Nhà báo đức hiển là ai

Trong đơn, ông Hiển cho biết trong hơn 24 năm công tác trong lĩnh vực báo chí, ông luôn nỗ lực đóng góp cho sự hoàn thiện pháp luật, đấu tranh cho những số phận oan sai, phản ánh bức xúc của người dân... 

Tuy nhiên suốt 4 tháng qua, những giá trị mà ông nỗ lực xây dựng đã bị xâm hại nghiêm trọng bởi những đoạn livestream của bà Nguyễn Phương Hằng. Ông Hiển khẳng định những nội dung bà Hằng nói về ông hoàn toàn là bịa đặt, vu khống.

Theo ông Hiển, bà Hằng đã có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vu khống, làm nhục ông cũng như báo Pháp Luật TP.HCM - cơ quan mà ông làm việc, Hội Nhà báo Việt Nam.

Sự việc bắt đầu kể từ khi ông trả lời phỏng vấn với báo điện tử Đài Tiếng Nói Việt Nam [VOV] về các phát ngôn thiếu chuẩn mực của bà Hằng trên các nền tảng mạng xã hội với chủ đề "Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng". 

Ông Hiển cho rằng nội dung chính của bài phỏng vấn là quan điểm, nhận định pháp lý của cá nhân ông đối với hành vi của bà Hằng, phù hợp với các quy phạm pháp luật dựa trên góc độ nghiên cứu, trao đổi học thuật và quy định của pháp luật báo chí.

Nhưng bà Hằng đã cho rằng bài phỏng vấn trên của ông thể hiện sự công kích, gán ghép, quy buộc cho bà phải đi tù. Từ đó, bà Hằng sử dụng các ngôn từ nhục mạ, bịa đặt, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông và vợ ông. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông và gia đình, kéo theo nhiều hệ lụy đặc biệt nghiêm trọng. 

Bà Hằng đã nhắm vào tính tò mò, sự bất bình về lòng tin của dư luận để tạo ra sự chấn động tiêu cực trong cộng đồng, khai thác các giá trị mạng xã hội để phục vụ cho lợi ích của cá nhân mà cố ý bỏ mặc các tác động tiêu cực của nó mang lại, như các lời lẽ thô tục, thiếu đạo đức, đi ngược với giá trị xã hội, thóa mạ, vu khống người khác, gây hoang mang trong dư luận, gây chiến tranh tâm lý chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, kích động người khác. 

Thậm chí còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

"Tôi là nhà báo, là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, là phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM. Việc bà Hằng xúc phạm, vu khống cá nhân tôi và các hoạt động nghề nghiệp của tôi đã trực tiếp gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường và uy tín của các tổ chức mà tôi là thành viên.

Nhiều tin nhắn, bình luận của người đọc, người xem dưới các bài viết và đoạn phim của bà Hằng đã thể hiện sự công kích, tiêu cực khi xỉ vả tôi, cơ quan báo chí và các nhà báo, chính quyền... trong thời gian dài" - ông Hiển viết.

Ông Hiển cho rằng hành vi của bà Hằng đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông, thỏa mãn dấu hiệu tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Từ đó, ông Hiển đề nghị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhằm điều tra hành vi phạm tội, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. 

TUYẾT MAI

Ngày 18/11, TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã thụ lý vụ tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Phương Hằng [Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam] và bị đơn là ông Nguyễn Đức Hiển [Phó Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM].

Bà Nguyễn Phương Hằng yêu cầu tòa án buộc ông Nguyễn Đức Hiển xin lỗi và đăng xin lỗi bà trên báo Pháp Luật TP.HCM; buộc ông Hiển yêu cầu Đài Tiếng nói Việt Nam [VOV] rút bài viết "Không thể để bà Nguyễn Phương Hằng cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng".

Bà Nguyễn Phương Hằng trong một buổi livestream.

Trả lời VTC News về việc này, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, khởi kiện là quyền của mọi công dân khi thấy mình bị xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp.

Ông Hiển cũng khẳng định, nội dung trả lời phỏng vấn cho Báo Điện tử VOV mà bà Hằng cho rằng đã xâm hại đến quyền lợi ích hợp pháp của mình về hình thức là không sai, không vi phạm quy định của pháp luật về phát ngôn, phỏng vấn trên báo chí.

Ông cho rằng, về nội dung thực chất chỉ là những đánh giá đơn thuần về pháp lý của một người có chuyên môn về pháp luật, thể hiện quan điểm khoa học của mình đối với hành vi của một đối tượng thực hiện trong cuộc sống có dấu hiệu tội phạm.

Theo khoa học pháp lý, đối với các nhận định tương tự như trên của ông được gọi là “Định tội danh không chính thức”, tức là dựa trên cơ sở tính chất, dấu hiệu tội phạm có thỏa mãn, có khả năng bị điều tra, truy tố hay không.

Điều này hoàn toàn khác biệt với “Định tội danh chính thức” - sự đánh giá chính thức từ Nhà nước về tính chất pháp lý hình sự về một hành vi phạm tội cụ thể do các Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện.

Ông Nguyễn Đức Hiển.

