Các huyện bị ảnh hưởng bão tại thanh hóa năm 2024

Với 609 hồ chứa trên địa bàn tỉnh, tính đến sáng 27/9, có 240 hồ đã đầy nước, 341 hồ có mực nước chứa thấp hơn mực nước dâng bình thường và cao hơn mực nước chết; 28 hồ có mực nước chứa dưới mực nước chết.

Mưa lớn gây ngập cục bộ một số điểm trên nhiều tuyến giao thông ở thành phố Thanh Hóa; điểm đường tràn trên các tuyến giao thông ở huyện Thường Xuân bị ngập cục bộ ở: Ca Khèn, xã Vạn Xuân; Đót, xã Xuân Thắng; Thông, xã Xuân Chinh, các điểm tràn ở xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân; đường giao thông về các xã Xuân Thái, Thanh Tân, thuộc huyện Như Thanh cũng bị ngập cục bộ tại các đường tràn.

Các huyện bị ảnh hưởng bão tại thanh hóa năm 2024

Quảng Nam chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do áp thấp nhiệt đới và mưa lũ gây ra

Một người dân ở xã Bình Lương, huyện Như Xuân đi bắt cá trên sông Làng Mài tối 26/9, hiện mất liên lạc với gia đình và lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm. Tại huyện Quan Hóa, đoạn Quốc lộ 15 qua địa phận bản Bạn xã Phú Xuân đang thi công dở nên bị sạt lở đất, tràn xuống lòng đường.

Các huyện bị ảnh hưởng bão tại thanh hóa năm 2024

Các địa phương ở miền núi Thanh Hóa lắp rào chắn, bố trí nhân lực trực gác đường bị ngập nước.

Vụ mùa năm nay nông dân các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa gieo cấy 112 nghìn ha lúa và đã thu hoạch 80% diện tích. Mưa lớn mấy ngày qua khiến 650 ha lúa bị ngập 2/3 cây lúa ở các xã: Hà Tiến, Hà Giang, Hà Vinh, Hà Bắc, huyện Hà Trung. Huyện vùng chiêm trũng Nông Cống bố trí các giống lúa né lụt, đã thu hoạch hơn 98% diện tích và sáng ngày 27/9 Trạm bơm Xóm Mới thuộc hệ thống thủy lợi vùng 3 huyện Nông Cống mới đóng cống tiêu tự chảy, vận hành tiêu thoát nước đệm đang dồn về Khe Ngang-Bột Dột.

Các huyện bị ảnh hưởng bão tại thanh hóa năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cùng các thành viên đoàn công tác nắm bắt hiện trạng sạt lở bãi bồi ở xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.

Ngày 27/9, các lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra, nắm tình hình, chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ ở huyện Nông Cống, Như Thanh, Hà Trung, Vĩnh Lộc, sạt lở huyện miền núi Quan Hóa.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hiện các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi đang vận hành 7 trạm bơm tiêu ở các xã: Hà Tiến, Hà Giang, Hà Bắc, Hà Vinh, huyện Hà Trung và 2 trạm bơm ở các xã Thiệu Hòa, Thái Ninh, huyện Thiệu Hóa. Các Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi chủ động phối hợp Công ty Điện lực cung ứng, đóng điện kịp thời cho các trạm bơm vận hành tiêu, thoát nước.

Các huyện bị ảnh hưởng bão tại thanh hóa năm 2024

Cán bộ, nhân viên Công ty TNHH một thành viên sông Chu kiểm tra cửa xả tràn hồ Yên Mỹ.

Giám đốc Chi nhánh thủy lợi thị xã Nghi Sơn, Trương Tuấn Việt cho biết, đến 10 giờ ngày 27/9 mực nước trong lòng hồ Yên Mỹ là 16m40 và ban quản lý đang tích nước. Các trạm bơm: Các Sơn, Thanh Thủy, Thanh Sơn chưa phải vận hành tiêu thoát nước.

Được biết, mấy ngày qua Thanh Hóa mới có mưa lớn, kể từ đầu kỳ mưa bão thường niên. So với cùng kỳ năm 2022, Thanh Hóa thiếu hụt lượng mưa khoảng 11,4%. So với cùng kỳ trung bình nhiều năm thiếu hụt khoảng 6,3% và so với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm Thanh Hóa thiếu hụt khoảng 25%.

Trong 6h qua (từ 00h-06h/27/09), khu vực tỉnh Thanh Hóa đã có mưa vừa đến mưa to có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa đo được tại các điểm đo mưa tự động như sau: huyện Nông Cống (Yên Mỹ: 117.8mm, thị trấn Nông Cống: 98.8mm), thị xã Nghi Sơn: Mai Lâm: 106.6mm…

Các huyện bị ảnh hưởng bão tại thanh hóa năm 2024

Ảnh minh họa

Nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các vùng trũng thấp, khu đô thị, ven sông suối. Cụ thể là các huyện, xã sau: Nông Cống (Yên Mỹ, thị trấn Nông Cống), thị xã Nghi Sơn(Mai Lâm), Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, Như Thanh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt: cấp 1. Thời gian ngập lụt: có khả năng kéo dài trong vài tiếng tới.

Ngập lụt đến các tuyến đường, các ngầm tràn ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông và đi lại của người dân.

Ảnh hưởng do mưa lớn từ ngày 26-27/9, nhiều tuyến đường tại Thanh Hóa bị ngập lụt, sạt lở. Nhiều người dân bị thiệt hại nhà cửa; một người mất tích trong quá trình đi đánh cá trên sông; giao thông tại một số huyện miền núi bị chia cắt...

Triển khai ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất

Đắk Lắk: Nhà ngập lụt, một người đàn ông bị điện giật tử vong

Ngập lụt diện rộng sau vỡ đập ở Ukraine, hàng chục ngàn dân phải sơ tán

Theo báo cáo nhanh của Sở GTVT Thanh Hóa, tính đến chiều tối 27/9, có 15 vị trí sạt lở ta luy dương trên tuyến QL15C, QL217, QL16 và QL15 qua địa phận huyện Quan Hóa, huyện Quan Sơn với khối lượng khoảng 1.500m3 đất, đá, gây ách tắc cục bộ.

Tại huyện vùng cao Quan Hóa, mưa lớn nhiều ngày, đất bị ngấm nước đã gây nên tình trạng sạt lở trên QL15, đoạn qua địa bàn xã Phú Xuân. Ngoài ra, trên địa bàn huyện vừa xuất hiện thêm 1 điểm sạt lở tại Quốc lộ 15C, gần khu vực Hang Ma (giáp ranh giữa thị trấn Hồi Xuân và xã Nam Xuân, Quan Hóa) gây chia cắt huyện Mường Lát với huyện Quan Hóa và các huyện miền xuôi. Hiện huyện Quan Hóa đang huy động lực lượng, phương tiện giải tỏa đất, đá sạt lở tràn xuống lòng đường.

Tại xã Bình Lương, huyện Như Xuân có một trường hợp là ông Cao Ngọc Trường ở thôn Quang Trung đi bắt cá tối 26/9 trên các đoạn sông thôn Làng Mài. Sáng 27/9, gia đình mất liên lạc với ông Trường và nghi bị nước cuốn trôi. Hiện công việc tìm kiếm đang được tiến hành dọc sông Hân.

Bên cạnh đó, nhiều đoạn đường trên địa bàn huyện này cũng bị chia cắt, một số thôn bị cô lập. Toàn huyện có 55ha lúa bị ngập; các đường giao từ thị trấn Yên Cát đi xã Thanh Quân đoạn qua xã Cát Vân bị sạt lở; một số tuyến đường liên thôn, liên xã bị ngập gây chia cắt...

Ngoài ra, một số điểm sạt lở trên núi tại xã Thiết Kế (huyện Bá Thước) có nguy cơ uy hiếp an toàn, tính mạng của người dân.

Mưa lũ cũng đã làm ngập 19 vị trí gây tắc đường qua địa phận các huyện: Nông Cống, Yên Định, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Trên các tuyến tỉnh lộ như: 523E, 506, 520D, 514, 505B, 519 sạt lở ta luy dương ở 14 vị trí với khối lượng khoảng 950m3.

Ngay tại thành phố Thanh Hoá, nhiều tuyến đường cũng bị biến thành sông vì ngập nặng, khiến người dân và học sinh đi lại rất khó khăn...

Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản số 14417/UBND-NN về triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Hiện, các địa phương đang tập trung chỉ đạo, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, sớm ổn định đời sống và sản xuất cho Nhân dân.