So sánh nhãn tiều huế và nhãn giống thái năm 2024

Tại Hà Nội và một số thành phố lớn, mặt hàng nhãn khá dồi dào với giá 25.000 – 30.000 đồng/kg. Chị Bùi Thị Thanh, chuyên buôn nhãn từ chợ Long Biên về bán lẻ cho biết, đó là nhãn các tỉnh và nhãn Thái Lan.

Anh Lã Văn Tuân, một người chuyên trồng nhãn ở xã Phương Chiểu, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên cho biết: “Chúng tôi là người vùng nhãn còn không phân biệt hết các loại nhãn, nói gì người tiêu dùng. Đến người sành ăn cũng phải cho nhãn vào miệng mới nhận được hương vị nhãn lồng Hưng Yên “xịn” hay “rởm”. Còn nhìn thì biết nhãn đẹp hay xấu thôi, làm sao biết được nhãn ướp hóa chất hay không?”.

Chị Đặng Thị Đảm, bán trái cây ở chợ Tam Đa (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, nhãn lồng Hưng Yên khi chín quả có màu vàng, quả to, vỏ (da) trơn bóng. Bóc lớp vỏ mỏng thấy cùi dày và trong, hạt nhỏ, nước ngọt thơm mát, ăn sần sật, giòn thơm rất riêng biệt. Nhãn Hưng Yên, Hương Chi (lai) vỏ dày hơn, cùi nhãn dày, vị ngọt đượm.

So sánh nhãn tiều huế và nhãn giống thái năm 2024

Nhãn là một trong những loại hoa quả được nhiều người ưu thích.

Chị Đảm cho biết thêm, nhãn Thái Lan do vận chuyển từ 1 - 2 ngày mới về tới chợ đầu mối, nên hay bị tẩm ướp chất bảo quản, hoặc do đóng trong thùng kín nên dễ bị nhũn hơn nhãn ta. Vỏ quả nhãn Thái Lan mỏng, dễ bị tách hoặc chỉ cần ngâm trong nước là hỏng ngay. Nếu nhập nhãn về bán trong 3 ngày chưa hết coi như lỗ vốn. Phân biệt nhãn Thái Lan khá dễ bởi vỏ sáng, mùi hắc lạ, không thơm. Đặc biệt khi mới mở thùng nhãn mùi sẽ xông lên cùng với bụi trắng.

Còn theo anh Tuân cho biết, trước kia, do thời gian vận chuyển lâu nên bà con nông dân hay dùng thuốc tím bảo quản nhãn và làm vỏ quả nhãn bóng, đẹp hơn, nhưng sẽ làm mất mùi thơm tự nhiên của nhãn. Vì thế, nông dân chuộng dùng lưu huỳnh (diêm sinh) để bảo quản nhãn và chống côn trùng. Lưu huỳnh cũng làm nhãn đổi màu vỏ, mất mùi thơm tự nhiên và nhiều hạt trắng li ti bám vào cuống nhãn, nhưng ở nồng độ cho phép có thể bảo quản nhãn 5 - 7 ngày.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện và Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa nếu vượt mức cho phép, lưu huỳnh sẽ ngấm vào trong cùi nhãn, có thể gây ngộ độc cho người ăn. Tuy nhiên, hiện nay, giao thông mua bán thuận tiện nên một số nơi ở vùng nhãn bà con nông dân không phải dùng hóa chất bảo quản nhãn. Nhãn cắt cành xuống là xếp vào sọt, bán buôn hoặc bán lẻ tại các chợ ở thành phố luôn. Vì thế, trên thị trường mùa nhãn có nhiều người bán nhãn lá xanh tươi nguyên, mùi thơm dễ chịu, cuống xanh, quả rắn chắc, không rụng, bóc vỏ ra cùi mọng nước, ăn thơm ngọt thì yên tâm đó là nhãn tươi mới hái, không bị xông hóa chất.

Rất ít nhãn lồng “xịn”

Khắp 3 miền nước ta đều có nhãn với các tên nhãn Long, nhãn tiêu Huế, nhãn xuồng cơm vàng... Tuy nhiên, chỉ nhãn cùi, nhãn lồng, nhãn Hương Chi, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn thóc, nhãn bàm bàm mới có ở các vườn nhãn Hưng Yên. Theo một số nhà khoa học, nhãn lồng Hưng Yên đích thực là nhãn đường phèn mà giờ mỗi vườn chỉ trồng được vài cây.

So sánh nhãn tiều huế và nhãn giống thái năm 2024

Nhãn lồng Hưng Yên có 2 dẻ cùi lồng xếp lên nhau.

Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên có cây nhãn tổ (là nhãn đường phèn) trên 300 năm tuổi, gốc to hơn một người ôm. Tương truyền, cây nhãn tổ này quả nây tròn, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt đượm, hương thơm mát nên được đem tiến vua. Xã Hồng Nam, Thú Sĩ cũng còn khoảng chục cây nhãn đường phèn trên 100 tuổi. Trong số 5.000ha nhãn trồng ở Hưng Yên, với hàng chục loại giờ chỉ có vài chục héc ta nhãn đường phèn và nhãn Hương Chi (nhãn lai). Nhãn Hương Chi cho năng suất cao, quả to, ít bị mất mùa nhờ có 3 đợt hoa, lỡ đợt hoa nào gặp thời tiết xấu thì vẫn còn đợt khác để kết quả. Còn lại toàn nhãn ghép, nhãn chiết giống, nhãn lai quả to, ngon nhưng không thể bằng nhãn lồng Hưng Yên.

Nói về lai lịch của giống nhãn lồng, các cụ già vùng nhãn bảo rằng, nó có nhiều tích. Có tích bảo là do khi thu hoạch người ta đan sọt (lồng tre) giữ cho nhãn không bị giập, chảy mật. Có tích nói do đầu bếp hoàng cung bóc vỏ, bỏ hạt nhãn rồi lồng hạt sen vào nấu chè dâng vua nên thành tên. Lại có tích nói do quả nhãn lồng Hưng Yên cùi rất dày, phần đáy quả có 2 dẻ cùi lồng xếp lên nhau rất khít (khác hẳn với cùi nhãn khác). Tích gì cũng nói nhãn lồng Hưng Yên chất lượng ngon, quả to, vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ, vừa thơm vừa ngọt tựa đường phèn, hương vị đặc biệt...

Năm nay nhãn lồng mất mùa, sản lượng chỉ bằng 20% so với năm trước. Hiện 1kg nhãn lồng Hưng Yên “xịn” bán tại các vườn đã 50.000 – 60.000 đồng, nhưng cũng chẳng có mà mua. Chị Lê Thị Ngữ, người chuyên buôn nhãn từ Hưng Yên về Hà Nội cho hay: “Tuần tới may ra mới cho nhãn lồng xịn bán với giá cao, chứ bây giờ đã làm gì có”.

Cách lựa chọn nhãn ngon, an toàn

- Khi mua nhãn, nên chọn những loại nhãn có cuống còn xanh. Không mua những loại nhãn có vỏ trắng sạch, không mua nhãn đã rụng cành, thối nhũn…

- Nhãn sử dụng chất bảo quản có mùi hắc, vỏ sáng hơn nhãn tự nhiên. Chất lưu huỳnh làm vỏ quả nhãn có màu sáng hơn, nếu dùng ở nồng độ cao sẽ có mùi hắc khó chịu.

- Nhãn mua về nên hòa nước muối sạch để rửa (tốt nhất là ngâm nhãn trong nước muối loãng khoảng 10 phút).