Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành như thế nào so với người lớn?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chất béo là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ em nói riêng và đối với cơ thể nói chung. Nhu cầu chất béo của trẻ em có thể khác nhau tùy theo độ tuổi và thể trạng.

Chất béo (hayLipid) là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của trẻ em. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo có chức năng tham gia vào các cấu trúc của cơ thể và thậm chí ở người trưởng thành, cơ thể có đến 18% - 24% trọng lượng cơ thể là chất béo.

Chất béo có mặt ở nhiều vị trí quan trọng của cơ thể như màng tế bào, các màng nội quan tế bào như ti thể, nhân,... do đó góp phần duy trì các hoạt động sống của tế bào. Không những vậy, chất béo còn có vai trò dự trữ năng lượng, điều hoạt các hoạt động và bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi về nhiệt độ ngoài môi trường.

Chức năng chính của chất béo là cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp cơ thể hấp thu – vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ. Thông thường, 1 gram chất béo có thể cung cấp cho cơ thể 9 kcal – gấp 2 lần so với chất đạm và chất đường bột. Chất béo cũng là dung môi cho các vitamin thiết yếu nhưvitamin A,vitamin D,vitamin Evitamin K.

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành như thế nào so với người lớn?

Chất béo đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể

Tại Việt Nam, Viện Dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế khuyến nghị người trưởng thành nên tiêu thụ chất béo hàng ngày từ 18% đến 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Tuy nhiên, đối với trẻ em, nhu cầu chất béo hàng ngày cần phải tiêu thụ là cao hơn so với lượng khuyến nghị.

Cụ thể, đối với nhóm trẻ sơ sinh đang bú mẹ, có đến 50% - 60% năng lượng của bé đều đến từ chất béo trong sữa mẹ, nên trẻ em dưới 6 tháng cần phảibú sữa mẹ hoàn toàn, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu chất béo ở trẻ.

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh dưới 6 tháng cần phải được ăn thức ăn thay thế sữa mẹ, thì lượng chất béo phải đạt ít nhất 40% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn.

Ở trẻ em từ 6 tháng đến 11 tháng tuổi, tỷ lệ chất béo cần đạt khoảng 40% tổng năng lượng cho lứa tuổi và đối với trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, con số này dao động từ 35% đến 40%.

Để giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc tính toán thành phần chất béo cho khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, bảng dưới đây sẽ quy nhu cầu chất béo ở trẻ thành đơn vị gram/ngày:

Phụ huynh cần lưu ý rằng, cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi có xu hướng phát triển rất nhanh và acid arachidonic là một loại acid béo thiết yếu cho quá trình này. Acid Arachidonic có nhiều trong mỡ động vật. Do đó, các nhà dinh dưỡng khuyến nghị tỷ lệchất béo động vậtchất béo thực vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên là 70% : 30%.

Tuy nhiên, khi trẻ đã bắt đầu đi học, việc kiểm soát lượng chất béo hàng ngày là cần thiết để hạn chế tình trạng thừa cân-béo phì.

Nhu cầu chất béo ở trẻ nếu như không được đáp ứng đầy đủ, nguy cơ trẻ em bị suy dinh dưỡng là rất cao do không thể hấp thụ các loại vitamin cần thiết, năng lượng suy yếu, ... và cơ thể trở nên mệt mỏi.

Tuy nhiên, việc đáp ứng quá mức nhu cầu chất béo cũng có mặt trái, đó là chứng béo phì ở trẻ em. Trong thời gian gần đây, có đến khoảng 25% trẻ em/thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia bị thừa cân hoặc bị béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ cho nhiều chứng bệnh nghiêm trọng hơn như hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,...

Bên cạnh vấn đề về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bé cũng có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực.Trẻ thừa cân/béo phì gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp xúc những đứa trẻ khác và rất khó tham gia vào hoạt động thể thao. Cảm giác xấu hổ, chán nản,... sẽ khiến trẻ thu mình lại và ngày càng ít giao tiếp hơn, thậm chí có thể gây ra chứng tự kỷ, trầm cảm ở trẻ em.

