưu ý, cần đánh thức hoặc thông báo cho bệnh nhân trước khi ăn nếu bệnh nhân tỉnh táo. Trường hợp bệnh nhân nằm ở viện cần thông báo cho người nhà.

Hướng dẫn cách cho người bệnh ăn sau khi đặt sonde dạ dày

Trước tiên cần kiểm tra ống mở thông còn được giữ đúng vị trí trong dạ dày không. Áp dụng các cách kiểm tra như bơm hút thử dịch vụ, bơm khí hoặc nghe thượng vị. Tiếp theo nối túi đựng thức ăn lỏng với ống thông. Điều chỉnh lượng giọt phù hợp với lượng calo cần thiết. Nên tránh trong quá trình đưa thức ăn, nước uống không để không khí lọt vào dạ dày.

Mỗi lần cho ăn thông qua sonde dạ dày kéo dài khoảng 3-6 tiếng. Sau mỗi lần ăn, cần sử dụng nước vô khuẩn hoặc nước đun sôi để nguội bơm rửa vệ sinh ống thông.

Sau khi hoàn tất quá trình đặt sonde dạ dày có thể tiến hành nuôi dưỡng bệnh nhân sau 8-24h. Số lượng dịch nuôi ăn nên bắt đầu với lượng nhỏ và tăng dần. Ban đầu 40ml/4g và tăng lên 25ml/mỗi 12h để đạt 250ml/4h.

Đối với từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định lượng dịch nuôi ăn phù hợp. Cần lưu ý các thức ăn đưa vào phải ở dạng lỏng, được chế biến sẵn hoặc ép nước: Súp, cháo lỏng, sữa tươi, thức ăn xay nhuyễn. Cách này giúp dễ dàng đưa thưc ăn vào dạ dày và cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Có khá nhiều trường hợp bệnh nhân nằm tại nhà phải đặt ống sonde dạ dày. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng thực hiện được chính xác hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn và hồi phục sức khỏe gia đình có thể lựa chọn dịch vụ đặt sonde dạ dày tại nhà. Đội ngũ bác sĩ nhân viên y tế chuyên nghiệp sẽ trợ giúp gia đình bạn nhanh chóng.

5. Đặt sonde dạ dày để được bao lâu?

Đặt sonde dạ dày có thể giữ được khoảng 5-7 ngày

Đặt sonde dạ dày là phương pháp giúp nuôi dưỡng bệnh nhân hữu ích nhất. Thông qua đường miệng hoặc mũi bác sĩ sẽ đưa thức ăn vào bên trong dạ dày. Khá nhiều gia đình thắc mắc đặt sonde dạ dày để được bao lâu?

Dựa vào từng thể trạng bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định đường đặt sonde phù hợp. Trung bình sau 5-7 ngày bệnh nhân cần được thay ống sonde mới. Khi thay nên đổi bên mũi cho người bệnh để tránh gây khó chịu. Trong quá trình đặt sonde dạ dày cũng cần chừa lại khoảng cách để người bệnh có thể cử động được. Nên tránh chèn ép ống sonde lên cánh mũi có thể bị hoại tử.

Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế tại phòng khám Tâm Đức, dịch vụ đặt sonde dạ dày tại nhà được ưa chuộng. Phần lớn các gia đình có người thân đau yếu, sức khỏe sa sút… đều muốn chọn sử dụng dịch vụ. Với dịch vụ y tế tại nhà bệnh nhân nhận được sự chăm sóc chu đáo tận tình hơn. Đội ngũ điều dưỡng viên nhanh chóng xử lí các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng được lên kế hoạch theo ngày đảm bảo bệnh nhân phục hồi sức khỏe sớm.

6. Địa chỉ đặt sonde dạ dày uy tín tại Hà Nội

Phòng khám gia đình Tâm Đức – Địa chỉ khám bệnh tại nhà Hà Nội uy tín

Tại Hà Nội, phòng khám gia đình Tâm Đức là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khám bệnh tại nhà hàng đầu. Hơn một thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực y tế, Tâm Đức hiểu rõ những lo lắng, đau đáu của gia đình khi người thân ngã bệnh. Với tâm nguyện đảm bảo toàn diện sức khỏe cho mọi nhà Tâm Đức sẵn sàng cung cấp dịch vụ y tế nhanh chóng kịp thời.

Phòng khám Tâm Đức quy tụ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu tại các bệnh viện lớn. Bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn tận tâm, nhiệt huyết với nghề. Luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bệnh nhân mọi thời điểm. Đồng thời giúp gia đình theo dõi tổng thể sức khỏe của mỗi thành viên.

Bác sĩ của Tâm Đức nhanh chóng đưa ra các phương pháp y tế để xử lí các bất thường sức khỏe. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên y tế như điêu dưỡng viên, kỹ thuật viên… tại Tâm Đức được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ. Tâm Đức tổ chức các đợt tập huấn giúp nhân viên y tế nâng cao chuyên môn và kĩ năng. Từ đó, đem lại dịch vụ y tế tại nhà uy tín chất lượng cho gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề