Nguyên nhân của cách mạng xã hội là gì

Câu 12: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, điều kiện khách quan, chủ quan của CM XHCN.

1.Khái niệm về CM XHCN:

CM XHCN là cuộc CM do giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm xóa bỏ chế độ XH cũ, nhất là chế dộ TBCN, xây dựng thành công CNXH để tiến lên CN cộng sản.

Tuy nhiên, CM XHCN có lúc được nghiên cứu theo nghĩa rộng, có lúc được nghiên cứu theo nghĩa hẹp.

- Theo nghĩa hẹp: CM XHCN là cuộc CM về chính trị. Trong đó quần chúng nhân dân lao động vùng dậy dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giành lấy chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản [nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động] tạo tiền đề cho việc tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng ở giai đoạn tiếp theo.

- Theo nghĩa rộng: CM XHCN là cuộc CM XH. Đó là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng… dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để xây dựng thành công CNXH, tiến đến CN cộng sản.

Như vậy, theo nghĩa rộng, CM XHCN bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – XHCN trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống XH.

2.Nguyên nhân của CM XHCN:

CN Mác – Lenin cho rằng, nguyên nhân xâu xa của cuộc CM XH là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó và tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. Do vậy, dưới CNTB, nhất là khi máy hơi nước ra đời làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hóa cao; dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tính chất TBCN về tư liệu sản xuất.

Biểu hiện của mâu thuẫn trên, trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính tổ chức của sản xuất toàn xã hội do tính cạnh tranh của nền sản xuất hàng hóa TBCN gây ra.

Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dẫn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, khi sản xuất đình trệ, công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Để khắc phục tình trạng đó, giai cấp tư sản đã tổ chức các xanhdica, tờ rớt, congxocxiom và nhà nước tư bản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế, bằng việc quốc hữu hóa một số ngành khi khó khăn, tư hữu hóa khi thuận lợi.

Tuy rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ tư bản ngày càng gay gắt, nhưng CM XHCN không diễn ra một cách tự phát mà thông qua hoạt động của con người và những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định.

3.Những điều kiện khách quan, chủ quan của cuộc CM XHCN:

CM XHCN muốn nổ ra và giành thắng lợi, phải có những điều kiện khách quan và chủ quan.

- Những điều kiện khách quan của CM XHCN:

Những đk khách quan là phải có những mâu thuẫn về kinh tế- xã hội diễn ra gay gắt trong lòng XH TBCN. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng SX mang tính xã hội hóa cao với quan hệ SX chiếm hữu tư nhân về tư liệu SX. Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất, quyết định nhất của CM XHCN. Mâu thuẫn kinh tế này đã dẫn đến mâu thuẫn về xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp TS và giai cấp VS.

Dưới chế độ TBCN, nền đại công nghiệp phát triển cao dựa trên cơ sơ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật đã hình thành những thành phố lớn, những khu công nghiệp tập trung, làm cho lực lượng SX đạt đến trình độ xã hội hóa cao. Sự phát triển của lực lượng SX đã tạo ra một đội ngũ công nhân ngày càng đông về số lượng và cao về chất lượng. Họ gắng bó hữu cơ với nền SX hiện đại và giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, nhưng của cải đó lại bị giai cấp TS chiếm đoạt. Điều đó giúp cho công nhân dễ dàng nhận thấy sự bạo tàn của giai cấp TS và họ trở thành kẻ thù của giai cấp TS; làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp TS ngày càng gay gắt.

Giai cáp TS không chỉ áp bức, bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước, mà với lòng tham vô hạn, với khát vọng quền lực, giai cấp TS đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác, biến những nước này thành thuộc địa của chúng. Điều đó làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nước thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt.

Những mâu thuẫn trên dẫn tới nguy cơ tạo thành CM XH và nó đòi hỏi phải giải quyết bằng cuộc CM XH, nhằm xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của giai cấp TS, thiết lập một chế độ XH mới – XHCN.

- Những đk chủ quan của CM XHCN:

Những đk khách quan đã tạo ra nguy cơ tạo thành CM XHCN. Nhưng để cho nguy cơ đó biến thành hiện thực thì phải có những điều kiện chủ quan.

Đk chủ quan có ý nghĩa quết định nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt là khi nó đã có đảng tiên phong của mình là ĐSC. Lúc đó giai cấp công nhân mới có đủ khả năng đk để đứng ra đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình là tổ chức phát động quần chúng nhân dân lao động tiến hành cuộc CM XHCN. Nếu không có đk chủ quan này thì CM XHCN không nổ ra. Bằng chứng là ở các nước TBCN hiện nay như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp… Mâu thuẫn kinh tế - xã hội đã có, nhưng giai cấp công nhân vầ ĐCS ở những nước đó chưa muốn phát động cuộc CM XHCN. Mặt khác, sự khống chế của giai cấp TS ở những nước đó quá chặt chẽ nên CM XHCN chưa thể nổ ra được. Đk chủ quan thứ 2 là sự liên minh công - nông và tầng lớp lao động khác để tạo nên lực lượng khổng lồ, sức mạnh to lớn để đảm bảo cho CM thắng lợi.

 Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Hãy phân tích nguyên nhân khách quan của nó?

–      Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

+ Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình dể cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. V.V., xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

–     Nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Phương pháp luận chung để phân tích:

Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã hội, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xoá bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát trỉển. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội.

+ Vận dụng lý luận chung để phân tích nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất.,  nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là từ mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển xã hội hoá của lực lượng sản xuất ngày càng cao với tính chất, chiếm hữu tư nhận tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, trên lĩnh vực chính trị, mâu thuẫn trong phương thức sản xuất [nói trên] biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giai cấp giữa giai cấp công nhân làm thuê [đại biểu cho sự phát triển lực lượng sản xuất] với giai cấp tư sản [đại biểu cho tính chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất].

Thứ ba, với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản dưới hình thức chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc đã biến các dân tộc còn ở trình độ chậm phát, triến kinh tế trở thành thuộc địa, phụ thuộc của các nước tư bản. Chính điều đó đã tạo nên một biểu hiện của mâu thuẫn nữa dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.

Như vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa của nó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân khách quan, sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại và do đó cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, cách mạng xã hội chủ nghĩa có nổ ra hay không, khi nào và ở đâu thì còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động….

Nghiên cứu học thuyết mác-xít về cách mạng xã hội sẽ giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi bằng cách nào mà một kiểu nhà nước này được thay thế bằng một kiểu khác trong lịch sử. Đồng thời, ta cũng có thêm nhiều luận cứ để nhận diện thời đại chúng ta đang sống ngày hôm nay.

I. Khái niệm, bản chất và vai trò của cách mạng xã hội

1. Khái niệm, bản chất của cách mạng

Cách mạng xã hội” có thể được hiểu theo hai tầng nghĩa như sau:

– Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế – xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế – xã hội cao hơn.

Cách hiểu này áp dụng cho tổng thể xã hội nói chung, không giới hạn riêng ở một lĩnh vực nào.

– Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.

Cách hiểu theo nghĩa hẹp áp dụng cho riêng lĩnh vực chính trị ở một thời kỳ nhất định.

Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng luôn là việc giành chính quyền. Bởi vì, chỉ khi nào giành được chính quyền, giai cấp cách mạng mới xác lập được nền chuyên chính của mình, tiến tới bảo đảm được quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

– Ta cần phân biệt giữa “cách mạng xã hội” với “tiến hóa xã hội”, “cải cách xã hội” và “đảo chính”:

 Nó cũng là hình thức phát triển của xã hội. Nhưng khác với cách mạng, đây là quá trình diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

Song, tiến hóa xã hội và cách mạng xã hội thống nhất biện chứng với nhau ở chỗ:

Cách mạng chỉ trở thành tất yếu lịch sử khi những tiền đề của nó được tạo ra nhờ tiến hóa xã hội. Ngược lại, cách mạng  mở đường cho tiến hóa như là những quá trình kế tiếp nhau không ngừng trong sự phát triển của xã hội.

Sự biến đổi này cũng tạo nên sự thay đổ về chất nhất định trong đời sống xã hội. Nhưng nó khác về nguyên tắc với cách mạng ở chỗ: Cải cách xã hội chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận trong khuôn khổ một chế độ xã hội đang tồn tại.

Cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hóa tạo tiền đề dẫn tới cách mạng.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong các chế độ xã hội có đối kháng giai cấp, phần lớn những cải cách là kết quả của phong trào đấu tranh của lực lượng tiến bộ, và trong những hoàn cảnh nhất định, chúng trở thành những bộ phận hợp thành cách mạng.

Dạng hoạt động này là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước do một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện nhằm xác lập một chế độ xã hội có cùng bản chất.

