Bị mỏi hàm phải làm sao

Đau quai hàm là hiện tượng khá phổ biến mà nhiều người có thể gặp phải. Đau quai hàm hay sái quai hàm là gì? Một vài triệu chứng sái quai hàm dễ nhận thấy nhất bao gồm đau bên trong hoặc xung quanh vùng tai, cứng quai hàm, cảm thấy đau khi nhai thức ăn hoặc nhức đầu.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân đưa đến cơn đau ở vùng mặt. Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán và đưa ra chính xác phương án điều trị thích hợp. Trong trường hợp bị sái quai hàm, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, bao gồm cả chỉ định bệnh nhân chụp X-quang nha khoa nhằm xác định rõ nguyên nhân gây ra cơn đau.

Dấu hiệu bạn bị đau quai hàm

Bạn thường bị đau quai hàm gần tai bên trái hay bị đau quai hàm gần tai bên phải? Đôi khi bạn cảm thấy há miệng bị đau quai hàm trái hoặc đau hàm phải khi nhai? Đó có thể là triệu chứng của sái quai hàm.

Các dấu hiệu của bệnh sái quai hàm bao gồm:

  • Hàm bị đau [đau hàm phải, đau hàm trái] hoặc bị cứng hàm
  • Đau nhức ở bên trong hoặc xung quanh vùng tai
  • Gặp khó khăn hoặc khó chịu khi nhai thức ăn [đau hàm khi nhai]
  • Đau nhức vùng mặt
  • Khớp bị cứng, rất khó để há miệng ra hoặc khép miệng lại

Bật mí mẹo chữa đau quai hàm tức thì cho bạn

Trong trường hợp đau nhẹ hoặc cơn đau không kéo dài, bạn có thể chưa cần phải đi khám ngay. Thay vào đó, bạn có thể thử áp dụng những biện pháp đơn giản sau để giảm đau. Cách trị sái quai hàm tại nhà là:

  • Mẹo chữa đau quai hàm: Thử phương pháp chườm nóng vì nhiệt độ giúp thư giãn cơ bắp, từ đó giảm cảm giác đau và cứng khớp hiệu quả. Riêng cách chườm lạnh chỉ hữu ích nếu đau kèm biểu hiện sưng, viêm.
  • Cách trị đau quai hàm tại nhà: Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như paracetamol [acetaminophen], ibuprofen… Tuy nhiên, hãy chắc chắn sử dụng đúng theo liều đã được hướng dẫn. Nếu vẫn không giải quyết triệu chứng đau xương quai hàm hoặc bạn cần phải dùng thuốc giảm đau dài ngày, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Cách trị sái quai hàm tại nhà: Dùng ngón trỏ và ngón giữa để nhấn vào khu vực đau và xoa bóp theo chuyển động tròn khoảng 5 – 10 vòng rồi cử động miệng. Lặp lại các thao tác trên cho đến khi cơn đau xương quai hàm bớt hẳn.
  • Cách trị đau quai hàm tại nhà: Nếu bạn luôn nằm nghiêng một bên hoặc đặt tay dưới hàm khi ngủ thì nên thay đổi thói quen này. Bởi những tư thế ngủ trên có thể gây áp lực lên cơ hàm, dẫn đến tình trạng đau nhức một bên hàm [đau hàm trái hoặc đau hàm phải]. Lời khuyên là nên nằm nghiêng ở bên không bị đau.
  • Cách trị sái quai hàm tại nhà: Tránh xa các loại thực phẩm dễ dính và dai cũng như không nên nhai kẹo cao su. Thay vào đó, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm hoặc cắt thực phẩm ra thành từng miếng nhỏ.

Khi nào nên đi khám?

Mặc dù đau quai hàm bên phải hay đau quai hàm bên trái không phải ca nào cũng nguy hiểm nhưng nếu cơn đau kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng thì buộc phải có biện pháp can thiệp ngay. Lúc này, bạn có thể cân nhắc đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn vài ngày hoặc thuyên giảm nhưng tái trở lại.

Dưới đây là một vài biểu hiện đi kèm báo hiệu đã đến lúc bạn cần đi khám:

  • Gặp khó khăn khi ăn, uống, nuốt hay thở
  • Cơn đau khiến bạn khó cử động miệng như bình thường
  • Vùng bị ảnh hưởng bị viêm, sưng tấy hoặc xuất hiện cơn sốt
  • Cơn đau nghiêm trọng biến mất sau khi có sự xuất hiện đột ngột của một thứ dịch lỏng vị mặn như muối và có mùi khó chịu trong miệng.

Mách bạn các biện pháp phòng ngừa sái quai hàm hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp ngăn ngừa tình trạng bị đau quai hàm gần tai bên phải hoặc bị đau quai hàm gần tai bên trái:

  • Nếu thỉnh thoảng bạn bị đau hàm phải hoặc đau hàm trái, hãy tránh nhai kẹo cao su hoặc cắn các vật cứng [như bút bi hoặc móng tay]. Đồng thời cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng hoặc dai
  • Khi ngáp, hãy dùng tay để đỡ hàm dưới
  • Hãy đến gặp nha sĩ ngay nếu phát hiện bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ
  • Tránh nhai ở một bên hàm, hãy nhai đều hai bên khi ăn
  • Thường xuyên duy trì hàm ở tư thế nghỉ ngơi, học cách thư giãn cơ quai hàm

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cứng hàm có thể gây rất nhiều đau đớn và khó chịu. Mức độ đau thay đổi từ đau lâm râm đến đau nhói, nặng nề. Các dấu hiệu này có thể nặng lên khi nhai hoặc khi ngáp. Hãy đọc bài viết sau để biết được các nguyên nhân gây cứng hàm và cách để giảm sự khó chịu của nó gây ra.  

Cứng hàm có thể gây ra đau đớn ở nhiều vị trí trên cơ thể. Nếu bạn bị cứng hàm, bạn có thể thấy khó chịu ở một hay hai bên mặt, hàm, mũi, miệng, hay tai. 

Ngoài những cơn đau, các dấu hiệu khác của cứng hàm bao gồm: 

  • Khó khăn khi bạn cố gắng mở miệng 
  • Khớp hàm bị “khóa” 
  • Tiếng “click”  

1. Các nguyên nhân gây cứng hàm

Có 7 nguyên nhân thường gặp gây cứng hàm 

1.1 Bệnh lý khớp thái dương hàm 

Bệnh lý này gây đau khớp hàm và các cơ xung quanh. Một hoặc cả hai khớp nhai bị “khóa” lại. Bạn có thể sờ thấy các khớp này bằng cách đặt ngón tay ngay phía trước lỗ tai. Sau đó, khi khép mở miệng, bạn sẽ có cảm giác khớp nhai chạy dưới ngón tay của mình. 

Bệnh lý này còn có thể gây đau nhói ở các vị trí gần tai, hàm và mặt. Khi nhai thức ăn, cảm giác đau sẽ tăng lên. Động tác nhai còn có thể tạo ra tiếng “click” hoặc kêu ken két. 

Đau khớp thái dương hàm thường không kéo dài và có thể tự hết. 

1.2 Stress 

Stress và lo lắng đôi lúc có thể khiến bạn vô thức nghiến răng trong lúc ngủ. Bạn cũng có thể cắn chặt hàm trong lúc tỉnh mà không nhận thức được. 

Các hành vi này khiến cho hàm bị cứng và cảm giác đau khi ngủ và cả khi thức dậy. Cơn đau có thể nặng hơn khi bạn ăn uống hay nói chuyện. 

Stress còn có thể gây các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau đầu căng cơ. 

1.3 Chứng nghiến răng

Nghiến răng có thể gây ra do stress, di truyền hoặc các vấn đề răng miệng, như răng mọc không đều. Nghiến răng có thể xảy ra trong lúc ngủ. Điều này còn có thể xảy ra khi bạn đang thức, và có thể là bạn không để ý thấy. 

Chứng nghiến răng gây ra căng cứng và đau đớn ở mặt, cổ và hàm trên hoặc hàm dưới. Nó còn có thể gây ra nhức đầu hay đau tai.

>> Có thể bạn quan tâm:

Nghiến răng là một hoạt động có khả năng gây quá tải hệ thống nhai. Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh thường đi kèm với tình trạng stress, rối loạn khớp cắn, dị ứng và liên quan đến tư thế ngủ. Không may, hiện nay có rất ít dữ liệu về nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh. Do đó, việc đánh giá và điều trị thận trọng là cách tốt nhất để đưa ra các chỉ định đúng. Vậy thì những thông tin được chia sẻ trong bài viết “Nghiến răng: Nguyên nhân, dấu hiệu, ảnh huởng và hướng điều trị“ sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về tình trạng này.

1.4 Nhai quá nhiều 

Nhai kẹo cao su hoặc những thứ khác quá mức cũng có thể dẫn đến căng cứng ở hàm dưới. 

