Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì thụ tinh

Hàng triệu tinh trùng được sản xuất ra nhưng chỉ còn lại chưa tới 1/10 tinh trùng có cơ hội gặp được trứng. Đây là một hành trình vô cùng gian nan và vất vả. Vậy tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì, bao lâu thụ thai và ở tử cung bao lâu? xin mời bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì?

Biết tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì sẽ giúp chị em phụ nữ dự đoán được khả năng thụ thai sau khi giao hợp. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy tinh trùng đã gặp trứng:

Tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì
  • Bầu ngực căng tức: Khi trứng và tinh trùng gặp nhau tạo nên phôi thai cấy vào thành tử cung của người mẹ. Nhiều người cảm thấy sự thay đổi của bầu ngực: ngực hơi đau, mềm ra, sưng lên và hơi ngứa. Đây là triệu chứng đầu tiên báo hiệu tinh trùng đã gặp trứng, bước vào giai đoạn thụ thai. Những dấu hiệu này sẽ giảm dần đi từ sau 4 – 5 ngày.
  • Màu sắc nhũ hoa thay đổi: Kèm theo những biểu hiện của bầu ngực, nhũ hoa của bạn cũng có sự thay đổi về màu sắc cũng như kích thước. Nhũ hoa chuyển sang màu sẫm, núm vú cũng to hơn, xuất hiện các đường gân xanh ở trên vòm ngực. Biểu hiện này kéo dài 1 vài ngày, nhưng cũng có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ.
  • Cảm giác mệt mỏi: Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của hiện tượng tinh trùng gặp trứng đó là cảm giác cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Sở dĩ bạn gặp phải tình trạng này là do quá trình tiết ra hormone Progesterone diễn ra cực mạnh so với lúc bình thường.
  • Đi tiểu nhiều: Việc uống nước nhiều dẫn đến đi tiểu nhiều đó là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu bạn gặp phải đi tiểu đêm thường xuyên mà không do uống nước, đó có thể là biểu hiện cho thấy bạn đã mang thai. Bởi khi tinh trùng gặp trứng và phôi thai đã cấy thành công vào thành tử cung thì sẽ bắt đầu tiết ra lượng HCG khiến mẹ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu.
  • Ra máu âm đạo: Đây cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng báo hiệu tinh trùng đã gặp trứng. Khi đó, các chị em sẽ thấy xuất hiện vài đốm máu màu hồng hoặc nâu. Triệu chứng này có thể kèm theo các biểu hiện khác như đau tại vùng bụng dưới, bị chuột rút xuất hiện khoảng 8 ngày sau khi việc quan hệ tình dục và việc thụ tinh được thành công.
  • Thèm ngủ hơn bình thường: Bạn thường xuyên rơi vào trạng thái buồn ngủ, đặc biệt là ban ngày, thời gian đi ngủ ban đêm cũng sẽ sớm hơn, bạn không thể thức khuya như thời gian trước nữa.
  • Thấy khó thở và hụt hơi: Sự gia tăng các hormone trong quá trình mang thai khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi, điều này khiến bạn thường xuyên gặp phải tình trạng khó thở trong giai đoạn những tháng đầu của thai kỳ.
  • Nhit độ cơ thể tăng cao: Dấu hiệu này dễ nhầm với triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường
  • Khẩu vị thất thường: Bạn cũng có thể chán ăn và thèm ăn nhiều hơn bình thường. Một số người khẩu vị thay đổi hoàn toàn so với giai đoạn trước.

Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai?

Quá trình thụ thai dựa trên sự kết hợp của tinh trùng và trứng, nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố, quá trình thụ thai sẽ không thể diễn ra.

Trong khi giao hợp sẽ có hàng trăm triệu tinh trùng được sản xuất ra và tiến vào âm đạo, đi đến tử cung. Tuy nhiên, trên hành trình đó những tinh trùng yếu sẽ dần bị loại bỏ bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai

Những tinh trùng khỏe mạnh sẽ phải vượt qua được 1 quãng đường 20cm từ cổ tử cung tới ống dẫn trứng. Nếu tinh trùng di chuyển với tốc độ khoảng từ 2-3mm/ phút thì thời gian ngắn nhất để chúng gặp được trứng là 45 phút. 

Sau khi thụ tinh khoảng từ 3 – 4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng để đi vào tử cung, tìm nơi làm tổ. Và trong quá trình di chuyển, hợp tử này sẽ trải qua 3 lần phân bào. Các tế bào mầm nhỏ bắt đầu phát triển nhanh chóng, bao bọc nhanh lấy tế bào mầm to, tạo thành phôi dâu rồi từ đó hình thành lên một buồng chứa dịch đẩy các tế bào khác sang một bên, gọi là phôi nang. Và khi tới được buồng tử cung, phôi nang đã bắt đầu hình thành xong. Do đó, thời gian tinh trùng gặp trứng để thụ thai thành công có thể mất vài ngày nhưng cũng có trường hợp phải mất tới 1 tuần. 

Sau khi tìm được chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung, phôi nang sẽ hình thành chân giả bám vào niêm mạc, hình thành nhau thai. Quá trình làm tổ mất từ 7 – 10 ngày.

Như vậy, quá trình thụ thai sẽ mất từ 13 – 14 ngày. Tuy nhiên, không phải làm tổ xong nghĩa là bạn đã thụ thai thành công. Có 1/3 trường hợp trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung. Nhưng vẫn không mang thai do hợp tử gặp đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

Tinh trùng ở trong tử cung bao lâu? 

Sau khi được đưa ra khỏi cơ thể nam giới, tùy vào những điều kiện môi trường khác nhau, tuổi thọ của tinh trùng sẽ không giống nhau. Tuổi thọ của tinh trùng ở tử cung của từng phụ nữ khác nhau cũng đã có sự khác biệt. Hầu hết tinh trùng sẽ chết ở cổ tử cung trong 24-48h. Nhưng trong điều kiện thích hợp, tinh trùng có thể sống tới 5 hoặc 6 ngày sau khi giao hợp. Do đó, có thể thấy chất nhầy cổ tử cung sẽ có vai trò quan trọng quyết định tuổi thọ của tinh trùng và khả năng sinh sản của nữ giới. Với chất nhầy cổ tử cung màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng, tinh trùng có thể sống lâu hơn trong cơ thể người phụ nữ và có nhiều thời gian hơn để tiếp cận với trứng hoặc đơn giản là đi ra ngoài cho đến khi trứng rụng.

Tinh trùng ở trong tử cung bao lâu?

Một vài nghiên cứu cũng cho thấy nếu tinh trùng xâm nhập vào âm đạo khi chất nhầy cổ tử cung có khả năng thụ thai cao nhất [một vài ngày trước khi rụng trứng], việc thụ thai có khả năng cao hơn.

Trên đây là những thông tin về vấn đề tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì, bao lâu thụ thai và ở tử cung bao lâu? hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về quá trình thụ thai, nắm bắt được những biểu hiện khi mang thai, từ đó có những điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hợp lý. 

Bác sĩ Phạm Thị Phương Thúy 9 Tháng Sáu, 2021

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào và trong bao lâu?

Tác giả:

Kim Ngân

Update on:

March 22, 2022

Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng kết hợp với tế bào trứng. Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, trong bao lâu? Đây là một câu hỏi khá thú vị mà nhiều phụ nữ và các ông chồng muốn tìm hiểu. Sau đây Sức Khỏe 24 Giờ xin chia sẻ đến bạn những kiến thức này.

Quá trình thụ thai là sự kết hợp của tinh trùng và trứng

Quá trình thụ thai xảy ra khi có sự kết hợp giữa trứng [ở người phụ nữ] và tinh trùng [ở đàn ông]. Khi tinh trùng gặp được trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra, hình thành nên phôi thai. Phôi thai sẽ được vận chuyển tới tử cung làm tổ.

Tế bào trứng

Ở người phụ nữ khỏe mạnh bình thường sẽ có 2 buồng trứng và 2 buồng này sẽ có một lượng trứng nhất định để phục vụ cho chức năng sinh sản của nữ giới. Theo một nghiên cứu, mỗi một bé gái khi sinh ra sẽ có khoảng 1 triệu quả trứng ở hai buồng trứng.

Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, ở buồng trứng sẽ có ít nhất từ 1 – 3 quả trứng chín và rụng. Sau khi rụng, trứng thường phải đi qua một đoạn dài khoảng 10cm gọi là ống dẫn trứng để đến tử cung.

Trứng thường chỉ sống được đến 24h, nếu gặp được tinh trùng nó sẽ được thụ tinh. Còn nếu không gặp được tinh trùng, trứng sẽ bị thoái hóa và kết thúc hành trình của nó tại tử cung, lớp niêm mạc tử cung bong ra và trứng cũng bị đẩy ra ngoài theo máu kinh nguyệt.

Tinh trùng

Không giống với tế bào trứng ở nữ giới, tinh trùng ở nam giới thường mất khoảng thời gian khá lâu để hình thành, thường là từ 2 – 3 tháng. Thường thì tinh trùng có thể sống khoảng vài tuần trong cơ thể nam giới kể từ khi sản sinh ra. Nếu ở bên ngoài không khí, tinh trùng chỉ sống được từ 30 – 60 phút.

Nam giới khi xuất tinh vào trong âm đạo của người phụ nữ sẽ có khoảng 300 – 500 triệu tinh trùng được phóng vào. Tuy nhiên chỉ một tinh trùng khỏe mạnh nhất đi tìm gặp được trứng để thụ tinh. Còn các tinh trùng còn lại đều không đủ khả năng đi gặp trứng.

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Quá trình thụ thai diễn ra khi nam giới phóng tinh trùng ra ngoài về phía âm đạo. Ngoài ra, các chất dịch có ở đầu dương vật trước khi xuất tinh cũng có một số ít lượng tinh trùng. Các tinh trùng này sẽ bắt đầu một cuộc tranh đua để đi tìm trứng, duy chỉ có một tinh trùng khỏe nhất mới có thể bơi đi tìm trứng. Còn các tinh trùng khác đều không đủ sức để đi tìm trứng hoặc bị chết do môi trường âm đạo của người phụ nữ chứa axit.

Sau khi vượt qua vòng 1, các tinh trùng sẽ phải đối mặt với dịch nhầy ở khu vực tử cung của nữ giới. Thường thì vào những ngày hành kinh, chất nhầy ở cổ tử cung thường ở dạng lỏng do lượng estrogen trong máu cao, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển vào gặp trứng.

Trong khoảng 12 tiếng khi vào tử cung, chỉ còn khoảng 10 tinh trùng còn sống sót. Và đến 36 tiếng sau thì số lượng tinh trùng sẽ giảm dần.

Tiếp theo, các tinh trùng sẽ gặp thêm một thử thách mới đó là xâm nhập vào trong bên trong trứng. Các tinh trùng sẽ tìm mọi cách để vào được bên trong lớp vỏ trứng này. Sau khi có một tinh trùng dũng cảm vào được bên trong, lớp vỏ ngoài của trứng sẽ tiết ra một chất dịch nhằm ngăn chặn không cho bất kỳ kẻ nào vào nữa. Lúc này tinh trùng đã vào được bên trong kết hợp với trứng tạo thành hợp tử, tức là quá trình thụ thai đã diễn ra thành công trong cơ thể của người phụ nữ.

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu?

Sau khi tinh trùng được phóng vào âm đạo qua việc nam giới xuất tinh khi đạt cực khoái, các tinh trùng sẽ phải vượt qua quãng đường dài là khoảng 18cm từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng để gặp trứng và thụ tinh.

Nhìn chung, thời gian ngắn nhất để tinh trùng gặp được trứng là khoảng 45 phút hoặc 12 tiếng [đối với những tinh trùng chậm chạp nhất] kể từ khi nam giới xuất tinh. Theo nghiên cứu, tinh trùng sống được trong cơ thể là từ 3 – 5 ngày. Trong thời gian này, nếu nữ giới rụng trứng thì trứng có thể được thụ thai.

Làm gì để hỗ trợ quá trình thụ thai?

Hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ quá trình thụ thai được dễ dàng hơn. Cụ thể:

  • Cách 1: Các cặp vợ chồng cần phải xác định chính xác ngày rụng trứng thì mới biết rõ ngày nào quan hệ để thụ thai thành công. Theo một nghiên cứu, có thể vào những ngày cổ tử cung có chất nhầy dai, trong và ra nhiều sẽ là ngày dễ thụ tinh và sau 2 ngày này chính là lúc trứng rụng.
  • Cách 2: Một phương pháp hỗ trợ quá trình thụ thai được nhiều chuyên gia sản phụ khoa đưa ra đó là tư thế nằm sau khi quan hệ tình dục. Sau khi giao hợp, người phụ nữ đừng nên đứng dậy ngay và cũng đừng thụt rửa âm đạo. Hãy sử dụng một chiếc gối dưới mông khoảng 20 – 30 phút và nằm ngửa để tinh trùng có thể bơi nhanh đến gặp trứng. Lưu ý các chị em không nên nằm lên trên người chồng của mình.

Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thụ thai:

  • Sức khỏe tốt cũng là yếu tố quyết định đến việc thụ thai có thành công hay không. Cả hai vợ chồng khi muốn có con nên đi khám sức khỏe tổng quát để giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề bất thường [nếu có] giúp việc thụ thai diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.
  • Nếu thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá cùng các chất kích thích khác thì vợ hoặc chồng nên dừng lại để tránh ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
  • Cuối cùng, nếu đã cố gắng quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng tránh nào trên 1 năm mà vẫn chưa thụ thai thì nên đến bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn cụ thể.

Dấu hiệu quá trình thụ thai đã thành công

Dưới đây là một số dấu hiệu thông báo rằng quá trình thụ thai đã thành công [dấu hiệu mang thai] và bạn sắp được làm mẹ.

  • Chậm kinh: Đây là dấu hiệu mà rất nhiều chị em tin tưởng và khá hiệu quả để nhận biết mình đã mang thai hay chưa. Thường thì sau sinh, tùy thuộc vào từng trường hợp mà kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hay muộn.
  • Tiểu nhiều lần: Sau khi quan hệ 1 tuần, chị em sẽ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân là do tử cung của chị em phát triển chèn ép vào bàng quang gây cảm giác tiểu nhiều lần, buồn tiểu.
  • Âm đạo ra máu bất thường: Vùng kín của chị em sẽ có một chút dịch màu hồng hoặc nâu kèm biểu hiện khó chịu, đau nhẹ tại vùng bụng dưới do việc cấy phôi thai vào tử cung thành công, còn gọi là máu báo thai.
  • Mệt mỏi: Đây cũng có thể là dấu hiệu thụ thai thành công mà nhiều chị em gặp phải. Quá trình tiết hormone progesterone trong thai kỳ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
  • Âm đạo đổi màu sẫm: Do sự thay đổi về nội tiết tố da của chị em khi mang thai. Cô bé của chị em sẽ có màu sậm và tối hơn, chị em có thể sử dụng một chiếc gương soi để nhận biết sự thay đổi này.
  • Ngực thay đổi: Dấu hiệu này khá thường gặp nên có rất nhiều chị em sau khi mang bầu nhận ra. Cảm giác cứng, sưng, đau tại ngực do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh với tinh trùng. Chị em có thể sử dụng áo ngực rộng rãi, thoáng mát hơn và bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể. Cảm giác khó chịu tại vùng ngực sẽ giảm dần và biến mất sau khi chị em thích nghi được sự thay đổi của hormone.
  • Chuột rút: Chuột rút là một dấu hiệu rất bình thường khi chị em mang thai do sự điều chỉnh của tử cung khi có một bào thai đang dần phát triển ở khu vực này. Chuột rút tuy được coi là biểu hiện bình thường nhưng nếu biểu hiện này kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường như xuất hiện những cơn đau dữ dội ở 1 bên hông thì chị em nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
  • Nóng bất chợt: Những cơn nóng bất chợt sau khi thụ thai thành công thường khiến các mẹ bầu ra nhiều mồ hôi, nóng bừng mặt, đỏ mặt. Biểu hiện này có thể kéo dài đến 50 phút và kèm theo một số dấu hiệu khác như chuột rút, ngực căng.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách tính ngày rụng trứng để sinh bé trai hoặc bé gái
  • Cách tính tuổi thai cực chuẩn

Sự hình thành và phát triển của thai nhi diễn ra như thế nào?

Sau khi thụ thai, hợp tử cần phải làm tổ ở buồng tử cung của người phụ nữ và bắt đầu phân chia thành một khối tế bào gọi là phôi nang. Phôi nang cần di chuyển xuống tử cung và bám vào thành tử cung để làm tổ, sau đó phát triển thành một nhau thai và phôi thai. Việc làm tổ của phôi thai và nhau thai thường diễn ra trong khoảng 2 tuần sau khi trứng rụng.

Sau khi diễn ra quá trình thụ thai, chị em phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong khoảng 9 tháng tiếp theo. Chị em có thể kiểm tra que thử thai để biết được mình có đang mang thai hay không.

Trong một số trường hợp, trứng sau khi đã được thụ tinh lại không bám vào lớp màng mỏng trên thành tử cung mà lại bám vào những vị trí khác như ống dẫn trứng hoặc ở một cơ quan khác trong ổ bụng hình thành thai ngoài tử cung. Hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm và cần phải khắc phục ngay để tránh nguy hiểm cho thai phụ.

Như vậy, quá trình thụ thai diễn ra cực kỳ gian nan trong cơ thể của người phụ nữ. Với những thông tin này hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về quá trình thụ thai cùng những thông tin bổ ích. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt và luôn vui vẻ!

Video liên quan

Chủ Đề