Nhà máy sản xuất linh kiện của Apple

Hiện đối tác lắp ráp của Apple là Foxconn - công ty điện tử Đài Loan có trụ sở tại Thâm Quyến nhưng có nhiều nhà máy rải khắp Trung Quốc, một số ở Ấn Độ.

Theo số liệu khảo sát của New York Times năm 2016, nhà máy tại Trịnh Châu với hơn 350.000 công nhân đang sản xuất lượng iPhone lớn nhất thế giới. Nơi đây được mệnh danh là "thành phố iPhone", mỗi ngày có thể lắp 500.000 máy.

Dù vẫn chủ yếu lắp ráp iPhone tại Trung Quốc, Apple gần đây bắt đầu chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài. Trong số đó, hãng đang có kế hoạch chi một tỷ USD để chuyển một số nhà máy sang Ấn Độ, theo Reuters.

Theo báo cáo, Foxconn đang có những kế hoạch chi tiết tại Ấn Độ, khi chuẩn bị tuyển dụng thêm 6.000 công nhân tại nhà máy Sriperumbur ở bang Tamil Nadu để sản xuất iPhone. Nhà máy này hiện lắp ráp iPhone XR cho Apple.

Một dây chuyền lắp ráp sản phẩm Apple của Foxconn. Ảnh: AP.

Linh kiện cho iPhone được sản xuất khắp nơi trên thế giới. Theo tiết lộ của CEO Apple, Tim Cook, các bộ phận của iPhone được sản xuất tại Ấn Độ, Thái Lan. Riêng ở Mỹ, nhà sản xuất điện tử Corning ở Kentucky và Texas cũng tham gia vào chuỗi cung ứng.

Báo cáo của Investopedia cũng cho thấy, Apple đang liên kết với ít nhất 9 nhà sản xuất, lắp ráp và cung cấp linh kiện cho iPhone, gồm Foxconn, Wistron, Pegatron, Goertek, Luxshare, Qualcomm, Intel, Murata [MRAAY] và Samsung. Các nhà máy của đối tác trải khắp thế giới, như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Cộng hòa Séc, Hàn Quốc, Singapore, Brazil và Philippines.

Theo Fox Business, sự hiện diện của các nhà máy Foxconn tại nhiều khu vực của Trung Quốc đã giúp những nơi này "thay da đổi thịt". Trịnh Châu từng là một thành phố nghèo với hơn 10 triệu dân, nay đã có thêm những con đường mới, nhà cửa khang trang hơn, được xây dựng thêm nhà máy điện...

Nhà máy Foxconn tại Thâm Quyến cũng đang sử dụng hàng trăm nghìn công nhân. Một người đang làm việc trong nhà máy này nói với Business Insider vào năm 2018 rằng, họ nhận được mức lương, thưởng và chế độ đãi ngộ tốt, được nghỉ thứ 7 và chủ nhật.

Tuy vậy, theo WSJ, những khu vực có nhà máy sản xuất iPhone cũng xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực, như ký túc xá quá đông, vệ sinh kém, thực phẩm bẩn... Ngoài ra, điều kiện làm việc không đảm bảo ở một số nhà máy khiến hàng trăm công nhân bị áp lực, thậm chí, hàng chục người đã tự tử. Foxconn và Apple sau đó đã phải thay đổi văn hóa làm việc để giảm các tình trạng trên.

Bảo Lâm

Nhà cung cấp thiết bị điện tử Đài Loan Foxconn đang chuyển nhà máy lắp ráp sản xuất iPad và MacBook của Apple từ Trung Quốc sang Việt Nam. [Nguồn: Somag]

Theo Reuters, Apple đang đa dạng hóa hoạt động sản xuất để giảm thiểu thiệt hại do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gây ra.

Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang khuyến khích các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc và xem xét cấm các công ty Mỹ bán sản phẩm cho các đối tác ở quốc gia mà Mỹ cho là có nguy cơ an ninh quốc gia.

Trước những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, một số nhà sản xuất Đài Loan đã chuyển hoặc đang xem xét chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam, Ấn Độ hoặc Mexico.

Trong một tuyên bố với Reuters, Foxconn cho biết: “Vì vấn đề chính sách của công ty và vì lý do nhạy cảm về mặt thương mại, chúng tôi sẽ không bình luận về bất kỳ khía cạnh nào trong công việc đối với khách hàng hoặc sản phẩm của họ”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Foxconn Liu Young-way từng phát biểu hồi đầu tháng 8 rằng công ty này đang có kế hoạch tạo ra hai chuỗi cung ứng để phục vụ cho cả thị trường Trung Quốc và Mỹ.

Khi việc sản xuất các mặt hàng của Apple ở Việt Nam bắt đầu sẽ đánh dấu lần đầu tiên Foxconn lắp ráp các thiết bị linh kiện từ bên ngoài Trung Quốc.

Ngày 25/11, Foxconn, tên chính thức là Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải, đã công bố khoản đầu tư 270 triệu USD để thành lập một công ty con mới có tên FuKang Technology nhằm giúp mở rộng hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Theo đó, Foxconn sẽ sản xuất các linh kiện máy tính tại Việt Nam, tương tự như việc sản xuất linh kiện TV của công ty Sony Nhật Bản.

[theo Reuters]

Cụ thể, đến nay, Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam; nhiều hãng khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam...

Tuy nhiên, việc thiếu vật liệu sản xuất đẫn đến việc các doanh nghiệp điện tử Việt Nam phải cắt giảm sản lượng. Riêng trong tháng 5 năm nay, sản lượng của nhiều doanh nghiệp điện tử đã giảm 20%.

Hiệp hội Công nghệ hỗ trợ Việt Nam [VASI] đã tiết lộ tại Hội nghị về tình hình sản xuất và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm rằng Apple đã chuyển 11 nhà máy trong chuỗi cung ứng của họ sang Việt Nam.

11 nhà máy trong chuỗi cung ứng của Apple đã chuyển sang Việt Nam

Theo VASI, ngành sản xuất linh kiện điện tử hiện đang gặp phải một số khó khăn như giá nguyên liệu tăng phi mã, chính sách Zero-Covid làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Trung Quốc, xung đột Nga – Ukraine… Thế nhưng Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định đủ để các hãng lớn trên thế giưới chuyển dịch nhà máy và chuỗi sản xuất của họ từ Trung Quốc sang nước ta.

Cụ thể, Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Mặc dù chưa rõ những nhà máy này sẽ lắp ráp những sản phẩm nào nhưng việc này cũng cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, nhiều công ty khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam.

Ngoài Apple, Samsung cũng đang có kế hoạch mở rộng nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh. Đặc biệt, công ty Hàn Quốc đã bắt đầu xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất khu vực Châu Á tại Hà Nội với giá trị lê tới 220 triệu USD. Ngược trở lại những tháng đầu năm Công ty Hansol Electronics Việt Nam, nhà cung cấp linh kiện của Samsung cũng đã nhân được giấy phép đầu tư cho 2 dự án 100 triệu USD.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam vẫn gặp phải một số khó khăn như thiếu vật liệu sản xuất, thiếu lao động có tay nghề, trình độ cao. Chỉ tính riêng trong tháng 5, sản lượng linh kiện điện tử đã giảm 20%.

Thông tin trên đều được Hoàng Hà Mobile tổng hợp. Đừng quên theo dõi Hoàng Hà Mobile để cập nhật các tin tức công nghệ mới nhất nhé!

Tham gia Hoàng Hà Mobile Group để cập nhật những chương trình và ưu đãi sớm nhất

 Xem thêm: Cơ hội mua iPhone 13 series với GIÁ SỐC chưa từng có tại Hoàng Hà Mobile

Cùng Follow kênh Youtube của Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức mới nhất, sinh động nhất nhé!

Theo VASI, tuy gặp nhiều khó khăn do giá nguyên nhiên liệu tăng phi mã, ảnh hưởng lớn từ xung đột Nga - Ukraine, dịch Covid-19, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc làm gián đoạn chuỗi cung ứng... song ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam vẫn có một số lợi thế nhất định, được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng. Đặc biệt, các hãng lớn của thế giới đã và đang dịch chuyển nhà máy, chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang các nước xung quanh.

Thu hút đầu tư nước ngoài cần lưu ý những công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng

Cụ thể, đến nay, Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam; nhiều hãng khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam...

Samsung xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất của tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội, và cũng đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên. Đầu năm nay, Đồng Nai đã cấp giấy phép đầu tư cho 2 dự án 100 triệu USD của nhà cung cấp linh kiện cho Samsung là Công ty Hansol Electronics Việt Nam [Hàn Quốc].

Tuy nhiên, do thiếu vật liệu sản xuất, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã phải cắt giảm sản lượng. Riêng trong tháng 5 năm nay, sản lượng của nhiều doanh nghiệp điện tử đã giảm 20%. Mặt khác, ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành sản xuất linh kiện điện tử nói riêng còn đối mặt với tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề, lao động có trình độ cao.

Từ những khó khăn trên, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam [VASI], Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam [VEIA] cho rằng, để thu hút được những "đại bàng" thế giới, một mặt hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, nhà nước phải có vườn ươm hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt để họ đủ năng lực tiếp nhận công nghệ, dần dần từng bước sẽ làm chủ công nghệ để có năng lực cạnh tranh, giữ được thị trường trong nước. Nếu doanh nghiệp không đủ mạnh thì không thể bảo vệ "nguồn tài nguyên mềm" là thị trường của mình.

Thế nên, mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài trong giai đoạn này phải có chọn lọc công nghệ thượng nguồn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao với những công nghệ đã có sẵn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. Thứ hai, đưa công nghệ vào Việt Nam phải là công nghệ không tiêu thụ nhiều năng lượng không tái tạo, gây hại môi trường. Ngoài ra, cần có những điều kiện chẳng hạn, với một nhà đầu tư lớn, đầu chuỗi cung ứng phải có yêu cầu phát triển bao nhiêu nhà cung ứng là doanh nghiệp Việt trong chuỗi trong thời gian 5 năm đầu, 5 năm kế tiếp...

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề