Oem key là gì

13/08/2020 - Ứng dụng

Khi sử dụng laptop, chúng ta thường nghe nhắc tới bản Win 10 OEM. Vậy Windows 10 OEM là gì? Nó có khác biệt gì so với Win 10 thường? Hãy tìm đáp án qua bài viết dưới đây thôi nào!

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ WINDOWS 10 OEM VÀ SỰ KHÁC BIỆT SO VỚI

WINDOWS 10 THƯỜNG

Windows 10 OEM và Windows 10 gần như giống hệt nhau về giao diện và cách thức hoạt động. Thường thì khi mua laptop mới, máy của bạn sẽ được cài đặt sẵn Windows 10 OEM. Vậy nó là phiên bản gì và có sự khác biệt gì so với Windows 10. Hãy cùng Sửa chữa Laptop 24h .com tìm hiểu ngay nào!

Windows 10 OEM là gì? Điểm khác biệt so với win thường

1. Định nghĩa về Windows 10 OEM

Windows 10 OEM là gì?  Trước hết, OEM là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer hoặc nhà sản xuất thiết bị gốc. Windows OEM được hiểu là một phiên bản Windows được Microsoft trang bị cho máy tính và chúng được sản xuất bởi các công ty OEM như Lenovo, Dell, Hp,...Khái niệm về Windows OEM thực sự không phải là thứ quá xa lạ bởi nó được phân phối gần vài thập kỷ qua.

Xét về tính năng và cách thức sử dụng, bản OEM hay bản thường đều giống nhau. Toàn bộ tính năng hay các bản cập nhật phần mềm đều có trên cả 2 bản. Và tương tự bản Win thường, OEM cũng đi kèm với 2 phiên bản là 32 - bit và 64 - bit.

2. Sự khác nhau giữa bản Windows 10 và bản thương mại [bản thông thường]

Windows 10 OEM chỉ được dùng cho một thiết bị
Đối với bản Windows OEM thì sản phẩm sẽ có một key riêng và được gắn với một thiết bị cụ thể. Trước đây, key của OEM thường được ghi ở phần dưới cùng thiết bị. Tuy nhiên với nhiều cải tiến nhằm giúp người dùng tránh được phiền toái khi phải bật và tắt thiết bị nhiều lần cũng như giảm thiểu cơ hội bị mất key bản quyền thì bây giờ nó đã được nhúng trực tiếp vào firmware của thiết bị. 

Windows 10 Home 64 bit bản OEM

- Trong trường hợp bạn thực hiện nâng cấp phần cứng lớn như bo mạch chỉ thì có thể bạn sẽ gặp phải sự cố trong việc kích hoạt lại Windows system builder. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc là bạn không thể nâng cấp phần cứng. Chúng ta vẫn có thể thay đổi hầu hết mọi thứ trừ bo mạch chủ bởi mã bản quyền được gắn lên đó. 
Giá thành của Windows 10 OEM rẻ hơn Mặc dù không có sự khác biệt nhau về bên ngoài và tính năng tuy nhiên bản Windows 10 OEM lại có mức giá thấp hơn so với bản thương mại. Lý do là bởi các nhà sản xuất thiết bị thường mua chúng với số lượng lớn nên Microsoft sẽ tính phí cấp phép thấp hơn cho họ.

Không có hỗ trợ kỹ thuật đối với Windows 10 OEM

Điều này có nghĩa là chúng ta không thể gọi cho đội hỗ trợ kỹ thuật của Microsoft để nhận được sự phản hồi. Song chúng ta vẫn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ thông qua các nhà sản xuất máy tính của mình bằng cách hỗ trợ riêng hay trợ giúp trên các diễn đàn trực tuyến. 

Windows 10 OEM không có bản nâng cấp


Có thể nói đây là sự khác biệt lớn nhất giữa bản thương mại và bản OEM của Win 10. Bởi nếu sử dụng bản OEM với Win 8 thì bạn không thể nâng cấp nó lên Win 10 mà phải cài đặt lại mọi thứ từ đầu. 

Windows 10 OEM không có bản nâng cấp

3. Cách để sử dụng Windows 10 OEM?

Theo nguyên tắc, Windows OEM sẽ được cài đặt bởi các nhà sản xuất CPU, PC,.. rồi mới bán lại cho khách hàng. Trường hợp bạn chưa muốn nâng cấp máy tính mới mà vẫn muốn sử dụng Win 10 OEM thì bạn có thể mua chúng trên các trang thương mại điện tử như Amazon hay Ebay để có được bản copy của Windows OEM. Tuy nhiên điều này còn thiếu các thông tin liên quan tới việc bạn có thể mua sản phẩm này với tư cách là người dùng cuối hay không. Tới nay, Microsoft vẫn chưa thực sự rõ ràng trong việc quy định điều khoản đối với bản Windows OEM dẫn tới việc còn gây ra nhiều tranh cãi xung quanh. Bởi vậy, nếu muốn có được sự tiện lợi và hỗ trợ tốt nhất, hãy sử dụng bản Windows 10 thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu vẫn nhất quyết muốn sử dụng bản OEM để giảm thiểu chi phí thì thì bạn cũng sẽ phải chấp nhận mất đi một số quyền lợi so với bản thường. 

Trên đây, Sửa chữa Laptop 24h.com đã giới thiệu tới bạn những kiến thức cơ bản về Windows 10 OEM và so sánh chúng với bản Windows 10 thương mại. Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quát, dễ hiểu nhất về Windows 10 OEM để ứng dụng vào thực tế. 


