Nhà vua thử tài thông minh của em be lần đầu tiên bằng cách nào

1. Thể loại: Truyện cổ tích

2. Tóm tắt truyện

Nhà vua thử tài thông minh của em be lần đầu tiên bằng cách nào

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Vua sai một viên quan đi tìm người tài giỏi giúp nước. Mặc dù mất công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa tìm được người nào thật lỗi lạc. Một hôm, viên quan gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu hỏi oái oăm "Trâu của lão một ngày cày được mấy đường" ; cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại: ngựa của viên quan đi một ngày được mấy bước.

Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban: cho ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh cho làng làm cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ. Em bé đã tìm cách được gặp vua, khóc tâu vua bắt bố cậu phải đẻ được em cho cậu bé. Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Tuy nhiên, vua quyết thử tài em bé lần ba bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé giải bằng cách đưa lại cho sứ giả chiếc kim và về tâu vua xin rèn chiếc kim thành con dao để xẻ thịt chim. Từ đó, vua phục hẳn.

Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn dò xem bên này có nhân tài hay không bằng cách sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.

Em bé được phong là trạng nguyên. Vua còn sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.

3. Loại truyện cổ tích và nhân vật

Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh.

4. Chủ đề

Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian.

5. Bố cục

Truyện chia làm bốn phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến "về tâu vua"): Giới thiệu về chú bé thông minh.
  • Phần 2 (tiếp đến "ăn mừng với nhau"): Tài thông minh của chú bé giúp dân làng thoát nạn.
  • Phần 3 (tiếp đến "ban thưởng rất hậu"): Chú bé được vua ban thưởng nhờ tài thông minh.
  • Phần 4 (còn lại): Chú bé được phong trạng nguyên.

NỘI DUNG [edit]

1. Hình thức câu đố

Trong truyện cổ dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng, việc sử dụng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật trong truyện dân gian có những tác dụng:

  • Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất (theo truyện cổ dân gian, câu đố đóng vai trò quan trọng trong việc thử tài).
  • Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển.
  • Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe.

2. Sự mưu trí và thông minh của em bé qua các lần thử thách

  • Em bé đã trải qua bốn lần thử thách để thử tài trí thông minh:

STT

Người đố

Đối tượng so sánh với em bé

Câu đố

Cách em bé trả lời

Câu trả lời

Lần 1

Viên quan

Cha của em bé

Trâu một ngày cày được mấy đường?

Đố lại

Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?

Lần 2

Vua

Toàn thể dân làng

Nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con nghé.

Hỏi lại vua, dùng lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí mà vua đã đố

Thỉnh cầu nhà vua bắt bố đẻ em bé cho mình

Lần 3

Vua

Vua

Thịt một con chim sẻ dọn thành 3 mâm cỗ

Đố lại

Yêu cầu vua rèn một con dao từ một cây kim

Lần 4

Sứ thần

Vua, quan, đại thần, các ông trạng và các nhà thông thái

Xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài

Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố

Hát một bài hát với nội dung: buộc chỉ ngang lưng con kiến càng để nó bò sang phía đầu bên kia con ốc (đã được bôi mỡ)

  • Qua bốn lần thử thách, các thử thách sau lại khó hơn lần trước:

        - Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đối đáp" với sứ thần nước ngoài.

        - Nội dung và yêu cầu của câu đố ngày càng tăng độ oái oăm khiến những thành phần tham gia giải đó đều bất lưc (bố, dân làng, các đại thần). Từ đó, tài trí của em bé càng nổi rõ sự thông minh hơn người.

  • Những cách giải đố của cậu bé thông minh lí thú ở chỗ:

        - Đẩy thế bí về phía người ta câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

        - Những lời giải đố đều không dựa vào kiến thức sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống.

        - Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.

        - Những lời giải chứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người của chú bé. Ý nghĩa đề cao trí thông minh của loại nhân vật này càng bộc lộ rõ ở đây.

Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN [edit]

        - Trong truyện, một em bé nông thôn nhờ sự thông minh mà được phong trạng nguyên, được vua xây một dinh thự bên hoàng cung cho em ở để tiện hỏi han. Truyện đã đề cao sự thông minh, mưu trí.

        - Truyện cổ tích này không nhằm phủ nhận kiến thức sách vở nhưng tập trung ca ngợi, đề cao kinh nghiệm đời sống với những câu chuyện trong thực tế: đường cày, bước chân ngựa, con trâu, con chim sẻ, con ốc, con kiến vàng.

  • Mang lại sự hài hước, mua vui

        - Từ câu đố của viên quan, vua và sứ thần nước ngoài đến những lời giải đáp của em bé đều tạo ra các tình huống bất ngờ, thú vị. Nội dung, yêu cầu phần đố và đáp đem lại tiếng cười vui vẻ.

        - Từ dân làng đến vua, quan, các ông trạng, các nhà thông thái,... đều thua tài em bé. Chuyện các em bé thông minh, tài giỏi hơn người lớn bao giờ cũng làm người đọc, người nghe hứng thú, yêu thích.

        - Em bé thông minh, tài trí hơn người nhưng luôn hồn nhiên, ngây thơ trong sự đối đáp.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3