Ông Hiển cũng cho biết, sẽ không gửi yêu cầu phản tố do đang tố giác tội phạm, yêu cầu khởi tố với hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng làm nhục, vu khống, lợi dụng quyền tự do dân chủ để xúc phạm danh dự, nhân phẩm mình tại Công an tỉnh Bình Dương. Hành vi vi phạm pháp luật của bà Hằng phải được xử lý đúng quy định của pháp luật hình sự mà không phải được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự.

Về nguyên tắc, việc xác định hành vi có dấu hiệu tội phạm sẽ được ưu tiên hơn việc giải quyết yêu cầu về dân sự, do vậy Tòa án cần chờ kết quả giải quyết của Công an tỉnh Bình Dương trước khi giải quyết vụ việc dân sự của bà Hằng.

"Việc bà Hằng khởi kiện dân sự đối với tôi tại TAND TP Thủ Dầu Một là cách lái sự việc sang hướng dân sự để chuyển hướng cách giải quyết của các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng suy nghĩ này là ngây thơ, thiếu hiểu biết về pháp luật, tất nhiên chứa đựng cả sự hàm hồ là kiểu cách đặc trưng mà bà Hằng thể hiện trên mạng xã hội trong thời gian dài vừa qua.

Mỗi cá nhân khi tồn tại trong xã hội đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật và pháp luật luôn đủ rộng để giải quyết đúng đắn các quan hệ phát sinh", ông Hiển nói.

Hôm nay [18/11], ông Nguyễn Đức Hiển cũng đã làm đơn gửi TAND TP Thủ Dầu Một đề nghị Tòa ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thụ lý số 212/2021/TLST-DS ngày 26/10/2021 để chờ kết quả giải quyết việc ông tố giác, yêu cầu khởi tố bà Nguyễn Phương Hằng từ Công an tỉnh Bình Dương. 

Thế Quang

Ông Nguyễn Đức Hiển đề nghị khởi tố bà Nguyễn Phương Hằng [CEO Công ty cổ phần Đại Nam] về hành vi làm nhục người khác, vu khống, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Trong đơn, ông Hiển cho biết, sự việc bắt đầu kể từ khi ông trả lời phỏng vấn Báo điện tử Đài Tiếng Nói Việt Nam [VOV], về các phát ngôn thiếu chuẩn mực của bà Hằng trên các nền tảng mạng xã hội với chủ đề "không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng".

Phó Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển.

Nội dung chính của bài phỏng vấn là quan điểm, nhận định pháp lý của cá nhân ông đối với các phát ngôn trong các buổi phát sóng trực tiếp của bà Hằng mà ông đã trực tiếp theo dõi trước đó.

Trong bài phỏng vấn nêu trên ông có nêu một số nhận định, đánh giá đơn thuần về pháp lý của một người có chuyên môn về pháp luật, thể hiện quan điểm khoa học của mình đối với hành vi diễn ra trong cuộc sống có dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Ông Hiển cho rằng nội dung phát ngôn của ông là đúng pháp luật, phù hợp với các quy phạm pháp luật dựa trên góc độ nghiên cứu, trao đổi học thuật và quy định của pháp luật báo chí.

Nhưng bà Nguyễn Phương Hằng cho rằng bài phỏng vấn trên của ông thể hiện sự công kích, gán ghép, quy buộc cho bà phải đi tù. Từ đó, bà Hằng sử dụng các ngôn từ nhục mạ, bịa đặt, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông và vợ ông. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông và gia đình, kéo theo nhiều hệ lụy đặc biệt nghiêm trọng. 

Bà Hằng đã sử dụng ngôn từ thô tục, vô văn hóa, thiếu chuẩn mực đạo đức, nguyên văn là: "Nhà báo hai mặt", "thằng nhà báo Đức Hiển", "nhà báo nói láo", "thằng Hiển là phản động"; vu khống ông có mối quan hệ câu kết, là đồng bọn với ông Võ Hoàng Yên, nghệ sĩ Hoài Linh, Thái Văn Đường, ăn chặn tiền từ thiện, nhận 20-30 tỷ đồng của ông Trần Quý Thanh nhằm mục đích tìm mọi cách, mọi giá phải để bà Nguyễn Phương Hằng đi tù…

Sau khi các phát ngôn của bà Hằng được phát sóng, ông thường xuyên nhận được các lời chửi bới, đe dọa, khủng bố tinh thần từ những người xem bà Hằng là thần tượng, khiến ông và gia đình rất mệt mỏi, tinh thần sa sút, luôn trong trạng thái căng thẳng, cuộc sống bị đảo lộn.

"Tôi là nhà báo, là Hội viên Hội nhà báo Việt Nam, là Phó Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM. Việc bà Hằng xúc phạm, vu khống cá nhân tôi và các hoạt động nghề nghiệp của tôi đã trực tiếp gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường và uy tín của các tổ chức mà tôi là thành viên", ông Hiển nêu.

Từ đó, ông Hiển đề nghị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương xem xét khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhằm điều tra bà Nguyễn Phương Hằng về các tội làm nhục người khác, vu khống, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Về phần dân sự, ông Hiển yêu cầu được bồi thường về tổn thất tinh thần theo quy định của Bộ luật Dân sự, buộc bà Hằng phải xin lỗi, cải chính công khai đối với những nội dung bà Hằng vu khống, làm nhục, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của ông.

Thế Quang

Video liên quan

Chủ Đề