 

Đánh giá - Bình luận

Key Windows là một dãy chữ và số gồm 25 ký tự dùng để kích hoạt Windows. Key Windows được phân ra thành một số loại như key Retail, key MAK, key OEM, key KMS. Dưới đây là một số thông tin về các loại key Windows. Bạn có thể xem thêm cách kiểm tra bản quyền Windows Tại Đây.

Phân biệt các loại key

1. Key Retail

Là key Windows có được thông qua một cửa hàng bán lẻ được cấp phép. Retail version of Windows có thể được mua ở hai mức giá license, cụ thể là Full license và Upgrade license. Retail version of Windows license bao gồm hỗ trợ đầy đủ license từ Microsoft, và mỗi bản sao mua đi kèm với một mã khóa sản phẩm duy nhất [in trên bao bì sản phẩm], mà người dùng nhập vào trong khi cài đặt sản phẩm để hoàn tất việc kích hoạt trực tuyến hoặc qua điện thoại.

2. Key MAK

MAK[Multiple Activation Key] là phiên bản dành cho doanh nghiệp. Đây là key dùng để kích hoạt một hoặc một số lượng lớn máy cùng lúc bằng điện thoại hoặc trực tuyến thông qua hệ thống máy chủ KMS của Microsoft.

  • GVLK [Group Volume License Key]. Là một dạng của MAK. phương pháp hoạt động giống y hệt. Chỉ khác là Server KMS không phải là Server của Microsoft mà là 1 Server của người chủ key được Microsoft cấp chứng nhận hoạt động là quản lý bởi Microsoft.
  • CSVLK [Microsoft Customer Support Volume License Key]. Cũng là một dạng của MAK, giống y hệt GVLK [Group Volume License Key] nhưng thay vì Server của người chủ Key thì được thay bằng 1 Server ảo trên Microsoft Azure do Microst làm và quản lý trực tiếp.

3. Key OEM

OEM license [Original Equipment Manufacturer] là một phiên bản của Windows đi kèm với một máy tính mới có thương hiệu. OEM License có giới hạn là nó chỉ có thể thực hiện một clean install hoặc Custom install, nhưng không được phép nâng cấp [upgrade]

  • OEM: SLP Keys [System Locked Pre-installation]. Đây là dạng Key rất phổ biến trong các máy tính được cài đặt sẵn Windows hiện nay. Key chỉ được phát hành cho các nhà sản xuất lớn như Dell, Asus, Sony,HP,… Key này làm việc trên cơ sở chứng chỉ phần cứng BIOS SLIC. Và do đó đây là loại key duy nhất có thể kích hoạt bằng offline mà không cần liên hệ với Microsoft.
  • OEM: COA Keys [Certificate of Authentication ]. Chúng cũng là một key OEM và cần acrive trực tuyến hoặc gọi điện. Key này hoạt động trên nền tảng file Cert. Nếu file Cert không hợp lí với key, key sẽ không hoạt động được. Với cơ chế này, Key hoạt động như một hình thức nhận biết sản phẩm phần mềm chính hãng. Nếu cần cài lại thì vẫn có thể active lại được nếu có file cert chuẩn. Dạng này có tại Windows XP, Windows Vista, Windows 7. Sau này dòng này bị loại bỏ và thay bởi OEM: SLP Keys.
  • OEM: NONSLP Keys [Non System Locked Pre-installation]. Bản này dành cho bán lẻ hoặc các nhà sản xuất phần cứng nhỏ lẻ, không thương hiệu, kích hoạt bằng ID thiết bị.

4. Key KMS [key 180 ngày]

Key Active KMS hoạt động y hệt GVLK [Group Volume License Key]. Tuy nhiên Server thường là Server Offline hoặc 1 máy chủ online không được Microsoft chứng nhận. Với hình thức kích hoạt này thì Windows sẽ có hạn sử dụng 6 tháng [180 ngày], hết 6 tháng thì phải kích hoạt lại.

Phân loại phương pháp hoạt động của key

1. Key active online [kích hoạt trực tuyến]

Key active online. Là key MAK hoặc Retail mà trên Server của Microsoft còn lượt còn lượt kích hoạt. Để kích hoạt bằng key active online thì yêu cầu máy tính phải được kết nối mạng. Bạn chỉ cần nhập key vào là Windows sẽ tự động được kích hoạt.

2. Key active by phone [kích hoạt qua điện thoại]

Là những key MAK hoặc Retail còn lượt kích hoạt online, nhưng do máy tính không có kết nối mạng nên bạn có thể thay thế kích hoạt online bằng cách kích hoạt quan điện thoại đối những key này.

Là những key MAK hoặc Retail đã hết lượt kích hoạt online, nhưng do máy chủ lưu lượt active và máy chủ active by phone không đòng bộ hóa ngay lập tức, nên có thể sử dụng những key này để kích hoạt by phone. Nhưng khi máy chủ được đồng bộ thì những key này sẽ bị khóa và không thể dùng để kích hoạt by phone được nữa.

3. Key active offline

Là những key OEM: SLP Keys [System Locked Pre-installation]. Key này làm việc trên cơ sở chứng chỉ phần cứng BIOS SLIC. Đây là loại key có thể kích hoạt bằng offline mà không cần liên hệ với Microsoft. Chỉ cần cài đúng phiên bản Windows, hệ thống sẽ tự động kích hoạt.

4. Key KMS 180 ngày

Là key được kích hoạt qua Server offline hoặc 1 máy chủ online không được Microsoft chứng nhận. Với hình thức kích hoạt này thì Windows sẽ có hạn sử dụng 180 ngày.

Mật khẩu giải nén [Pasword]: 123
➤ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link

Chia sẻ bài viết

Video liên quan

Chủ Đề