Pareto diagram là gì

Trong nhà máy sản xuất, khi số lượng phế phẩm hay hiện tượng sản phẩm không đạt quá nhiều, không biết lấy sự cố nào để giải quyết trước, dùng biểu đồ Pareto để phân rõ phần trăm từng loại lỗi phế phẩm, xác định loại lỗi nào cần ưu tiên giải quyết trước. Biểu đồ Pareto là biểu đồ rất tiện lợi dùng để phát hiện một cách chính xác, khách quan vấn đề quan trọng nhất, quyết định các hoạt động cải tiến.

Bạn đang xem: Pareto chart là gì

Cách lập biểu đồ Pareto Trình tự lập biểu đồ Pareto được chia thành 8 bước lớn:

Bước 1: Phân loại các lỗi tạo thành phế phẩm hay phân loại các hiện tượng không đạt chất lượngBước 2: Quyết định kỳ hạn tóm tắt thành biểu đồ ParetoBước 3: Lấy dữ liệu theo các loại lỗi đã phân loạiBước 4: Ghi tỷ lệ vào giấy dùng vẽ biểu đồBước 5: Vẽ biểu đồ cột theo thứ tự độ lớn của dữ liệuBước 6: Chấm điểm các giá trị lũy tích, nối các điểm thành đườngBước 7: Ghi nguồn gốc dữ liệu, tên biểu đồ Bước 8: Ghi những vấn đề đọc được từ biểu đồ Pareto.

Bước 1: Phân loại các lỗi tạo thành phế phẩm hay phân loại các hiện tượng không đạt chất lượng Phân loại các lỗi cho phù hợp với mục đích điều tra lỗi. Có thể thay đổi cách phân loại khác nhau: trong trường hợp đã vẽ xong biểu đồ Pareto nhưng không thể tìm thấy được yếu tố nào nổi bật thì phải thay đổi cách phân loại. Cách phân loại thường dùng là theo nội dung hiện tượng phế phẩm, phân biệt theo nơi phát sinh, thời gian phát sinh, đặctính, máy móc, công đoạn, phươn gphaps thao tác, nguyên liệu v.v..

Bước 2: Quyết định kỳ hạn tóm tắt thành biểu đồ Pareto

Kỳ hạn chọn có thể là một ngày, một tuần, một tháng, một năm.

Xem thêm: Cách Xem Tỷ Giá Liên Ngân Hàng Là Gì ? 4 Loại Tỷ Giá Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Bước 3: Lấy dữ liệu theo các loại lỗi đã phân loại

Tính số lỗi và tính tỷ lệ lũy tích Ví dụ:

Pareto diagram là gì

Tính số lượng tích lũy và tỷ lệ tích lũy:

Tỷ lệ lỗi 1: = 14 lỗi/31 lỗi = 45% Tỷ lệ lỗi 1 và 2: = (14+8)/31 = 71%Tỷ lệ lỗi 1,2 và 3: = (14+8+3)/31 = 81% Tỷ lệ lỗi 1,2,3 và 4: = (14+8+3+2)/31 = 87%Tỷ lệ lỗi 1,2,3,4 và 5: = (14+8+3+2+2)/31 = 94%Tỷ lệ lỗi 1,2,3,4,5 và 6: = (14+8+3+2+2+1)/31 = 97%Tỷ lệ lỗi 1,2,3,4,6 và 7: = (14+8+3+2+2+1+1)/31 = 100%

Bước 4: Ghi tỷ lệ vào giấy dùng vẽ biểu đồ Vẽ vào giấy theo trục hoành, tỷ lệ các yếu tố có giá trị lớn trước (không để khoảng cách giữa các cột ghi tên lỗi), thường lấy từ 5 đến 10 lỗi để phân loại. Nên vẽ chiều dài trục tung và trục hoành gần bằng nhau. Đối với trục tung, thường chọn đơn vị là thời gian hoặc số lần phát sinh. Tuy nhiên, nếu số lần phát sinh nhiều giá trị sản phẩm lỗi thấp thì có giải quyết được lỗi cũng không đạt hiệu quả cao. Do đó, có thể chọn đơn vị là số tiền.

Pareto diagram là gì

Bước 5: Vẽ biểu đồ cột theo thứ tự độ lớn của dữ liệu Sau khi vẽ xong các lỗi có dữ liệu đã tổng kết,thứ tự từ trái sang phải tương ứng với các lỗi nhiều dữ liệu (nhiều lỗi hoặc tốn nhiều chi phí).

Pareto diagram là gì

Bước 6: Chấm điểm các giá trị tích lũy và nối thành đường. Chấm các điểm của giá trị tích lũy và nối thành đường, gọi là đường cong tích lũy. Sau khi vẽ tỷ lệ vào trục tung bên phải, điểm cuối cùng của đường cong này phải ở mức 100%.

Pareto diagram là gì

Bước 7: Ghi nguồn gốc dữ liệu, tên biểu đồ

Pareto diagram là gì

Bước 8: Ghi những điểm đọc được từ biểu đồ Pareto

Ví dụ: để giảm số lỗi trong tháng 7, trước tiên phải giải quyết lỗi “Có vết bẩn”… (Xem phần 2: Cách sử dụng biểu đồ Pareto trong quản lý sản xuất)

Pareto Chart là gì? Đó là một dạng biểu đồ, đồ thị trực quan dùng để biểu thị các nguyên nhân của 1 vấn đề cụ thể và sẽ được sắp xếp theo mức độ giảm dần.

Đang xem: Pareto chart là gì

Biểu đồ Pareto Chart là một trong những loại biểu đồ được sử dụng rộng rãi trong ngành kinh tế cũng như trong các nghiên cứu trực quan khác thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề.

Loại biểu đồ này được các doanh nghiệp sử dụng, biểu thị cho các dữ liệu thu thập được và được sắp xếp từ cao đến thấp. Mục đích chính là chỉ ra được những vấn đề nào cần phải được ưu tiên hàng đầu.

Dựa vào điều này, tổ chức/cá nhân có thể dễ dàng tập trung giải quyết các vấn đề nào đang bị ảnh hưởng lớn nhất. Những vấn đề nhỏ hơn sẽ được giải quyết sau theo thứ tự cụ thể đã được xác định trên biểu đồ. Như vậy, hiệu quả công việc sẽ được tối ưu hơn so với việc tập trung toàn lực để giải quyết tất cả vấn đề trong cùng 1 thời điểm.

Việc phân tích biểu đồ Pareto Chart được áp dụng trên nguyên tắc 80 – 20. Có nghĩa là theo nghiên cứu, thì 80% các vấn đề bị ảnh hưởng lớn nhất sẽ đến từ 20% các nguyên nhân chủ yếu. Đây cũng chính là kỹ thuật phân tích biểu đồ Pareto Chart.

Hiểu theo một cách khác, thì việc thực thi 20% công việc sẽ giúp chúng ta đạt được 80% lợi ích so với việc thực hiện toàn bộ công việc đang tồn đọng. 80% các vấn đề lớn nhất sẽ đến từ 20% những nguyên nhân hàng đầu.

Nguyên lý này không phải ngẫu nhiên mà có. Nó đã được nghiệm chứng qua hàng loạt biểu đồ phân tích của hàng triệu doanh nghiệp tính đến thời điểm hiện tại. Với nguyên lý này, nhà quản lý có thể tập trung giải quyết nhanh nhất các rủi ro lớn nhất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ dự án. Từ đó công việc và những tồn đọng cũng được giải quyết theo cách nhanh nhất có thể.

Ý nghĩa của Pareto Chart là gì?

Ý nghĩa của biểu đồ Pareto Chart là gì đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung? Dựa vào bảng biểu đồ hình cột, chúng ta có thể thấy được nó biểu thị rõ nét các mục tiêu cũng như các vấn đề mà doanh nghiệp cần tập trung giải quyết.

Thông qua việc thống kê thứ tự công việc từ cao đến thấp, rõ ràng doanh nghiệp sẽ biết được việc nào nên được ưu tiên đầu tiên. Việc nào ít quan trọng hơn sẽ giải quyết sau đó.

Tối ưu hóa việc giải quyết vấn đề không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết hiệu quả từng sự cố hay rủi ro một. Nó còn giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm mục tiêu cụ thể, đọc vị vấn đề chính xác và vì vậy, việc giải quyết vấn đề cũng hiệu quả, chính xác, tiết kiệm tối đa tiền bạc, thời gian hơn.

Tập trung vào các mục tiêu lớn và ưu tiên giải quyết chúng luôn là mấu chốt để thành công cho nhiều doanh nghiệp. Những thay đổi lớn nhất sẽ góp phần không nhỏ tạo nên những biến động tích cực cho tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Mục đích của Biểu đồ Pareto là để minh họa một cách trực quan các yếu tố quan trọng nhất của một vấn đề cụ thể.

Biểu đồ Pareto Chart được sử dụng trong điều kiện nào?

Không phải mọi trường hợp đều có thể sử dụng biểu đồ Pareto Chart để giải quyết. Tuy nhiên, trong những trường hợp mà sự việc đa nhân tố thì biểu đồ Pareto Chart sẽ cho thấy hiệu quả đặc biệt tích cực.

Xem thêm: Tải Game Trang Điểm Công Chúa Cho Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Việc ứng dụng biểu đồ vào phân tích dữ liệu và xử lý vấn đề giúp doanh nghiệp có thể chọn được nên giải quyết vấn đề ưu tiên nào. Từ đó, việc quản lý nguồn lực cũng sẽ hiệu quả hơn.

Trong trường hợp doanh nghiệp xác định được các vấn đề lớn, cũng như phát hiện được những nguyên nhân gây ra vấn đề nhưng không biết giải quyết từ đâu thì biểu đồ Pareto Chart sẽ là chọn lựa lý tưởng.

Xây dựng biểu đồ giúp doanh nghiệp từng bước cải tiến được hiệu suất công việc và có phương hướng giải quyết rắc rối thấu đáo, nhanh chóng nhất.

Lợi ích của Pareto Chart là gì?

Bất kỳ ai liên quan đến các dự án cải tiến và chuyên phụ trách xử lý công việc đều có lợi từ biểu đồ.

Với nhà lãnh đạo, biểu đồ sẽ là công cụ trao đổi thông tin hiệu quả nhất. Thông qua biểu đồ, lãnh đạo có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Lãnh đạo cũng đưa ra được các phương hướng xử lý tình huống và biết được mục đích, ý nghĩa mà các công việc đó hướng đến.

Với nhân viên, việc thực hiện công việc sẽ thuận lợi hơn. Các nhân viên được phân công công việc cụ thể, tập trung xử lý tốt các vấn đề, không cần lo lắng về hiệu suất công việc không đảm bảo.

Với doanh nghiệp, nguồn lực về tài chính và nhân sự sẽ được phân bổ hợp lý nhất. Việc tập trung giải quyết các vấn đề quan trọng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được các cơ hội cải tiến hoàn chỉnh, cũng như có được hiệu quả kinh doanh cao trong mọi trường hợp.

Các bước lập biểu đồ Pareto Chart

Với doanh nghiệp, tìm hiểu quy trình lập biểu đồ là rất quan trọng. Nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo theo sát mọi tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Để xây dựng được một biểu đồ Pareto Chart, bạn có thể thực hiện theo trình tự sau đây:

– Xác định rõ các dữ liệu cần thống kê, cách phân loại, thu thập dữ liệu như thế nào, các con số thống kê được là bao nhiêu…

– Sắp xếp các dữ liệu đó theo thứ tự từ lớn đến bé. Tính tỷ lệ % cho các vấn đề cần giải quyết.

– Vẽ biểu đồ hình cột bằng cách vẽ 1 trục hoành. Sau đó vẽ 2 trục tung ở đầu và cuối trục hoành. Trục bên trái biểu thị cho số lượng các vấn đề cần giải quyết, trục bên phải biểu thị cho % các sự cố đó. Vẽ theo thứ tự từ lớn đến nhỏ theo các thông số đã được thống kê.

– Ghi các con số đặc trưng lên bản đồ.

Thông qua bản đồ Pareto Chart, xác định các vấn đề ưu tiên cần được giải quyết và có thể bắt đầu lên phương án giải quyết.

Xem thêm: “Thuốc Nhuộm Tóc Màu Vàng Sáng, Top Màu Tóc Vàng Đẹp Nhất Năm 2021

Biểu đồ Pareto Chart đóng vai trò đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa với bất kỳ doanh nghiệp nào. Thậm chí, cá nhân mỗi người cũng có thể sử dụng bản đồ để có thể theo dõi công nợ, sắp xếp các công việc cá nhân. Hiểu đúng về Pareto Chart là gì sẽ giúp bạn có được cách xây dựng bản đồ đúng chuẩn và dễ dàng thực hiện các mục tiêu của mình.

Post navigation

Có thể bạn quan tâm