Tại sao uống nhiều nước mà da vẫn khô

Đôi môi khô nứt nẻ, bề mặt môi bị tróc vảy sần sùi khiến cho son không thể bám vào và bị vón cục, mau trôi. Muốn môi căng mọng chị em phải khắc phục ngay những lý do khiến khô môi ngay sau đây!

Ở môi không có tuyến tiết dầu như trên da, độ ẩm của môi chủ yếu được cung cấp thông qua lượng nước bên trong cơ thể. Vì vậy khi bạn lười uống nước, cơ thể thiếu nước dẫn đến đôi môi cũng bị ảnh hưởng, môi khô nhanh.

Đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô môi rất dễ bị nứt nẻ và bong ra.  Để hạn chế được nguy cơ khô môi nên uống đầy đủ 2 lít nước vào mỗi ngày, trong điều kiện thời tiết thay đổi nên bổ sung nước nhiều hơn.

Theo các chuyên gia, bác sĩ trong nước bọt có chứa chất amylase – một loại men tinh bột. Khi liếm môi một lớp màng mỏng của chất này được ra ra bao phủ bề mặt mang đến cảm giác môi mềm hơn. Tuy nhiên khi chất amylase tiếp xúc với không khí chất này sẽ gây khô, ráp môi.

Càng liếm môi thì môi lại càng khô mà bạn không hề ngờ được lý do tại sao. Vì vậy, khi môi có dấu hiệu khô, tốt nhất hãy sử dụng son dưỡng môi, tích cực uống nước đầy đủ để lấy lại đôi môi căng mọng như trước.

Vitamin không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của làn da, tóc mà còn cả với đôi môi, đặc biệt là loại vitamin B1, B2. Trong điều kiện cơ thể bị thiếu hụt vitamin B nghiêm trọng, đôi môi chính là dấu hiệu thông báo đầu tiên và rõ nhất.

Thiếu vitamin B2 môi bị khô, bong tróc thành từng lớp vảy sừng  có thể gây tổn thương và chảy máu vùng môi. Để điều trị khô môi do nguyên nhân này, bạn gái nên ăn bổ sung vitamin B2 bằng cách ăn các thực phẩm làm đẹp da như táo, sung, chuối cùng các thực phẩm như thịt, trứng, các hạt ngũ cốc.

Kem đánh răng có lợi ích làm trắng răng, nhưng bên trong một số loại có chứa chất sodium lauryl sulfate. Chất này có tác dụng “tẩy” nên khi tiếp xúc với phần da mềm mỏng ở đôi môi sẽ gây nên phản ứng môi khô nứt.

Với nguyên nhân này thì cách khắc phục là nên lựa chọn các loại kem đánh trắng an toàn không chứa thành phần trên, khi đánh răng cũng hạn chế để bọt kem tiếp xúc quá lâu và quá nhiều với đôi môi.

Loại axit chính trong họ trái cây cam, quýt, bưởi, chanh có tác dụng tẩy nên rất dễ gây khô môi. Trong trường hợp bạn ăn quá nhiều những loại trái cây này lâu dần đôi môi sẽ thiếu sức sống, kém xinh.

Cách ăn trái cây này thông minh là uống nước hoặc tách tép ăn để tránh axit trong trái cây tác động trực tiếp lên đôi môi. Đặc biệt là những ai môi dễ bị kích ứng, mỏng và yếu.

Đôi môi khô nứt nẻ là nỗi sợ hãi của hầu hết các bạn gái, không chỉ “hãm hại” đến màu son yêu thích mà còn khiến cho bạn trông nhợt nhạt, kém xinh. Để bảo vệ vẻ đẹp cho đôi môi, hãy loại bỏ ngay những thói quen xấu, tích cực tẩy tế bào chết môi và dưỡng môi, cấp ẩm cho da đôi môi nhé các nàng.

Khô miệng là tình trạng miệng khô một cách bất thường. Thông thường, khô miệng là do tuyến nước bọt suy giảm bài tiết và tác dụng phụ của thuốc. Thế nên, nhiều người tin rằng khô miệng chỉ là một hiện tượng sức khỏe vô hại. Nhưng theo các chuyên gia y khoa cho hay, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc hàng loạt bệnh nguy hiểm.

Nếu không được điều trị kịp thời, chứng khô miệng hoàn toàn có thể làm tiền đề cho hàng tá loại bệnh nguy hiểm khác. Thông tin từ trang Aboluowang cho hay, cơ thể có thể đã mắc các loại bệnh nguy hiểm sau nếu bạn bị khô miệng liên tục, mặc dù đã uống rất nhiều nước:

1. Nóng trong người

Một khi mắc chứng nóng trong người do thời tiết nắng gắt, thường xuyên nổi giận hay chế độ ăn uống nhiều chất cay… sẽ dễ đẩy cơ thể vào tình trạng khô miệng thường xuyên. Ngoài ra, sau khi tức giận hoặc có tranh cãi gay gắt, cơ thể sẽ bị thiếu hụt nước trầm trọng. Nếu không tiếp nước kịp thời cho cơ thể sẽ gây nên chứng khô miệng, táo bón hay sưng nướu.

Chị em nên tiết chế cảm xúc, hạn chế tức giận kẻo nóng trong người sẽ sinh bệnh.

Vì vậy, bạn cần phải duy trì tâm trạng luôn trong trạng thái vui vẻ và tĩnh tâm. Tránh tức giận hoặc bị kích động quá mức. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hay quá mặn và bổ sung thêm rau củ xanh. Hãy cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc bổ sung thêm thức uống giải nhiệt như trà hoa cúc. Chỉ cần kiên trì loại bỏ sớm nóng trong người thì khô miệng cũng từ đó biến mất.

2. Thiếu hụt vitamin

Cứ mỗi khi thấy khô miệng, môi nứt nẻ, loét miệng hay khô mắt là đã đủ minh chứng cho thấy, cơ thể hiện đang thiếu hụt vitamin A và B trầm trọng. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng không đủ chất, cách sống không lành mạnh hay thậm chí là nhiều căn bệnh tiềm ẩn đang tấn công cơ thể.

Đừng nhịn ăn vì giảm cân nữa, hãy ăn uống đầy đủ nhưng có khoa học để bổ sung vitamin nhé.

Vậy nên khi thấy dấu hiệu, lập tức thay đổi ngay chế độ ăn uống và bổ sung kịp thời vitamin bị thiếu hụt. Các thực phẩm giàu vitamin A gồm nội tạng động vật, cà rốt, rau chân vịt, xoài, nghệ tây, các sản phẩm từ sữa… Còn vitamin B thường có trong cá, rau xanh, các loại hạt, trứng, gan động vật. Chỉ cần cố gắng thêm thường xuyên các món đó vào khẩu phần ăn hàng ngày thì chứng khô miệng dần sẽ biến mất.

3. Lượng đường trong máu quá cao

Một khi lượng đường trong máu quá cao và không thể hạ xuống, nó sẽ gây ra chứng khô miệng liên tục trong nhiều ngày. Lúc này, khô miệng cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường- loại bệnh nguy hiểm đang gây nhức nhối hiện nay. Ngoài ra, bạn cần phải đi khám ngay lập tức nếu chứng khô miệng đi kèm với việc đi tiểu quá nhiều.

Lúc này, việc đầu tiên cần làm là phải đến bệnh viện đo lượng đường trong máu. Sau đó hãy tập kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày, không ăn quá nhiều và nên hạn chế các thực phẩm ít đường glucose. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tập thể dục thường xuyên để cải thiện khả năng trao đổi chất của cơ thể và hạ đường huyết.

4. Các bệnh nha chu

Nếu bạn đang mắc phải các bệnh nha chu thì tình trạng khô miệng, đắng miệng sẽ thường xuyên xảy ra, nhất là sau khi thức dậy. Nguy hiểm hơn, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm nướu và sâu răng. Ngoài ra, những người có thói quen thở bằng miệng sẽ hay thấy khô nhiều hơn thở bằng mũi.

Tuy chị em thường xuyên giữ sạch sẽ bản thân nhưng cũng nên đi khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Khi tình trạng này xảy ra, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ răng miệng mỗi ngày. Đánh răng và súc miệng với nước muối loãng thật kỹ và nên đi cạo cao răng để giữ sức khỏe. Đối với những người thích thở bằng miệng, hãy bỏ ngay thói quen đó đi và tập thở bằng mũi ngay lập tức.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng khô miệng?

Ngoài việc điều trị bệnh, khô miệng hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách áp dụng các biện pháp đơn giản sau:

- Nhai kẹo cao su không đường thường xuyên để miệng tiết ra nước bọt liên tục.

- Uống đủ nước hàng ngày, nhất là trong bữa ăn.

- Dùng kem đánh răng, nước súc miệng chứa Fluoride và đi khám nha khoa định kỳ.

- Thở bằng mũi thay vì bằng miệng.

- Tránh chất caffeine, rượu bia, bánh kẹo hoặc các thực phẩm chứa axit.

- Giữ ẩm cho môi.

- Giữ vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ.

Theo Aboluowang

Uống sữa nghệ theo cách này tốt chẳng kém nhân sâm lại cực dễ làm với giá quá đỗi "hạt dẻ"

Video liên quan

Chủ Đề