1.5 Viêm khớp

Có một dạng viêm khớp do hiện tượng tự miễn trong cơ thể gây ra. Tự miễn có nghĩa là các tế bào miễn dịch của cơ thể tự tấn công chính các tế bào bình thường khác. Viêm khớp dạng này ảnh hưởng đến các cơ và khớp trên toàn cơ thể. Khoảng 80% người bị viêm khớp dạng này có bệnh lý khớp thái dương hàm, gây nên cứng hàm. 

Bệnh lý này gây tổn thương khớp nhai và các mô xung quanh. Nó còn có thể gây hủy xương ở vùng khớp. 

1.6 Thoái hóa khớp

Mặc dù hiếm nhưng thoái hóa khớp vẫn có khả năng xảy ra ở khớp thái dương hàm. Nó còn gây suy thoái và mất chức năng của xương, sụn và mô ở hàm. Điều này gây ra tình trạng hàm bị cứng và đau. Những cơn đau còn có thể lan đến những vùng xung quanh.  

1.7 Uốn ván 

Uốn ván là một tình trạng nhiễm khuẩn có khả năng đe dọa tính mạng. Triệu chứng bao gồm cứng bụng, khó nuốt và co thắt cơ gây đau ở hàm và cổ. 

Vắc-xin uốn ván giúp phòng ngừa bệnh lý này giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh.  

2. Các bài tập giúp giảm cứng hàm 

Trong một số trường hợp, bạn có thể xoa dịu cơ hàm bằng các bài tập. Sau đây là 3 bài tập bạn có thể thử: 

2.1 Bài tập mở hàm bằng tay 

Thực hiện khép và mở miệng nhẹ nhàng, lặp lại vài lần để khởi động. Sau đó, bạn đặt ngón tay lên phía trên các răng cửa hàm dưới. 

Từ từ kéo xuống cho đến khi bạn cảm thấy hơi khó chịu bên phía hàm bị cứng. Giữ như vậy khoảng 30 giây và sau đó từ từ đưa hàm về vị trí lúc đầu. 

Ban đầu, bạn lặp lại động tác này 3 lần. Sau đó bạn có thể từ từ tăng số lần lặp lên 12 lần. 

2.2 Duỗi khớp hàm 

Bài tập giúp làm giãn các cơ ở hàm và cổ. 

Ấn đầu lưỡi lên hàm trên, ngay phía sau răng cửa mà không chạm vào nó. Tiếp theo, dùng lưỡi để tạo một áp lực nhẹ. Từ từ mở miệng lớn nhất có thể, sau đó từ từ khép miệng lại. 

Dừng lại khi bạn cảm thấy khó chịu. Lặp lại 10 lần. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện bài tập này nếu bài tập gây ra đau đớn cho bạn. 

2.3 Duỗi cơ bằng động tác cười

Động tác duỗi này giúp giảm căng thẳng ở cơ mặt, hàm trên và hàm dưới, và cổ. 

Mở miệng cười rộng nhất có thể mà không cảm thấy căng cứng hay đau. Trong khi cười, từ từ mở hàm thêm khoảng 5cm. Hít sâu bằng miệng, sau đó thở ra, vẫn giữ miệng ở tư thế đang cười. Lặp lại 10 lần. 

3. Mát-xa 

Mát-xa hàm có thể giúp tăng lưu lượng máu và giảm căng cơ. Bạn có thể thử mở miệng và nhẹ nhàng xoa các cơ xung quanh tai theo vòng tròn. Đây là vị trí của khớp thái dương hàm. Làm như vậy khoảng vài lần một ngày, ngay cả trước khi ngủ.   

4. Phòng ngừa 

Giảm căng thẳng và lo lắng có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau ở hàm. Các phương pháp giảm stress bạn có thể thử đó là: 

  • Các bài tập hít thở sâu 
  • Tập thể dục cường độ thấp, như nhảy, đi bộ, và bơi lội 
  • Yoga 
  • Thiền 

Tránh nhai quá nhiều và lạm dụng cơ nhai quá mức. Ăn đồ ăn mềm và không quá dính. Tránh các thức ăn khiến bạn phải nhai nhiều như thịt bò, kẹo dẻo, cà rốt… 

Cứng hàm có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết đã chia sẻ cho bạn một số phương pháp thư giãn bạn có thể tập tại nhà để làm giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên, nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn chuyên khoa thêm. 

Xem thêm bài viết liên quan: 

Video liên quan

Chủ Đề