Đảo chính không động đến chế độ xã hội và không phải là phong trào cách mạng của quần chúng, nên đảo chính khác hoàn toàn với cách mạng.

2. Nguồn gốc, nguyên nhân của cách mạng xã hội

Xét đến cùng, nguyên nhân của cách mạng là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Điều đó được luận giải như sau:

Lực lượng sản xuất luôn không ngừng phát triển, khi nó phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ, vốn tương ứng phù hợp với nó, trở nên lỗi thời, không phù hợp nữa, và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

“Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”.

– Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng [đại biểu cho lực lượng sản xuất mới] với giai cấp thống trị.

Bọn thống trị dùng mọi thủ đoạn, đặc biệt là sử dụng công cụ nhà nước với nhiều phương tiện bạo lực trong tay, để bảo vệ, duy trì quan hệ sản xuất lỗi thời.

Để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cao hơn, và nhằm giải phóng mình, giai cấp cách mạng phải tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp thống trị, phải giành lấy chính quyền nhà nước.

Đến giai đoạn này, cách mạng xã hội tất yếu phải xảy ra.

Đó là đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp và là bước nhảy vọt tất yếu trong sự phát triển của xã hội có giai cấp. Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Một góc quảng trường Nhà hát Lớn, Hà Nội sau khi Cách mạng tháng Tám – 1945 thành công. Ảnh: Internet.

3. Vai trò của cách mạng xã hội

– Các cuộc cách mạng có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, thay thế hình thái kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn.

Cách mạng xã hội là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Trong thời kỳ cách mạng, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ, như C. Mác đã nói: Cách mạng là đầu tàu của lịch sử.

– Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ, rõ nét vai trò của cách mạng xã hội qua 04 cuộc cách mạng đưa nhân loại trải qua 05 hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau:

+ Cách mạng thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế – xã hội nguyên thủy lên hình thái chiếm hữu nô lệ;

+ Cách mạng chuyển từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến;

+ Cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa;

+ Cách mạng vô sản lật đổ chế độ tư bản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa.

– Cuộc cách mạng vô sản là một kiểu cách mạng mới về chất.

Nếu tất cả các cuộc cách mạng trước chỉ là sự thay thế hình thức của chế độ chiếm hữu tư nhân, thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, thì cách mạng vô sản nhằm xây dựng xã hội mới không có giai cấp để giải phóng triệt để con người. Đó là sự chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại.

4. Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng

– Tính chất của một cuộc cách mạng xã hội được xác định bởi nhiệm vụ giải quyết hai mâu thuẫn sau:

+ Mâu thuẫn kinh tế giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất;

+ Mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột.

Mỗi một cuộc cách mạng đều có nhiệm vụ giải quyết những mâu thuẫn nhất định, xóa bỏ một chế độ xã hội nhất định và xác lập một chế độ mới nhất định.

Ví dụ:

+ Cách mạng ở Pháp năm 1789 là cách mạng tư sản vì giai cấp tư sản và các tầng lớp lao động do giai cấp tư sản lãnh đạo đã thực hiện nhiệm vụ lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư bản.

+ Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nước ta có nhiệm vụ giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản lúc đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp [và tay sai] và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, với địa chủ phong kiến.

Xét về nhiệm vụ giải quyết, Cách mạng tháng 8 – 1945 mang tính chất dân chủ tư sản. Nhưng với điều kiện cụ thể tại Việt Nam, cách mạng dân chủ tư sản tất yếu gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do đó, Cách mạng tháng 8 mang tính chất của một cuộc “cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”.

– Tính chất và nhiệm vụ của một cuộc cách mạng xã hội quy định lực lượng và động lực cách mạng.

+ Lực lượng của cách mạng là những giai cấp và tầng lớp nhân dân có lợi ích ít nhiều gắn bó với cách mạng và thúc đẩy cách mạng phát triển.

Lực lượng cách mạng còn do cả những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc cách mạng quyết định. Có những cuộc cách mạng cùng một kiểu, nhưng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong nước và trên thế giới khác nhau, nên có những lực lượng cách mạng khác nhau.

+ Động lực của cách mạng là những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ và lâu dài đối với cách mạng. Tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, động lực của cách mạng cũng thay đổi.

– Vai trò lãnh đạo trong cách mạng thuộc về giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại. Đó là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp tiến bộ nhất trong số các giai cấp đang tồn tại.

Ví dụ: Giai cấp tư sản là giai cấp lãnh đạo trong cách mạng tư sản, giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo trong cách mạng vô sản.

II. Quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội

1. Điều kiện khách quan

Cách mạng xã hội chỉ có thể nổ ra, việc giành chính quyền chỉ trở thành nhiệm vụ trực tiếp, khi đã có những điều kiện khách quan cần thiết đã chín muồi tạo thành tình thế cách mạng.

Tình thế cách mạng là sự chín muồi của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, của mâu thuẫn giai cấp trong xã hội dẫn tới những đảo lộn trong nền tảng kinh tế – xã hội, tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc khiến cho việc thay thế thể chế chính trị đó bằng thể chế chính trị khác tiến bộ hơn như là một thực tế không thể đảo ngược.

– Vận dụng vào cách mạng vô sản, V. I. Lênin đã nêu ra 03 đặc trưng chủ yếu của tình thế cách mạng:

+ Một là: Giai cấp thống trị lâm vào khủng hoảng chính trị, bộ máy nhà nước của chúng suy yếu nghiêm trọng, mở đường cho sự bất bình, phẫn nộ trong các giai cấp bị áp bức.

+ Hai là: Nỗi cùng khổ và quẫn bách của các giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn mức bình thường.

+ Ba là: Do những nguyên nhân nêu trên, tính tính cực của quần chúng được nâng cao rõ rệt, họ bị cuộc khủng hoảng chính trị đẩy đến chỗ đòi hỏi phải có hành động lịch sử độc lập.

– Nếu chưa có những điều kiện khách quan cho một cuộc cách mạng thì không có một nỗ lực nào của người cách mạng có thể đem đến thắng lợi.

Nhưng một khi điều kiện khách quan đã chín muồi, thì vận mệnh của một cuộc cách mạng lại hoàn toàn tùy thuộc vào nhân tố chủ quan, và khi đó nhân tố chủ quan là chủ đạo.

2. Nhân tố chủ quan

– Muốn cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi, ngoài tình thế cách mạng, còn phải có sự chín muồi của nhân tố chủ quan và sự kết hợp đúng đắn giữa điều kiện khách quan với nhân tố chủ quan.

– Sự chín muồi của nhân tố chủ quan trong cách mạng biểu hiện ở:

+ Trình độ cao của tính tổ chức;

+ Mức độ quyết tâm đến đỉnh điểm của giai cấp cách mạng sẵn sàng tiến hành những hoạt động mạnh mẽ nhất, kiên quyết nhất để lật đổ chính quyền đương thời, xác lập chính quyền giai cấp cách mạng.

– Trong cách mạng vô sản, nhân tố chủ quan bao gồm:

+ Trình độ trưởng thành của phong trào công nhân, phong trào quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân; sự sẵn sàng về tư tưởng, tổ chức và hành động của Đảng Cộng sản.

+ Ý chí quật khởi của quần chúng sẵn sàng đứng lên lật đổ nhà nước tư sản.

3. Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan

Để cách mạng thành công, cần phải có cả điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan, và sự kết hợp một cách khoa học giữa chúng.

Nếu điều kiện khách quan không cho phép, thì dù giai cấp cách mạng có làm chín muồi nhân tố chủ quan đến đâu, thì cách mạng không thể thành công. Nhưng giai cấp cách mạng không thể thụ động ngồi chờ, mà phải chuẩn bị lực lượng và tác động làm cho điều kiện khách quan chín muồi.

Và khi điều kiện khách quan đã chín muồi, thì giai cấp cách mạng phải kịp thời chớp lấy thời cơ, phát động quần chúng đứng lên làm cách mạng, giành chính quyền về tay mình và nhân dân.

Như V. I. Lênin đã lập luận, người mác-xít chân chính phải biết kết hợp tính sáng suốt khoa học hoàn toàn trong việc phân tích tình hình khách quan, sự tiến hóa khách quan, với việc thừa nhận một cách hết sức dứt khoát tác dụng của nghị lực, tính sáng tạo, chủ động cách mạng của quần chúng, và của cả những cá nhân, những tổ chức, chính đảng  biết phát hiện ra và thực hiện sự liên kết với những giai cấp này hay giai cấp khác.

8910X.com

Bài liên quan:

  • //hcma.vn/khoa-hoc
  • //philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để bọn mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Video liên quan

Chủ Đề