Quản lý chất béo trong khẩu phần ăn nhằm phòng tránh tình trạng béo phì ở trẻ em

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành như thế nào so với người lớn?

Việc kiểm soát lượng chất béo giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ

Để đảm bảo lượng chất béo bạn cung cấp cho trẻ có giá trị dinh dưỡng cao cũng như kiểm soát tốt cân nặng của bé, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn vặt/thức ăn nhanh có nguồn calo cao nhưng giá trị dinh dưỡng kém.
  • Khuyến khích và hỗ trợ bé thực hiện các hoạt động thể chất để đốt cháy lượng chất béo bên trong cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất và tăng cân lành mạnh.
  • Không nên để bé xem TV, chơi máy tính quá nhiều vì điều này sẽ hình thành thói quen thụ động, lười tập thể dục của bé.

Nhìn chung, việc đáp ứng tốt nhu cầu chất béo ở trẻ theo từng độ tuổi sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng mạnh mẽ và an toàn của trẻ, hạn chế được các nguy cơ sức khỏe lâu dài.

Tình trạng thiếu chất béo hoặc thừa chất béo đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn dinh dưỡng quan trọng này.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Vai trò của vitamin A đối với sức khỏe của trẻ em

XEM THÊM:

Sống lành mạnh trở nên đặc biệt quan trọng khi bạn già đi. Sự lão hóa sẽ dẫn đến nhiều thay đổi, như thiếu hụt dinh dưỡng, giảm chất lượng sống và sức khỏe kém. Người lớn tuổi cần ăn thực phẩm và uống các chất bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng khoa học.

Lão hóa sẽ dẫn đến một loạt các thay đổi trong cơ thể, bao gồm mất cơ bắp, da mỏng hơn và ít axit dạ dày. Một số thay đổi này có thể khiến bạn dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Các nghiên cứu đã ước tính rằng 20% ​​người cao tuổi bị viêm teo dạ dày - một tình trạng viêm mãn tính đã làm hỏng các tế bào sản xuất axit dạ dày. Axit dạ dày thấp có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin B12, canxi, sắt và magiê.

Lão hóa cũng ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡngcalo. Cụ thể, người lớn tuổi cần nhận được nhiều chất dinh dưỡng, nhưng phải ít calo hơn. Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau và dùng viên uống bổ sung là cách giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khoa học. Các chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng khi bạn già đi bao gồm: protein, vitamin D, canxi và vitamin B12.

Một vấn đề khác mà người có tuổi có thể gặp phải là giảm khả năng nhận biết các giác quan quan trọng, như đói và khát. Điều này khiến bạn dễ bị mất nước và sụt cân không chủ ý. Người càng lớn tuổi, thì khả năng nhận biết đói và khát càng giảm nghiêm trọng.

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành như thế nào so với người lớn?

Khi về già, cơ thể cần bổ sung nhiều hơn vitamin D

Nhu cầu calo hàng ngày của một người phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, khối lượng cơ bắp, mức độ hoạt động và một số yếu tố khác.

Người lớn tuổi bị giảm cơ bắp, ít di chuyển và vận động hơn, nên sẽ cần ít calo để duy trì cân nặng. Nếu vẫn tiếp tục ăn cùng một lượng calo mỗi ngày như khi còn trẻ, bạn sẽ dễ tích tụ chất béo, đặc biệt là quanh vùng bụng. Rõ rệt nhất là ở phụ nữ mãn kinh, sự suy giảm nồng độ estrogen trong giai đoạn này có thể thúc đẩy lưu trữ mỡ bụng.

Mặc dù cần ít calo hơn, nhưng người lớn tuổi phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn so với người trẻ tuổi. Vì vậy, ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như trái cây, rau, cá và thịt nạc, sẽ giúp người già chống lại sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, mà không làm tăng mỡ bụng.

Người già thường bị mất cơ bắp và sức mạnh. Trên thực tế, người trưởng thành sau 30 tuổi trung bình mất 3 - 8% khối lượng cơ bắp mỗi 10 năm. Đây được gọi là hội chứng thiểu cơ hay teo cơ người già - nguyên nhân chính khiến người cao tuổi yếu đuối, gãy xương và có sức khỏe kém.

Ăn nhiều protein có thể giúp cơ thể bạn duy trì cơ bắp và chống lại chứng thiểu cơ. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều chất đạm hàng ngày sẽ mất khối lượng cơ ít hơn 40%.

Ngoài ra, ăn hoặc uống bổ sung protein có thể làm chậm tốc độ mất cơ bắp, tăng khối lượng và giúp xây dựng nhiều cơ bắp hơn. Hơn nữa, kết hợp chế độ ăn giàu protein với tập thể dục là cách hiệu quả nhất để chống lại chứng teo cơ người già.

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành như thế nào so với người lớn?

Chế độ ăn giàu protein giúp chống lại chứng teo cơ người già.

Táo bón là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở người cao tuổi, nhất là nữ giới trên 65. Những người ở độ tuổi này có xu hướng ít di chuyển và phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau, dẫn đến tác dụng phụ là táo bón.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng chất xơ giúp kích thích nhu động ruột ở những người bị táo bón. Nhờ đặc tính đi qua ruột mà không tiêu hóa, chất xơ có thể giảm táo bón bằng cách hình thành phân và thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên.

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất xơ còn có thể ngăn ngừa bệnh túi thừa (diverticular disease) - khi túi nhỏ nằm dọc theo thành đại tràng bị nhiễm trùng hoặc viêm sưng. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi và thường được xem là một căn bệnh do chế độ ăn phương Tây, ảnh hưởng đến một nửa người trên 50 tuổi ở các nước này.

Ngược lại, bệnh túi thừa hầu như không xuất hiện ở những quốc gia thường ăn nhiều chất xơ. Ví dụ, bệnh chỉ ảnh hưởng đến dưới 0,2% số người ở Nhật Bản và Châu Phi.

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành như thế nào so với người lớn?

Ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ có lợi cho người lớn tuổi

Canxi và vitamin D là hai chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sức khỏe của xương. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương khỏe mạnh, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi.

Tuy nhiên người lớn tuổi lại hấp thụ ít canxi hơn từ chế độ ăn uống. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ruột có xu hướng hấp thụ ít canxi hơn theo tuổi tác.

Việc giảm hấp thu canxi cũng có thể là do thiếu vitamin D, vì lão hóa sẽ khiến cơ thể sản xuất chất này kém hiệu quả. Cơ thể bạn tạo ra vitamin D từ cholesterol trong da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, lão hóa làm cho da mỏng hơn, dẫn đến giảm khả năng tạo vitamin D.

Những thay đổi này khiến người già không nhận đủ canxi và vitamin D, thúc đẩy mất xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Để chống lại tác động của lão hóa đến mức vitamin D và canxi, bạn cần phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng này thông qua các loại thực phẩm và viên uống bổ sung. Chế đô ăn có nhiều canxi bao gồm sản phẩm từ sữa và rau lá xanh đậm. Trong khi đó, vitamin D được tìm thấy trong nhiều loại cá, chẳng hạn như cá hồi và cá trích.

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành như thế nào so với người lớn?

Bổ sung canxi từ sữa giúp chống lão hóa

Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, còn được gọi là cobalamin, rất cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì chức năng não khỏe mạnh.

Tuy nhiên, các nghiên cứu ước tính rằng 10 - 30% người trên 50 tuổi bị giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 từ chế độ ăn uống. Theo thời gian, điều này có thể gây ra thiếu hụt vitamin B12.

Vitamin B12 trong chế độ ăn uống gắn với protein thực phẩm. Trước khi được cơ thể sử dụng, axit dạ dày phải giúp cobalamin tách ra khỏi các protein này. Nhưng người già có thể bị giảm sản xuất axit dạ dày, dẫn đến việc hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm ít hơn.

Ngoài ra, những người theo chế độ ăn chay thường thiếu đi nguồn vitamin B12 có nhiều trong thực phẩm động vật, như trứng, cá, thịt và sữa. Vì vậy, người già cần bổ sung thêm vitamin B12 tinh thể, không liên kết với protein thực phẩm. Nhờ đó, dù sản xuất axit dạ dày ít hơn bình thường vẫn có thể hấp thụ được đầy đủ

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành như thế nào so với người lớn?

Người già cần tăng cường vitamin B12 thông qua thực phẩm

Một số chất dinh dưỡng khoa học khác có thể mang đến lợi ích sức khỏe cho người già, bao gồm:

  • Kali: Giúp giảm nguy cơ mắc phải các vấn để thường gặp ở người cao tuổi, như cao huyết áp, sỏi thận, loãng xương và bệnh tim;
  • Axit béo omega-3: Có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi, như huyết áp cao và triglyceride;
  • Magiê: Là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể, nhưng người cao tuổi dễ bị thiếu hụt do ăn uống kém, uống nhiều thuốc và giảm chức năng đường ruột;
  • Sắt: Thiếu hụt sắt thường gặp ở người cao tuổi, có thể gây thiếu máu (máu không cung cấp đủ oxy cho cơ thể).

Hầu hết các nhu cầu dinh dưỡng này có thể được bổ sung từ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, cá và thịt nạc. Tuy nhiên, những người ăn chay cần dùng thêm viên uống bổ sung sắt hoặc omega-3 - hai nhóm chất chủ yếu được tìm thấy trong thịt và cá.

Nước chiếm khoảng 60% cơ thể, nhưng chúng ta sẽ liên tục bị mất nước, chủ yếu qua mồ hôi và nước tiểu. Việc giữ nước là rất quan trọng, đặc biệt là khi người già dễ bị mất nước hơn.

Khi bạn già đi, những thụ thể phát hiện cơn khát - được tìm thấy trong não và khắp cơ thể, sẽ trở nên ít nhạy cảm hơn. Ngoài ra, chức năng giữ nước giúp cơ thể của thận cũng mất dần khi bạn già đi.

Mất nước trong thời gian dài có thể làm giảm chất lỏng trong các tế bào, giảm khả năng hấp thụ thuốc, làm xấu đi các tình trạng bệnh lý và tăng mệt mỏi. Người già cần nỗ lực uống đủ nước hàng ngày bằng cách uống 1 - 2 ly nước trong mỗi bữa ăn, và luôn mang theo một chai nước bên mình.

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành như thế nào so với người lớn?

Cơ thể dễ mất nước qua nước tiểu

Nếu giảm sự thèm ăn không được giải quyết, có thể dẫn đến sụt cân ngoài ý muốn và thiếu hụt dinh dưỡng. Mất cảm giác ngon miệng cũng liên quan đến sức khỏe kém và nguy cơ tử vong cao hơn.

Các yếu tố có thể khiến người cao tuổi giảm thèm ăn bao gồm:

  • Thay đổi hormone: Người già có nồng độ hormone đói (ghrelin) thấp hơn và hormone no (cholecystokinin và leptin) cao hơn, nghĩa là họ ít bị đói và cảm thấy no nhanh;
  • Giảm vị giác và khứu giác;
  • Thay đổi hoàn cảnh sống;
  • Mất răng;
  • Sự cô đơn, trầm cảm;
  • Bệnh tiềm ẩn;
  • Tác dụng phụ của thuốc.

Hãy thử chia bữa ăn thành những phần nhỏ hơn và ăn thường xuyên sau mỗi vài giờ. Đồng thời, cố gắng thiết lập thói quen ăn nhẹ lành mạnh với hạnh nhân, sữa chua và trứng luộc, giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khoa học và lượng calo hợp lý.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM: