Phương pháp ecmo là gì

Chiều 19/3, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ định can thiệp ECMO với "bệnh nhân 19", là bác ruột của "bệnh nhân 17", do tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh.

Phương pháp ecmo là gì

Hình minh họa hoạt động của ECMO. Ảnh: JACC.

ECMO là gì?

ECMO - Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation) là phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, sử dụng một hệ tuần hoàn để thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài của cơ thể nhằm hỗ trợ và duy trì chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.

Trong đó, tuần hoàn ngoài cơ thể là một kỹ thuật nhằm thay thế tạm thời chức năng tim và phổi khi cần phải thực hiện các ca phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế các cấu trúc tim mạch hoặc mạch máu lớn trong cơ thể.

Tuần hoàn ngoài cơ thể được thực hiện nhờ vào các máy tim phổi nhân tạo và phải được điều khiển bởi các bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành, có nghiệp vụ chuyên môn cao.

Đây là một hệ thống nửa kín, có thể thay thế hoàn toàn chức năng tim phổi của bệnh nhân nhờ vào hệ thống bơm phối hợp với hệ thống trao đổi khí được nối với bồn chứa ống dẫn, cannula và tim của bệnh nhân.

Hệ thống này sẽ tạo ra sự thay đổi về sinh lý trong cơ thể mà sự thay đổi này được kiểm soát có chủ động như huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch hệ thống, áp lực tĩnh mạch phổi, các thành phần trong máu, áp lực riêng phần CO2, O2, N2 và thân nhiệt. Từ đó dẫn đến các phản ứng tự điều chỉnh và tự bảo vệ cơ thể của bệnh nhân.

Tuần hoàn ngoài cơ thể có thể thay thế hoàn toàn hoặc hỗ trợ một phần hoạt động của hệ tim phổi, hoặc cũng có thể là thay thế hoàn toàn nhưng đặt cùng lúc nhiều cannula ở nhiều vị trí khác nhau kết hợp với ngừng tuần hoàn tạm thời.

Nguyên lý hoạt động của ECMO

Hệ thống ECMO được kết nối với cơ thể bệnh nhân qua các ống nhựa (ống cannula) được đặt trong các động mạch, tĩnh mạch lớn ở chân, cổ và ngực.

Hệ thống máy ECMO lấy máu từ cơ thể bệnh nhân bơm qua màng trao đổi oxy của hệ thống phổi nhân tạo. Tại đây, dịch thẩm tách chạy xung quanh màng tạo nên sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu và nồng độ là điều kiện để diễn ra quá trình trao đổi dịch và các chất hòa tan, đồng thời quá trình này cũng làm tăng lượng oxy trong máu và giúp đào thải bớt carbon dioxide ra ngoài.

Sau đó, bằng việc sử dụng một lực bơm bằng với sức co bóp của tim, ECMO lại giúp đưa máu đã qua trao đổi khí và chất trở về với hệ tuần hoàn của cơ thể.

Có hai cấu hình trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể là tĩnh mạch-tĩnh mạch và tĩnh mạch-động mạch. Cấu hình tĩnh mạch - động mạch được sử dụng nhằm đảm bảo cả về trao đổi khí và hỗ trợ huyết động. Còn cấu hình tĩnh mạch-tĩnh mạch sử dụng chủ yếu để đảm bảo nhu cầu về oxy và thể tích tuần hoàn cho cơ thể.

Mô phỏng hoạt động của máy thở (trước) và ECMO (sau). Video: Texas Children’s Hospital.

Khi nào cần can thiệp ECMO?

Đối tượng cần sử dụng ECMO là những bệnh nhân mắc bệnh lý nặng, có nguy cơ ngừng hô hấp hoặc ngừng tuần hoàn, đe dọa đến tính mạng.

ECMO được sử dụng khi phổi không có đủ khả năng cung cấp oxy cho cơ thể ngay cả khi đã cho hỗ trợ thở máy oxy ví dụ như trường hợp viêm phổi nặng có biến chứng suy hô hấp, hay bệnh nhân chẩn đoán phù phổi cấp kèm theo biểu hiện suy hô hấp nặng...

Hoặc khi phổi không thể thải trừ carbon dioxide ngay cả khi đã có sự hỗ trợ từ máy thở, hoạt động bơm của tim không đủ cung cấp máu cho cơ thể.

Hoặc có thể chỉ định áp dụng cho những trường hợp bị bệnh lý về tim phổi và đang trong thời gian chờ nội tạng để được cấy ghép.

Vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành cộng một người bệnh nguy kịch bằng việc ứng dụng kỹ thuật Tim phổi nhân tạo (ECMO).

Đó là trường hợp người bệnh nam (29 tuổi), tiền sử khỏe mạnh. Người bệnh có uống 43 viên Amlodipine 5mg và được đưa vào Khoa Cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, choáng váng. Rất nhanh sau đó người bệnh xuất hiện tình trạng vật vã, kích thích, tụt huyết áp, suy hô hấp nặng. Tại Khoa Cấp cứu, người bệnh được chỉ định đặt ống nội khí quản, thở máy, dùng các thuốc vận mạch duy trì huyết áp và các điều trị theo phác đồ điều trị ngộ độc thuốc Amlodipin. Tuy nhiên, người bệnh diễn biến rất nặng, huyết áp tụt sâu phải duy trì vận mạch liều cao, tổn thương phổi nặng (P/F 61 mặc dù đã được thở máy với FiO2 100%, SpO2 chỉ đạt tối đa 60%). Người bệnh được chuyển Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc điều trị trong tình trạng hôn mê, thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phụ thuộc vận mạch liều cao, tổn thương phổi nặng.

Phương pháp ecmo là gì
Hình ảnh tổn thương phổi của người bệnh trước khi đặt ECMO

Phương pháp điều trị

Tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, mặc dù người bệnh đã được điều trị tối ưu bằng thở máy ARDSnet, lọc máu liên tục tuy nhiên tình trạng oxy hóa máu chưa cải thiện được nhiều, P/F 70 với FiO2 100%, SpO2 chỉ đạt tối đa 68% kèm theo huyết áp tụt sâu. Đứng trước tình huống đó, người bệnh đã được hội chẩn toàn khoa đưa ra chỉ định dùng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO) để điều trị hỗ trợ tim phổi cho bệnh nhân. BS. Bùi Xuân Khánh trực tiếp trao đổi với người nhà về tình trạng người bệnh cần can thiệp kỹ thuật tim phổi nhân tạo ECMO và những chi phí điều trị. Bố người bệnh đã hoàn toàn tin tưởng vào đội  ngũ bác sỹ của khoa và nhất trí sử dụng kỹ thuật này cho con trai mình.

Phương pháp ecmo là gì
Người bệnh được chạy ECMO, thở máy, lọc máu liên tục tại Khoa HSTC-CĐ

Sau khi được đặt ECMO người bệnh được tiếp tục duy trì an thần, thở máy, lọc máu liên tục, kháng sinh, điều chỉnh tình trạng rối loạn toan kiềm, cân bằng nước điện giải, điều chỉnh tình trạng suy sụp tuần hoàn do ngộ độc thuốc chẹn kênh calci. Sau 3 ngày tình trạng oxy hóa của người bệnh dần cải thiện, chỉ số P/F 152, người bệnh đã dừng được thuốc vận mạch, tình trạng suy đa tạng dần cải thiện.

Sau 7 ngày điều trị người bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, được hội chẩn và quyết định tiến hành cai ECMO, dừng lọc máu liên tục tiếp tục duy trì thở máy, kháng sinh, điều chỉnh toan kiềm, dinh dưỡng.

Phương pháp ecmo là gì
Hình ảnh Xquang phổi của người bệnh cải thiện sau 5 ngày đặt ECMO

Sau 10 ngày người bệnh được tiến hành cai thở máy, tiếp tục điều trị hỗ trợ phục hồi chức năng hô hấp, tình trạng lâm sàng của người bệnh tiến triển tốt và dự kiến ra viện trong một vài ngày tới.

Phương pháp ecmo là gì
Người bệnh hồi phục hoàn toàn sau 10 ngày điều trị tích cực

Bác sĩ CKI Bùi Xuân Khánh, Phó TK Hồi sức tích cực – Chống độc, người trực tiếp tham gia đặt ECMO cho người bệnh chia sẻ: Mặc dù hai kíp ECMO đã được đào tạo bài bản và tham gia thực hiện nhiều case ECMO tại các Bệnh viện tuyến TW, nhưng đây là lần đầu tiên e kíp làm chủ kỹ thuật này tại Bệnh viện tỉnh mà không có sự hỗ trợ của các chuyên gia nên ban đầu cũng không tránh khỏi những lo lắng, tuy nhiên trước sự tin tưởng của gia đình người bệnh, sự động viên khích lệ của lãnh đạo khoa, case bệnh đã thành công ngoài mong đợi, điều này đánh dấu một bước phát triển mới của Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cũng như chuyên ngành Hồi sức cấp cứu của toàn tỉnh Phú Thọ. Nhìn người bệnh hồi phục hoàn toàn, mỉm cười là quả ngọt cho những nỗ lực ngày đêm không biết mệt mỏi của tập thể y bác sỹ của Khoa.

ECMO là gì?

Theo Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thanh Mai, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc chia sẻ: “Kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO) là kỹ thuật cao, chuyên sâu hiện chỉ được thực hiện tại các Bệnh viện tuyến TW, rất ít Bệnh viện tuyến tỉnh trong cả nước thực hiện được kỹ thuật này. Để không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, giúp cho người dân có thể điều trị các kỹ thuật chuyên sâu ngay tại bệnh viện tuyến tỉnh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã đề xuất với Ban giám đốc Bệnh viện cử 2 kíp đi đào tạo tại các Bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới TW… Sau khi được cử đi đào tạo, các bác sĩ của Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã hoàn toàn tự tin và làm chủ kỹ thuật khó và chuyên sâu này. Hy vọng trong thời gian tới với sự quan tâm của Ban giám đốc Bệnh viện, sự tin tưởng của người bệnh vào đội ngũ y bác sỹ của Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, sẽ có nhiều người bệnh được điều trị thành công nhờ kỹ thuật này”.

Kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO)